Đặc điểm về dòng thơ, câu thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 55)

VI. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.Đặc điểm về dòng thơ, câu thơ

Sự phân chia ra dòng thơ là đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ. Dòng thơ là đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập trong tổ chức hình thức của một tác phẩm thơ. Trong các thể thơ cách luật dòng thơ được quy định chặt chẽ về số tiếng, về câu, vần cách ngắt nhịp, về quan hệ với những dòng thơ khác ở trước hay sau nó. Thường thì số âm tiết của dòng thơ phải bằng nhau (bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, sáu – tám chữ,...). Như thế giữa dòng trên và dòng dưới sẽ có sự cân xứng

Bom dập liên hồi Lỗ tai máu chảy Xông lên vá đường Mặc cho áo cháy

(Ngãng thân yêu)

Ơ hay núi cứ ba hòn nhỉ Cứ kết liền nhau đến lạ kỳ

Đã có Tam Thanh còn Tam Điệp Đã xanh Tam Đảo lại Ba Vì

(Thắng giặc, lên núi Ba Vì)

Độ dài thông thường của các dòng thơ phụ thuộc vào đặc điểm của tửng ngôn ngữ để cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận. Nói chung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật số dòng thơ không nhiều lắm, nhiều nhất là khoảng từ 4 đến 30 dòng trong một bài thơ

Trên 10 dòng: 14 bài (24,6%) Trên 20 dòng: 15 bài (26,3%) Trên 30 dòng: 7 bài (12,3%) Trên 40 dòng: 6 bài (10,5%) Trên 50 dòng: 4 bài (7,01%) Trên 100 dòng: 1 bài (1,8%)

Trong thơ ông có khi một dòng thơ là một câu thơ hoàn chỉnh, diễn tả một ý trọn vẹn

Mía ngọt dần lên ngọn Gió heo may chớm sang Trái hồng vừa trắng cát Vườn cam cũng hoe vàng

(Mùa cam trên đất Nghệ)

Cây nhựa trắng là cây si cây sữa Nhựa vàng cây dọc, nhựa đỏ cây nò Cây nứa mọc đứng, cây giang mọc bò Cây tầm gửi mọc ngồi đỏng đảnh Cây lim uy nghi, sa – nhân mỏng mảnh Dạ - hương của đêm, mắc cỡ của ngày

(Đi trong rừng)

Ở trường hợp khác 6, 7 dòng mới chuyển tải một ý trọn vẹn

- Đồng chí coi kho ơi Đừng nói nữa bởi vì tôi

Ôm đồng chí đã khôn cầm nước mắt Mười năm sống xa phố, xa làng Tám năm sống trong núi trong hang Tất cả riêng chung...

Dành cho miền Nam tất cả...

Lại có trường hợp câu thơ có sự vắt dòng, ý trên tràn xuống dòng dưới

Sẽ đến lúc ta trở thành cụ già

Nhưng tới đó hãy hay, giờ vẫn còn trẻ chán Bắt chước cụ già không khó lắm

Cụ già bắt chước mình mới khó làm sao

(Khúc hát thanh xuân)

Đặc biệt ở một số trường hợp dòng thơ có hai câu nằm trong một dòng

Thành phố trở thành của tôi. Này sóng sông Lam

Tôi đã xa. Em chẳng còn ở đó

(Gửi về Vinh thành phố dọc đường)

Trong thơ Phạm Tiến Duật ở những bài thơ có số lượng dòng thơ, câu thơ tương đối nhiều trong một bài nhưng khi đọc lên không đem lại cảm giác thừa thãi, không làm bài thơ trở nên rối rắm, khó hiểu. Ngược lại các dòng thơ liên tiếp trùng điệp nhưng vẫn đảm bảo nhạc điệu, vần điệu, diễn tả được nhiều sự kiện, nhiều cảm xúc đang dồn nén...

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 55)