Phép so sánh

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 63)

VI. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Phép so sánh

So sánh (còn gọi là tỉ dụ hoặc ví von) “là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự việc khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó có thể gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [18; tr 196].

Trong thơ ca Việt Nam, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng khá phổ biến. Biện pháp tu từ này trong thơ Phạm Tiến Duật cũng xuất hiện rất nhiều. Qua khảo sát tôi thấy có 34 bài thơ có hình thức so sánh (59,6%).

2.4.1.1. Về cấu trúc so sánh

a. So sánh đầy đủ

Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố: Mặt tươi như hoa

1 2 3 4 Yếu tố 1: cái so sánh Yếu tố 2: Cơ sở so sánh

Yếu tố 3: cái được so sánh (yếu tố thể hiện quan hệ so sánh) Yếu tố 4: chuẩn so sánh

Đây là cấu trúc so sánh xuất hiện khá nhiều trong thơ Phạm Tiến Duật . - Người ta bảo đời người như vỏ quýt

- Mắt ông già lấp lánh như gương

- Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng

(Ông già thuốc Bắc)

Biển đẹp đó như em ta đấy

(Ra đảo)

- Quả cà chua như trái đèn lồng nhỏ xíu - Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

So sánh đầy đủ mang lại cho người đọc một cái nhìn trọn vẹn về sự vật, hiện tượng hay đối tượng được so sánh. Những đối tượng được so sánh trong thơ thường mang đầy đủ những đặc điểm, tính chất, tính cách trong khi so sánh.

b. So sánh không đầy đủ

So sánh không đầy đủ hay còn gọi là so sánh chìm. Trong thơ Phạm Tiến Duật so sánh chìm xuất hiện trong những dạng sau:

- So sánh “như B”: Nghĩa là vắng yếu tố A (cái so sánh)

Như đàn con trẻ chơi u chơi âm Đứa này nối hơi đứa khác

(Lửa đèn – II.Tắt lửa)

Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn

(Trường Sơn đông Trường Sơn tây)

Như thuở ấy chiến trường Cùng bạn bè anh hát

(Nhớ đồng ca hát đồng ca) - So sánh vắng yếu tố thứ 2 : A – từ so sánh - B

Tiếng ve như kéo mật Dáng em ngồi trước mặt

(Người ơi người ở)

Tiếng vượn như cây, cành cao chót vót Tưởng trèo lên nhìn thấu nước Lào xưa

(Ngủ ở Ăng – Khăm nghe tiếng vượn)

Nhà như lá đa đậu lưng chừng núi Sông suối từ đâu rơi xuống chân đèo

(Đèo ngang)

So sánh chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn là so sánh đầy đủ. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được

những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó mà người đọc nhận ra được đặc điểm của những đối tượng miêu tả.

2.4.1.2. Nội dung so sánh

- So sánh giữa nội dung (sự vật, hiện tượng) cụ thể với nội dung (sự vật, hiện tượng) cụ thể.

Cam xã Đoài mọng nước Giọt vàng như mật ong

(Mùa cam trên đất Nghệ)

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

(Lửa đèn – I.Đèn) - So sánh giữa nội dung cụ thể với nội dung trừu tượng

Những con đường như tình yêu mới mẻ

(Gửi em, cô thanh niên xung phong)

Anh lặng người như trôi trong tiếng ru

(Gửi em, cô thanh niên xung phong)

Tiếng vượn hú đã dài như muôn đời vẫn thế

(Ngủ ở Ăng – Khăm nghe tiếng vượn) - So sánh giữa nội dung trừu tượng với nội dung cụ thể

Tiếng hát chòng chành như võng đung đưa

(Nghe em hát trong rừng)

Người ta bảo đời người như vỏ quýt

(Ông già thuốc Bắc) - So sánh giữa nội dung trừu tượng với nội dung trừu tượng

Thời gian trôi như không chờ không đợi

(Em ơi, sắp một năm tròn)

Trong so sánh truyền thống, quan hệ ngữ nghĩa giữa vế được so sánh (A) và vế so sánh (B) là quan hệ giữa một cái trừu tượng với một cái cụ thể

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng - Thân em như dải lụa đào

- Tình ta như lửa mới nhen

(Ca dao)

Đến thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung, thơ Phạm Tiến Duật nói riêng mối quan hệ ngữ nghĩa này đã được nhà thơ khai thác ở tất cả những khả năng lí tưởng nhất của nó. Phạm Tiến Duật đã sử dụng so sánh ở nhiều nội dung khác nhau làm cho các so sánh rất hay, rất đẹp và có nhiều trường hợp so sánh rất thú vị, nhiều đối tượng tưởng chừng như rất xa nhau , người đọc không hình dung nổi thì nó lại được đứng cạnh nhau trong một phạm vi làm cho so sánh đầy chất sáng tạo.

2.4.1.3. Phạm vi so sánh

So sánh được thực hiện trong một câu

Thời gian trôi như không chờ không đợi

(Em ơi, sắp một năm tròn)

Tiếng ve như kéo mật

(Người ơi, người ở)

Sông Đà chảy như tượng hình sự sống

(Tình yêu nơi sông Đà)

Nhiều trường hợp khác nhà thơ lại đặt sự so sánh giữa một câu là vế A với câu khác là vế B

Tiểu đoàn bộ binh nghỉ trên bãi khách Như trên sông, thuyền võng chòng chành

(Chia ra nhập lại)

Đến chào anh sáng mai em đi

Như ngày nào chào bà con hàng xóm

(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)

Đó là những kiểu so sánh đơn (A như B trong đó B là phần so sánh chỉ có một yếu tố), thường được thể hiện trong thơ Phạm Tiến Duật.

So sánh tu từ không ngừng giúp cho chúng ta có những nhận biết mới về đối tượng mà còn giúp ta ngày càng phát hiện và khám phá ra được những khía cạnh mới, những chiều sâu ngữ nghĩa trong bản thân các từ dùng để biểu đạt các sự vật hiện tượng của thực tế khách quan. Nhà thơ Paut từng nói “sức mạnh của so sánh là ở nhận thức”. Nhận thức ở đây còn được hiểu là những hiểu biết mới, những cách nhìn nhận mới về sự vật, hiện tượng thông qua các thao tác liên tưởng, đối chiếu giữa vế A và vế B. Bởi thế cũng là so sánh nhưng mỗi nhà thơ lại có cách biểu hiện, khai thác khác nhau.

So sánh trong thơ Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ, thú vị. Người đọc không khỏi ngạc nhiên, thích thú trước những so sánh với những liên tưởng độc đáo của ông.

Trái nhót như bóng đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như trái đèn lồng nhỏ xíu Thắp: mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương...

(Lửa đèn – I.Đèn)

Em bỗng đến như dòng sông đầy nước Trong nhà hầm hun hút đầy khói thuốc Tiếng hát chòng chành như võng đung đưa

(Thắng giặc, lên núi Ba Vì)

Đặc biệt trong thơ Phạm Tiến Duật không chỉ so sánh hai đối tượng ngang bằng mà có một số trường hợp so sánh hơn

Còn tượng nào hơn, dáng người, dáng núi Dáng cây cầu ngẩn ngơ chờ đợi

(Chào những đạo quân tuyên truyền chào những đạo quân nghệ thuật)

Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây Trời sắp mưa khói trắng hơn mây

(Cái cầu)

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa

Mẹ bảo cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi: cái cầu của cha

“Bằng, hơn” là các từ so sánh trong các so sánh tương đối nhưng trong nhiều trường hợp với cách sử dụng đầy sáng tạo Phạm Tiến Duật đã làm cho ngữ nghĩa của nó chuyển sang phép so sánh tuyệt đối. điều này rất phù hợp với cảm hứng ngợi ca xuyên suốt trong thơ ông.

Như vậy, ở thơ Phạm Tiến Duật chính phép so sánh tu từ là hình thức góp phần miêu tả sinh động và có khả năng khắc họa hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhờ những so sánh sáng tạo từ những mối liên hệ mới mẻ giữa hai đối tượng vốn không có gì liên quan đến nhau đã làm cho lời thơ, hình ảnh thơ, nội dung thơ thêm rõ ràng, sinh động, diễn đạt được một sắc thái biểu hiện cảm xúc theo ý mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w