Bài số 1
1. Nêu định nghĩa rượu bậc hai . Viết công thức cấu tạo và gọi tên các bậc rượu hai có công thức phân tử C5H12O. Đun nóng hỗn hợp các rượu đó với H2SO4 đặc ở 1800 C; Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên các sản phẩm chính?
2. Hợp chất A có công thức phân tử C2D6O (D là đơteri). A tác dụng với natri giải phóng một chất khí. Hãy xác định cấu tạo của A và viết sơ đồ điều chế nó, xuất phát từ các chất vô cơ cần thiết .
3. C6H5OH và C6H5CH2OH có phải là đồng đẳng của nhau hay không ? Tại sao ? Nếu cho hai chất đó ở dạng những dung dịch rất loãng trong nước, làm thế nào để phân biệt chúng?
Bài số 2
1. Một axit A mạch hở , không phân nhánh có công thức (C3H5O2)n .
a. Xác định n và viết công thức cấu tạo của A.
b. Từ một chất B có công thức phân tử CXHYBrz , chọn x , y , z thích hợp để từ B điều chế được A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (các chất vô cơ, điều kiện cần thiết coi như có đủ) .
2. Có 5 lọ bị mất nhãn đựng 5 chất lỏng riêng biệt là : rượu n - propylic, rượu iso-
propylic, glyxerin, anđêhit axetic, đietyl ete. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất lỏng trên và viết phương trình phản ứng minh hoạ ?
3. Một rượu no đa chức D xác định điều chế từ propan. Khi đốt cháy 1 mol rượu này cần vừa đủ 2.5 mol oxi
a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên D?
b. Viết phương trình phản ứng điều chế rượu này từ propan?
Bài số 3
Cho a gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 952 ml H2 . Mặt khác cho 2a gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy còn lại 3,52 gam kim loại không tan. Cho 3a gam hỗn hợp A tác dụng với 400 ml dung dịch HNO3 1,3 M thấy giải phóng V ml khí NO duy nhất và được dung dịch D. Lượng axit dư trong dung dịch D hoà tan vừa hết 1 gam CaCO3. Tính số gam của mỗi kim loại trong a gam hỗn hợp A và tính V. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài số 4
Ôxi hoá m gam rượu đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao được anđehit B. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng được chia làm ba phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với Na (dư) thu được 5,6 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
Phần 2 cho tác dụng với AgNO3 trong NH3(dư) được 64,8 gam Ag.
Phần 3 đem đốt cháy hoan toàn bằng ôxi được 33,6 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 27 gam H2O.
1. Tính hiệu suất phản ứng ôxi hoá rượu thành anđêhyt B
2. Xác định công thức cấu tạo của rượu A và anđêhyt B.
Bài luyện tập số 8
Trả lời các câu hỏi sau
1. Nêu dặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại ? Từ đó dẫn đến tính chất hoá học đặc trưng của kim loại ? Viết 3 loại phương trình để minh hoạ?
2. Trình bày tính chất hoá học của KLK ? KLKT ? Al ? Fe ?
3. Nêu và giải thích các tính chất vật lý của kim loại.
4. Trong số các kim loại thì kim loại nào dẫn điện tót nhất? Dẫn nhiệt tốt nhất? Tính dẻo lớn nhất? Nhiệt độ nóng chảy cao và thấp nhất ?
5. Hợp kim là gì?
6. Hợp kim có tính chất gì?
Bài số 59
Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi:
1. Cho thanh Cu vào dung dịch AgNO3.
2. Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
3. Cho Na và dung dịch KCl, CuSO4, MgCl2, NH4Cl, AlCl3 .
4. Đốt cháy Cu trong không khí .
Bài số 60(CĐSPHP/98)
Cho 3 mảnh kim loại Al, Fe, Cu vào 3 cốc đựng dung dịch axit nitric có nồng độ khác nhau và thấy :
- Cốc có Al : Không có khí thoát ra, nhưng nếu lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH thấy có mùi khai bay ra .
- Cốc có Fe : Có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí .
- Cốc có Cu : Có khí màu nâu bay ra . Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Bài số 61(NT/99)
Hoàn thành các phương trình phản ứng:
a. K + dung dịch NaOH
b. Ba + dung dich Na2SO4
c. Na + dung dịch ZnCl2
d. Cu + dung dich FeCl3
e. Zn + dung dich Ni(NO3)2
Bài số 62(NT/99)
M là hợp chất hoá học gồm Al và Cu (trong tinh thể hợp kim) có chứa 12,3% Al về khối lượng.
1. Tìm công thức của M .
2. Hoà tan M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2 muối A và B. Tách riêng A, B rồi cho tác dụng với dung dịch NH3 dư thì A tạo kết tủa A1, B tạo dung dịch B1. Cho A1, B1 tác dụng với dung dịch NaOH đặc thì A1 tạo dung dịch A2 , B1 tạo kết tủa B2. Cho A2, B2 tác dụng với HNO3 thì lại tạo ra A, B ban đầu . Viết các phương trình phản ứng ?
Bài số 63(ĐHA/05)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B1 gồm Al, Fe, Cu ngoài không khí thu được hỗn hợp B2 gồm 3 oxit. Cho toàn bộ hỗn hợp B2 tác dụng hoàn toàn dung dịch H2SO4 . Viết các phương trình phản ứng ?
Bài số 64 (ĐHA/05)
Hỗn hợp E1 gồm Fe và kim loại R có hoá trị không đổi . Trộn đều và chia 22,95 gam hỗn hợp E1 thành 3 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl dư thu được 3,696 lít khí H2 . Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO.
1. Xác định tên của R . Biết các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
2. Cho phần 3 vào dung dịch Cu(NO3)2, lắc kỹ để Cu(NO3)2 phản ứng hết, thu được chất rắn E2 có khối lượng 9,76 gam. Tính CM của dung dịch Cu(NO3)2 .
Bài số 65(BK/01)
Một hỗn hợp A gồm Ba và Al .
Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B và phần không tan C.
Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí . (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A
Bài số 66(T.Lơi/98)
Cho 4,5 gam hợp kim A gồm 2 kim loại Mg và Al . Chia thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1 : Hoà tan bằng H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 1,568 lít khí H2.
Phần 2 : Tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO duy nhất và các chất khác nhau.
Phần 3 : Cho vào dung dịch CuSO4 dư. Lượng chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 0,5M thì thu được chất rắn B.
1. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
2. Tính thể tích khí NO.
3. Tính khối lượng chất rắn B.
(Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)