n, CM, C%, %m
Bài số 1 :
Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho các Ôxit sau tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung duịch Ba(OH)2, CO2, COP/t0, H2O, CaO, H2/t0.
Các Ôxit : SO2, CaO, MgO, CO2, Fe3O4, Al2O3, CuO
Bài số 2 :
Cho một luồng H2 dư đi lần lượt qua các ống đốt nóng mắc nối tiếp, mỗi ống chứa một chất : CaO, CuO, Al2O3, Fe2O3, Na2O.
Sau đó lấy sản phẩm trong mỗi ống cho tác dụng với CO2, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. Viết phương trình phản ứng.
Bài số 3 :
Cho các chất sau đây, chất nào có thể tác dụng với dung dịch NaOH : CO2; Al2O3; CO; Al; Ba(NO3)2; MgCl2; HCl; CuO; CuSO4; Zn; Zn(OH)2. viết các phương trình phản ứng.
Bài số 4 (ĐHA/02) :
Viết phương trình phản ứng khi cho hỗn hợp (BaO, FeO, Al2O3) vào H2O dư thu được dung dịch D và phần không tan B. Cho chất B tác dụng CO dư A thu được chất rắn E. E tan trong NaOH dư một phần, phần còn lại chất rắn G.
Bài số 5 :
Nêu hiện tượng khi :
1. Cho CuO tác dụng với CO/t0.
2. CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong tới dư.
3. Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH.
Bài số 6 :
1. Nêu cách phân biệt CaO, Na2O, MgO, P2O5 đều là chất bột trắng.
2. Có 8 Ôxit ở dạng bột gồm : Na2O, CaO, Ag2O3, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO và CaO. Bằng các phản ứng đặc trưng nào có thể phân biệt các chất đó ?
Bài số 7 (T.Mai/97)
Chỉ dùng HCl và H2O, hãy phân biệt các chất sau đây đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn : Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO.
Bài số 8 (ĐHT.Lợi/97)
Đem đốt bột sắt trong không khí thu được hợp chất A. Hoà tan A trong Axit Clohyđric dư thu được dung dịch B. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B rồi đun trong không khí cho phản ứng thực hiện hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi. Hãy viết phương trình phản ứng đã xẩy ra ?
Bài số 9 (CĐ/01)
Hỗn hợp 3 Ôxit Al2O3, MgO, Fe2O3 nặng 30 gam. Nếu hoà tan hỗn hợp bằng H2SO4 49% cần dùng hết 1,58 gam dung dịch axit. Nếu hoà tan hỗn hợp bằng NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH phản ứng là 200ml. Tìm phần trăm khối lượng mỗi axit ?
Bài số 10 (T.Mai/98)
Ống chứa 4,72 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 được đốt nóng rồi cho dòng H2 đi qua đến dư. Sau phản ứng trong ống còn lại 3,92 gam Fe. Nếu cho 4,72 gam hỗn hợp đầu vào dung dịch CuSO4 lắc kỹ và để phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân nặng 4,96 gam. Tính lượng từng chất trong hỗn hợp ?
Bài số 11 :
32 gam CuO và Fe2O3 tan hết trong 500 ml HNO3. Sau phản ứng trung hoà axit dư bằng 50 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4% rồi cô cạn dung dịch nhận được 88,8 gam muối khô. Tìm phần trăm mỗi Ôxit ban đầu ? Tính CM axit HNO3
Bài số 12 (ĐHSPII/00) :
Hoà tan hoàn toàn 24 gam một hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3 và MgO phải dùng vừa đủ 450 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác, nếu đốt nóng 24 gam hỗn hợp A và cho một luồng khí CO đi qua để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 20 gam chất rắn và khí D. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A
Bài luyện tập số 2