Trả lời các câu hỏi sau
1. Định nghĩa số ôxi hoá? Nêu cách tính số oxi hoá ? Ví dụ ?
2. Định nghĩa phản ứng ôxi hoá khử ? Chất ôxi hoá ? Chất khử ? Sự ôxi hoá ? Sự khử ? Cho ví dụ?
3. Nêu điều kiện để xảy ra phản ứng ôxi hoá khử (áp dụng cho các phản ứng của kim loại) ? Cho ví dụ ?
4. Nêu vai trò chính và tác dụng của nó với các chất khác trong các phản ứng của các chất sau :
HNO3; H2SO4 đặc; KMnO4; O2 ; Cl2 ; dung dịch Br2 ; Muối Nitrat.
Kim loại; H2 (CO; C; Al)
Cho ví dụ minh hoạ?
Bài số 39
Viết phương trình phản ứng của:
1. Cl2 với H2O; dung dịch NaOH; Fe; Cu; FeCl2
2. HNO3 với Mg (tạo NO2); FeS (tạo N2O); Cu2S (tạo NO) ; Al (tạo NH4NO3); S (tạo NO2); C (tạo NO)
3. HCl với dung dịch KMnO4; MnO2
4. SO2 với dung dịch KMnO4; dung dịch Br2; dung dịch Fe2(SO4)3; H2S
5. Dung dịch KMnO4 với SO2; NO2; FeSO4 /H2SO4.
Bài số 40(T.Long/00)
Dung dịch A có FeSO4 và Fe2(SO4)3
1. Cho 1 giọt dung dịch NaOH loãng vào 1 ml dung dịch A thấy có kết tủa nâu.
2. Cho 2 giọt dung dịch KMnO4 và 2 giọt dung dich H2SO4 vào 1 ml dung dịch A thấy màu tím của dung dịch KMnO4 bị mất .
3. Cho SO2 lội chậm qua 10 ml dung dịch A, sau đó thêm NaOH cho đến dư thấy có kết tủa màu xanh rêu. Lắc mạnh hỗn hợp trong không khí thấy có kết tủa nâu.
Gíải thích và viết phương trình phản ứng ?
Bài số 41(BCVT/00)
Hoà tan Cu2S trong H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A và khí B. Khí B làm mất màu dung dịch Br2 . Cho NH3 tác dụng với dung dịch A tới dư. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra ?
Bài số 42(CĐGTVT/00)
Hoà tan hỗn hợp Cu và FexOY vào dung dịch HNO3 thu được khí A và khí NO. Nếu cho dung dịch A tác dụng dung dịch NH3 dư, thu được kết tủa B. Nếu cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ?
Bài số 43(TCKT/00)
Hoà tan hỗn hợp FeCO3 và Fe3O4 trong dung dịch HNO3 khi đung nóng thu được khí A và dung dịch khí B. Khí A hoá nâu trong không khí và có khả năng làm đục nước vôi trong. Dung dịch B tác dụng với NH3 dư cho kết tủa khi nung nóng ở nhiệt độ cao tạo ra chất bột màu nâu đỏ . Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử ion.
Bài số 44(SPHN II/00)
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch Br2, Cu tác dụng với các dung dịch FeSO4 , FeBr2 , FeCl3 .
Bài số 45(Luât/00)
Cho biết các chất và ion sau đây có tính ôxi hoá hay khử : Al; Fe2+; Ag+; Cl-; SO32-. Cho các ví dụ minh họa ?
Bài số 46(CĐSPKTI/00)
Cho biết các chất và ion sau dây có tính oxi hoá hay khử : Zn; Fe2+; Ca2+; Cl2; SO2; Fe3+; Cl-. Cho các ví dụ minh hoạ?
Ghi nhớ :
Trong phản ứng ôxi hoá khử có đồng thời các quá trình cho, nhận Một chất làm tăng ôxi ⇒ Nhường e
Một chất giảm ôxi ⇒ Nhận e
Số e cho hoặc nhận bằng số ôxi hoá lớn chia số ôxi hoá nhỏ Ví dụ : Dung dịch NH3 dư sẽ tạo phức với Cu2+; Zn2+; Ag+.