Cách viết phản ứng trao đổi và Phương trình ion

Một phần của tài liệu 24 Chủ đề luyện tập ôn thi Đại học môn Hóa (Trang 30 - 31)

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Định nghĩa : Axit , bazơ , chất lưỡng tính , chất trung tính theo Brosted (hay theo thuyết điện ly).

2. Cho biết các chất và ion sau có tính axit , bazơ , lưỡng tính hay trung tính

 HCl; H2SO4 ; NH4+; AL3+ ; HSO4- ;CO2 . RCOOH , RNH3+ ...

 NaOH ; Cu(OH)2 ; CO23 ; S2 ; AlO2 ; CH3COO ; C6H5O ; CuO ; RNH2 ...

 HCO3 ; HS ; Al(OH)3 ; Zn(OH)2 ...

 Na+ : K+ : Cl - : NO3 ...

3. Định nghĩa phản ứng trao đổi ? Nêu điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ? Cho ví dụ ? Nêu cách viết phương trình ion?

4. Cách hoàn thành một phương trình phản ứng.

5. PH của dung dịch là gì ? Nêu giá trị của PH trong các dung dịch có môi trường trung tính, bazơ, axit. Cách tính PH của dung dịch.

Bài số 22

1. (YHP/99) Hãy dự đoán các dung dịch cho dưới đây có PH lớn hơn hay nhỏ hơn 7.

NaHSO4 ; (NH4)2SO4 ; AlCl3 ; NaAlO2 ; NaHCO3 ; NH4Cl.

2. (CĐSPHP/99) Dung dịch các chất sau làm quỳ tím chuyển sang màu gì ? Vì sao? KHSO4 ; Na2SO3 ; NaCl ; Na2S ; AlCl3

3. Dự đoán khoảng giới hạn pH của dung dịch sau (Có giải thích) : NH4Cl; NH3; (NH4)2CO3; NaHSO4.

4. Nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau: NaCl ; Na2 S ; NaHCO3 ;Al2(SO4)3 . Hỏi quỳ tím thay đổi màu sắc như thế nào ?

Bài số 23

Cho biết các dung dịch đây có tồn tại hay không? Giải thích?

 Na+ , Ba2+, SO42-, Cl-→ BaSO4↓⇒ Không tồn tại

 Na+, Cu2+, Cl-,OH- → Cu(OH)2↓⇒ Không tồn tại

 K+ , Fe2+, Cl -, SO42- ⇒ Có tồn tại vì không xẩy ra phản ứng

 Na+, HSO4-, HCO3-, K+⇒ Không tồn tại vì có phản ứng axit bazơ

Bài số 24

1. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion khi cho dung dịch NaHCO3

phản ứng với từng dung dịch : H2SO4 loãng ,KOH ; Ba(OH)2 ;NaHSO4

Cho biết vai trò của HCO3- trong từng phản ứng trên ?

2. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion khi cho Ba(HCO3)2 phản ứng với các dung dịch HNO3 ; Ca(OH)2 ; Na2SO4 ; NaHSO4

Bài số 25(QG/97)

Hoà tan hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 1 lượng dư dung dịch xút đun nóng thu được dung dịch A . Thêm NH4Cl vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa trắng và giải phóng khí mùi khai. Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion.

Bài số 26(BK/97)

Nhiệt phân hoàn toàn một lượng MgCO3 trong 1 thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH được dung dịch C. Dung dịch C tác dụng được với BaCl2 và với KOH. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân E nóng chảy được kim loại M. Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài số 27(BK/98)

Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hoà 100 ml dung dịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H2SO4 2M và thu được 9.32 gam kết tủa. Tính nồng độ CM (mol/l) của các dung dịch A và B.

Cần trộn bao nhiêu ml dung dịch B với 20 ml dung dịch A để hoà tan vừa hết 1.08 gam bột Al.

Bài luyện tập số 4

Một phần của tài liệu 24 Chủ đề luyện tập ôn thi Đại học môn Hóa (Trang 30 - 31)