Bài số 28(KTQD/99)
Pha loãng 10 ml dung dịch HCl với nước thành 250 ml dung dịch có PH =3. Hãy tính nồng độ mol/l và PH của dung dịch trước khi pha loãng .
Bài số 29(ĐHB/02)
Cho 2 dung dịch H2SO4 có PH =1 và 2. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml mỗi dung dịch trên. Tính CM của các dung dịch thu được.
Dung dịch Ba(OH)2 có PH = 13 (dung dịch A); dung dịch HCl có PH =1 (dung dịch B). Đem trộn 2.75 lít dung dịch A với 2.25 lít dung dich B. Hãy tìm CM của các chất tạo thành và tính PH của dung dịch sau phản ứng .
Bài số 31(QG/00)
Trộn 300 ml dung dịch HCl 0.05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a M+ thu được 500 ml dung dịch có PH=12. Tính a ?
Bài số 32(TLơi/00)
1. Cho 10 ml dung dịch A (HCl) pha loãng bằng nước thành 1000 ml dung dịch co PH=2. Tính CM của dung dịch A?
2. Để trung hoà 100 gam dung dịch B (NaOH) cần 150 ml dung dich A. Tính C% của dung dịch B?
Bài số 33(T.Lơi/01)
Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10%, đun trong không khí. Tính C% của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.
Bài số 34
Hoà tan m gam Ba vào nước thu được 1 lít dung dịch A có PH=13. Tính m? Tính thể tích dung dịch HCl có PH= 1 để trung hoà hết 100 ml dung dịch A?
Bài số 35(QG/00)
Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch NaOH aM được 500 ml dung dịch có PH=12. Tính a ?
Bài số 36(T.Mai/99)
Độ PH là gì ? Dung dịch có PH=3. Tính nồng độ H+, OH-, Cl- theo mol/l ?
Bài số 37(T.Mai/00)
Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được dung dịch có PH=12. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.
Bài số 38(.TLơi/97)
Cho 9,2 gam Na vào 160 ml dung dịch có khối lượng riêng là 1,25 g/ml chứa Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 với nồng độ tương ứng là 0,125 M và 0,25M. Sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung tới khối lượng không đổi.
1. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung?
2. Tính C% của các muối trong dung dịch sau phản ứng?
Ghi nhớ :
Nếu cho PH⇒ [H – ] = 10 –PH, thông thường sẽ viết được V dung dịch ⇒ n+ ⇒ n axit tương ứng
Hoặc từ [H – ] ⇒ [H – ] ⇒ n [H – ] ⇒ n axit t??ng ?ng
Trong PH phải có phương trình phân li tạo [H – ] và [H – ] (Như một phương trình phản ứng bình thường)
Bài luyện tập số 5