Khảo sát ảnh hưởng của mật số giống chủng đến quá trình lên men

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn acid acetic ứng dụng trong lên men thủy sâm (Trang 45)

a. Mục đích

Xác định mật số giống chủng thích hợp cho quá trình lên men.

b. Phương pháp thực hiện

Bố trí thí nghiệm với 1 nhân tố và 3 lần lăp lại.

 Nhân tố mật số giống chủng có 3 mức độ: 103, 105 và 107. Tổng số nghiệm thức là: 3x3=9.

 Nuôi tăng sinh vi khuẩn: Chuẩn bị 150-200 mL môi trường YPGD cho vào bình tam giác 500 mL, khử trùng 121ºC trong 15 phút, để nguội. Dùng que cấy lấy một lượng vi khuẩn vừa đủ cho vào bình, nuôi tăng sinh trong 24-48 giờ.

 Pha loãng mẫu: các nồng độ 10-1, 10-2, …, 10-7 .

 Lấy mỗi nồng độ 1 mL mẫu đem đếm, tính mật số vi khuẩn, chủng 1 mL vi khuẩn (chọn nồng độ chứa mật số vi khuẩn thích hợp) vào dung dịch nước trà đường đã chuẩn bị với nồng độ trà 1% và đường 21%.

 Chủng giống nấm men có khả năng sinh ethanol tốt được phân lập từ thủy sâm với mật số 105 tế bào/mL (Nguyễn Vân Sơn, 2013).

 Lên men ở nhiệt độ môi trường xung quanh (28-32ºC) trong 7 ngày.  Xác định hàm lượng acid tổng sinh ra trong từng ngày.

 Đánh giá cảm quan sản phẩm sau lên men.

 Đánh giá cảm quan sản phẩm sau lên men.

Xác định nồng độ đường và pH thích hợp cho quá trình lên men.

b. Phương pháp thực hiện

Bố trí thí nghiệm với 2 nhân tố và 3 lần lăp lại.

 Nhân tố đường có 5 mức độ: 10, 15, 20, 25 và 30%.

 Nhân tố pH của môi trường có 4 mức độ: 4, 5, 6 và pH tự nhiên của môi trường trà.

Tổng số nghiệm thức là: 5x4x3=60.

 Chuẩn bị mẫu: cho 60 g trà vào 5 L nước đun sôi khoảng 15 phút cho đường saccharose vào dung dịch trà, bổ sung nước đủ 6 L.

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn acid acetic ứng dụng trong lên men thủy sâm (Trang 45)