Chất rắn lơ lửng là các hạt chất vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nƣớc có kích thƣớc từ 10-1 đến 10-2 µm nhƣ khoáng sét, bụi, than, mùn… Sự có mặt của chất rắn lơ lửng trong nƣớc gây cho nƣớc đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác (Lê Văn Khoa và Hoàng Xuân Cơ, 2001).
Từ Hình 4.7 cho thấy hàm lƣợng trung bình SS của mẫu nƣớc chƣa qua xử lý tại 2 khu vực nghiên cứu có giá trị tƣơng đối cao với 83,22 mg/l (mẫu ĐC_VTh) tại xã Vị Thủy và 149,81 mg/l (mẫu ĐC_VT) tại xã Vị Tân. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2002), nƣớc sông có hàm lƣợng cặn dao động khá lớn, khoảng 20 – 5.000 mg/l. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt (QCVN 08:2008/BYT, SS = 20 mg/l) thì giá trị này vƣợt lần lƣợt 4,16 lần và 7,49 lần so với giá trị quy định của quy chuẩn. Theo Trần Sỹ Nam (2011), chất rắn lơ lửng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá lƣợng ô nhiễm của nƣớc, qua đó cho thấy chất lƣợng nguồn nƣớc mặt đang bị ô nhiễm. Vì vậy, cần có các biện pháp xử lý nƣớc trong trƣờng hợp các hộ dân khai thác và sử dụng nƣớc mặt cho các hoạt động sinh hoạt.
Mẫu nƣớc sau lắng hóa chất và phèn đều có hàm lƣợng SS chênh lệch đáng kể. Kết quả nghiên cứu tại xã Vị Thủy cho thấy mẫu nƣớc sau khi lắng phèn có hàm lƣợng SS dao động từ 11,18 – 13,53 mg/l đạt hiệu quả xử lý từ 83,74% - 86,7%, mẫu nƣớc lắng hóa chất PAC có hàm lƣợng SS dao động từ 27 – 32,33 mg/l đạt hiệu quả xử lý từ 61,15% - 67,56%. Qua kết quả phân tích tại xã Vị Tân cho thấy với mẫu nƣớc qua lắng phèn có hàm lƣợng SS dao động từ 12,85 – 16,43 mg/l đạt hiệu quả xử lý từ 83,74 – 91,42%, sau lắng hóa chất hàm lƣợng SS dao động từ 32,54 – 35,89 mg/l đạt hiệu quả xử lý từ 76,04 – 78,28 %
Nhƣ vậy, các biện pháp lắng phèn và hóa chất có tác dụng trong việc làm giảm hàm lƣợng SS trong nƣớc góp phần cải thiện chất lƣợng nguồn nƣớc sinh hoạt của các hộ dân. Mẫu nƣớc sau khi lắng phèn có giá trị SS thấp hơn nên hiệu quả xử lý tốt hơn so với mẫu nƣớc xử lý bằng hóa chất .
Hình 4.7 Giá trị trung bình SS của mẫu nƣớc mặt
Chú thích
ĐC_VTh, ĐC_VT: mẫu nƣớc đƣợc thu trực tiếp trên kênh Đào, kênh Năm Chín; LP1, LP2, LP3; LP4, LP5, LP6: mẫu nƣớc mặt đã qua xử lý bằng phèn;
LHC1, LHC2, LHC3; LHC4, LHC5, LHC6: mẫu nƣớc mặt đã qua xử lý bằng hóa chất.
Do thời điểm khảo sát trùng với mùa nƣớc lũ đang về mang theo một lƣợng lớn phù sa nên hàm lƣợng SS tại khu vực nghiên cứu khá cao. Sau khi áp dụng các biện pháp xử lý nƣớc nhận thấy hàm lƣợng SS giảm đáng kể. Qua đó cho thấy các biện pháp xử lý nƣớc bằng phèn và hóa chất có tác dụng làm giảm hàm lƣợng SS góp phần cải thiện chất lƣợng nguồn nƣớc. Tuy nhiên mẫu nƣớc sau lắng hóa chất hàm lƣợng SS vẫn còn cao hơn QCVN 08:2008/BTNMT, do đó không phù hợp sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nguyên nhân có thể do ngƣời dân sử dụng lƣợng hóa chất quá liều lƣợng làm phản tác dụng của quá trình keo tụ, đồng thời ngƣời dân thƣờng sử dụng nguồn nƣớc sau khi lắng hóa chất từ 1-2 giờ nên các bông cặn có thể vẫn chƣa đủ thời gian lắng xuống đáy vật chứa. Vì vậy ngƣời dân cần lƣu ý khi sử dụng hóa chất với liều lƣợng theo hƣớng dẫn để có nguồn nƣớc đảm bảo chất lƣợng.