Nhận xét của ngƣời dân về chất lƣợng các nguồn nƣớc đang đƣợc sử

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng nước của người dân xã vị thủy, huyện vị thủy và xã vị tân, thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 41)

phỏng vấn (Hình 4.3) nhận thấy hầu hết ngƣời dân thƣờng sử dụng những biện pháp đơn giản, dễ làm để xử lý nƣớc trƣớc khi sử dụng. Nƣớc mƣa đƣợc ngƣời dân thu gom từ mái nhà vẫn còn chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, vì thế phần lớn ngƣời dân lọc nƣớc mƣa qua vải mùn trƣớc khi cho vào dụng cụ chứa chiếm 32,76% tại xã Vị Thủy và 39,06% tại xã Vị Tân. Số hộ dân thực hiện nấu sôi nƣớc trƣớc khi uống chiếm tỉ lệ tƣơng đối thấp với 22,41% hộ dân tại xã Vị Thủy và 22,88% hộ dân tại xã Vị Tân. Theo Đào Ngọc Phong (2001), đun sôi nƣớc trƣớc khi uống là rất cần thiết, vì có thể tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh đƣờng ruột nhƣ tiêu chảy, thƣơng hàn và đồng thời cũng làm giảm độ cứng của nƣớc. Do đó ngƣời dân cần đun sôi nƣớc và để nguội trƣớc khi uống để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

4.1.5 Nhận xét của ngƣời dân về chất lƣợng các nguồn nƣớc đang đƣợc sử dụng dụng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Nấu sôi Lọc nƣớc mƣa qua

vải Để tự lắng Lắng phèn Lắng hóa chất % h d ân xã Vị Thủy xã Vị Tân

Bảng 4.2 Một số nhận xét của ngƣời dân về chất lƣợng nguồn nƣớc đang sử dụng

Nội dung Thông tin % số hộ phỏng vấn

Xã Vị Thủy Xã Vị Tân Nƣớc mặt Ô nhiễm 94,59 94,12 Nhiễm phèn 5,41 5,88 Nƣớc dƣới đất Tốt 46,67 - Mùi hôi 33,33 38,64 Nhiễm phèn 20,00 61,54 Nƣớc sử dụng cho ăn uống Tốt 85,71 91,00 Không tin tƣởng 8,57 - Mùi hôi 5,72 9,00 Bệnh liên quan đến nguồn nƣớc Có ảnh hƣởng 34,00 6,00 Không ảnh hƣởng 61,00 94,00 Không biết rõ 5,00 -

Đối với vấn đề chất lƣợng nƣớc mặt trong khu vực khảo sát (Bảng 4.2) cho thấy hầu hết ngƣời dân tại xã Vị Thủy và xã Vị Tân nhận định nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm với tỉ lệ lần lƣợt là 94,59% và 94,12%, số hộ còn lại cho rằng chất lƣợng nƣớc mặt bị nhiễm phèn. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nƣớc mặt là từ nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân không qua xử lý mà thải ra sông rạch. Hình thức thải có thể qua đƣờng cống hoặc trực tiếp qua sàn nƣớc dọc bờ kênh. Thêm vào đó ngƣời dân vẫn còn thói quen vức rác thải và xác súc vật chết xuống sông, chất thải ngƣời và gia súc do tập quán làm nhà tiêu và chuồng trại trên sông hoặc gần sông đã làm giảm chất lƣợng nguồn nƣớc. Do đó ngƣời dân cần có biện pháp xử lý nƣớc thích hợp khi khai thác nguồn nƣớc này sử dụng.

Bên cạnh việc sử dụng nguồn nƣớc mặt một số hộ dân còn xây dựng các giếng khoan gia đình. Độ sâu của giếng khoan tập trung chủ yếu ở nƣớc dƣới đất tầng mặt, tầng nƣớc này có mức độ chứa nƣớc từ trung bình đến giàu, chất lƣợng nƣớc tƣơng đối đạt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Phần lớn ngƣời dân tại xã Vị Thủy đánh giá nguồn nƣớc dƣới đất có chất lƣợng tốt. Tuy nhiên phần lớn hộ dân tại xã Vị Tân lại cho rằng nƣớc dƣới đất bị nhiễm phèn (chiếm 61,54%).

Đối với nguồn nƣớc sử dụng cho ăn uống nhƣ nƣớc mƣa, nƣớc sông, nƣớc giếng…Bảng 4.2 cho thấy hầu hết ngƣời dân tại xã Vị Thủy và xã Vị Tân đều đánh giá nguồn nƣớc sử dụng cho ăn uống có chất lƣợng tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số

hộ dân chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch và an toàn. Điều này đã dẫn đến một số hộ gia đình đã bị nhiễm một số bệnh do nguồn nƣớc không đảm bảo chất lƣợng.

Theo Lê Anh Tuấn (2008), sử dụng nguồn nƣớc không hợp vệ sinh là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về tiêu hóa, bệnh ngoài da…Qua kết quả phỏng vấn (Bảng 4.2) có khoảng 6% ngƣời dân tại xã Vị Thủy và 34% hộ dân tại xã Vị Tân cho biết họ có mắc bệnh liên quan đến nguồn nƣớc khi sử dụng. Vì vậy ngƣời dân cần có giải pháp xử lý nƣớc thích hợp trƣớc khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe gia đình.

Nhìn chung, qua kết quả phân tích cho thấy số ngƣời đƣợc phỏng vấn tại xã Vị Thủy và xã Vị Tân tỉnh Hậu Giang hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nghèo có trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng tháng ở mức thấp (dƣới 1 triệu đồng/ngƣời/tháng). Ngƣời dân tại 2 khu vực này chủ yếu sử dụng nƣớc sông cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và nƣớc mƣa là nguồn nƣớc ƣa thích đƣợc đa số hộ dân lựa chọn cho mục đích ăn uống. Tuy nhiên một số hộ gia đình vẫn chƣa có ý thức trong việc xử lý nguồn nƣớc này trƣớc khi uống hoặc chỉ xử lý với những biện pháp đơn giản nhƣ: lọc nƣớc mƣa qua vải mùn, lắng phèn, để nƣớc tự lắng, đun sôi…Trong đó, lọc nƣớc mƣa qua vải là hình thức xử lý nƣớc đƣợc phần lớn ngƣời dân xã Vị Thủy và xã Vị Tân áp dụng trong quá trình thu hứng nƣớc mƣa sử dụng cho ăn uống, số hộ dân ý thức đƣợc việc nấu sôi nƣớc trƣớc khi uống chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 22%). Điều này đã dẫn đến một số bệnh liên quan đến nguồn nƣớc xảy ra nhƣ: bệnh tiêu hóa, bệnh ngoài da…trong đó số trƣờng hợp xuất hiện bệnh do nguồn nƣớc tại xã Vị Thủy chiếm tỉ lệ cao hơn (34%) so với xã Vị Tân là 6%. Điều này có thể do ngƣời dân tại xã Vị Tân đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch (nƣớc máy) sử dụng cho sinh hoạt (9%) và ăn uống (10%) trong khi đó ngƣời dân tại xã Vị Thủy vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nƣớc sạch bằng chứng là 0% hộ dân sử dụng nƣớc máy cho nhu cầu sinh hoạt và 1% hộ dân sử dụng cho ăn uống. Vì thế, các cơ quan chức năng trong khu vực cần tạo điều kiện cho ngƣời dân hai xã Vị Thủy và Vị Tân đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch thông qua việc phối hợp với Trung tâm nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng tỉnh Hậu Giang đầu tƣ xây dựng, đấu nối hệ thống ống dẫn nƣớc sạch đến những khu vực chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc máy tại 2 khu vực này và khuyến khích tất cả ngƣời dân đăng kí sử dụng.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng nước của người dân xã vị thủy, huyện vị thủy và xã vị tân, thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 41)