4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.2.4. Giải pháp 4: giải pháp về loại hình và chất lượng dịch vụ
3.2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty trên cơ sở định hướng phát triển chung là phát triển dịch vụ hàn hảo, mở rộng dịch vụ logistics cung cấp là một điều thực sự cần thiết cho công ty hiện nay và trong tương lai. Chỉ có cách đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp thì công ty mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng phương pháp tổ chức hoạt động logistics tiên tiến của thế giới, thiết kế chuỗi logistics trong hoạt động giao nhận vận tải, hoàn thiện và mở rộng dịch vụ logistics đang cung cấp của công ty là giải pháp thiết yếu nhằm từng bước hoàn thiện, tiến tới việc cung cấp logistics cho khách hàng.
3.2.4.2. Điều kiện thực hiện giải pháp
Tất cả các dịch vụ logistics đều nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng. Việc cung cấp dịch vụ logistics một cách hoàn thiện đòi hỏi phải đầu tư mọi mặt, và đặc biệt phải có quyết tâm lớn.
Lãnh đạo cần có sách lược cụ thể và thích hợp để thực hiện sự thay đổi, chỉ ra các tác nhân thay đổi, xác định các bước của quá trình thay đổi, tìm kiếm các công cụ phù hợp để thay đổi, giám sát chặt chẽ quá trình thay đổi và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Các cá nhân trong tổ chức phải thống nhất, nỗ lực tham gia vào quá trình thay đổi. Để thực hiện giải pháp thành công, vấn đề trước tiên là công ty cần phải chuẩn bị nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thông tin hiện tại. Công ty có quy mô nhỏ, hiện tại mới chỉ kinh doanh một phần của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh chưa được chú ý quan tâm. Trong giai đoạn tiếp theo, công ty nên ứng dụng trước hết là những phần mềm đơn giản, dễ sử dụng như phần mền quản lý vận tải (Perfect Logistic), sau đó khi nhân viên đã quen thuộc và thành thạo với việc ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với sự mở rộng về quy mô và loại hình dịch vụ, công ty từng bước sử dụng các phần mềm chuyên dụng hơn như hệ thống quản lý kho bãi (Warehouse Management System- WMS); Operations and Documentation execution System (ODS) cho vận chuyển đường biển và cho quy trình làm hàng SCM (Supply Chain Management); Global airfreight system (AxsFreight) cho việc giao nhận hàng hóa bằng hàng không và các phần mềm hiện đại khác.
Bên cạnh đó có thể đầu tư phát triển bộ phận IT riêng công ty hoặc liên kết đối tác chiến lược với công ty phần mềm.
Các công ty khách hàng luôn muốn giảm thiểu lượng hàng lưu kho. Do vậy, công ty cần hướng tới các tiêu chuẩn trong quá trình vận tải, đó là:
- Bảo đảm tính liên tục và nhạy bén của những phương tiện vận tải và chuyển tải; - Vận dụng công nghệ vận tải đa phương tiện, chủ yếu bằng container;
- Giảm tối thiểu những khâu chuyển tải;
- Giảm tối thiểu những khâu lưu kho và lượng lưu kho ở mỗi khâu sản xuất; - Tăng cường những dịch vụ viễn thông và xử lý giao dịch không giấy tờ.
Trước tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động logistics, công ty phải có chiến lược logistics riêng. Công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động logistics rời rạc, phân mảnh thành chuỗi logistics.
Danh mục đầu tư dự kiến bao gồm một số phương tiện kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong vận tải và kinh doanh kho bãi như hệ thống xe nâng chạy bằng điện, hệ thống cần trục và cầu trục trong kho, xe đầu kéo và moóc 40feet.
Đối với dịch vụ kho bãi, công ty cần mở rộng thêm các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng tại kho, gồm:
- Kiểm tra mã số mã vạch; - Đóng pallet;
- In nhãn và scan hàng hoá: công nghệ in nhãn hàng và scan mã vạch trên thùng hàng carton giúp khách hàng có thể tránh được các nhãn in ấn không chính xác hoặc in các dữ liệu mà hệ thống không nhận dạng được. Nhờ đó khách hàng có thể yên tâm rằng hàng hoá của mình sẽ không bị trễ tàu.
Quá trình thay đổi từ hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động logistics cần chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: khởi xướng sự thay đổi gồm các bước chuẩn bị dư luận, đào tạo, khảo
sát, lập kế hoạch và báo cáo.
- Giai đoạn 2: thực hiện thay đổi gồm các bước thiết lập các chuẩn, thực hiện, đánh
giá và khắc phục.
3.2.4.3. Kết quả dự kiến đạt được
- Có kế hoạch phát triển logistics một cách rõ ràng, cụ thể và có hiệu quả; - Kết cấu hạ tầng được đầu tư cải thiện, hoạt động kho bãi hiệu quả hơn; - Chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao;
- Bằng việc biết rõ hơn về tình trạng hàng hoá của mình, khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào việc trao hàng hoá của mình cho công ty. Từ đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty.