4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.2.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp
Nhìn chung, có hai hình thức mở rộng thị trường đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu:
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng là mở rộng theo phạm vị địa lý, không gian. Hiện nay, thị trường công ty bao phủ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc… tuy nhiên một số thị trường tiềm năng như: châu Phi, Nam Mỹ vẫn chưa được khai thác, ban lãnh đạo công ty cùng bộ phận Sale – Marketing cần tiến hành nghiên cứu các thị trường này về nhu cầu giao nhận hàng hoá, đối thủ cạnh tranh cũng như phong tục tập quán, pháp luật để tiến hành thâm nhập và kinh doanh trên các thị trường này theo phương thức tự thâm nhập hoặc liên doanh, liên kết.
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc thu hút thêm khách hàng, củng cố, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện hữu bằng chất lượng dịch vụ, và quy trình giao nhận ngày càng khép kín. Việc mở rộng này cần tiến hành trước nhất ở thị trường trong nước và các thị trường rộng lớn có nhiều nét tương đồng về pháp luật, văn hoá như Trung Quốc, Nhật bản…
Dựa vào bạn hàng lâu dài, dựa vào các điều kiện thuận lợi như đã phân tích ở trên và triển vọng từ thị trường tiềm năng để thiết kế một số tuyến chính. Tận dụng những cơ sở vật chất cùng trang thiết bị hiện đại sẵn có của công ty.
Để thực hiện giải pháp này, công ty cần tiến hành các công việc như sau: - Củng cố hệ thống đại lý sẵn có, phát triển thêm hệ thống đại lý mới. - Xây dựng đại lý độc quyền, gửi nhân viên đại diện qua văn phòng đại lý.
- Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở các nước nhất là các nước lân cận và thị trường hoạt động chính của công ty hiện nay.
Giải pháp này đòi hỏi công ty phải bỏ ra số vốn lớn, nắm vững chuyên môn nghệp vụ và phải có kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ logistics trên thị trường quốc tế. Với tiềm lực tài chính tương đối tốt và ổn định, đội ngũ nhân viên logistics dày dặn kinh
nghiệm, công ty hoàn toàn có thể thực hiện được giải pháp này một cách hiệu quả. Ngoài việc tham gia vào VIFFAS để cùng nhau hoạt động và có được những thông tin trong ngành thì cần thiết cũng phải có một liên minh của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, dịch vụ logistics hàng hoá đường không, dịch vụ hàng hoá vận chuyển bằng container của công ty chưa hoạt động mạnh, cần phải liên kết với một hãng hàng không có chất lượng dịch vụ tốt cùng nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng container để đảm bảo tính linh hoạt, từ đó cung cấp chuỗi dịch vụ logistics liên hoàn. Các phương thức tổ chức hoạt động logistics mở rộng sang các thị trường nước ngoài khác trong giai đoạn sắp tới như sau:
- Phương thức 1: lựa chọn đối tác là công ty giao nhận địa phương để cung cấp dịch
vụ logistics tại thị trường nước ngoài. Như vậy công ty không cần đầu tư nhiều. Tuy nhiên, công ty phải nắm giữ vai trò chủ đạo, thuê họ cung cấp dịch vụ cho mình và phải là đại lý độc quyền.
- Phương thức 2: mở chi nhánh, đại lý ở nước ngoài. Hình thức này là tốt nhất đối
với hoạt động logistics. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu công ty chưa cần đầu tư vào kho bãi, phương tiện vận chuyển nội địa tại thị trường nước ngoài mà nên đi thuê lại của các công ty cung cấp địa phương.
Các giai đoạn thực hiện:
- Giai đoạn 1: xác định thị trường mục tiêu (dựa vào khách hàng hiện tại, khách
hàng tiềm năng, khả năng phát triển của thị trường…); tìm kiếm đối tác và đại lý; nghiên cứu tổ chức hoạt động logistics tại thị trường nước ngoài.
- Giai đoạn 2: mở chi nhánh/gửi đại diện để giao dịch. Thuê nhân viên để tổ chức
hoạt động giao nhận hàng hóa tại thị trường nước ngoài.
- Giai đoạn 3: xây dựng kho/thuê kho, đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động
logistics tại thị trường nước ngoài.