Thực trạng hoạt động kinh doanhdịch vụlogistics tại công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty TNHH quốc tế CARGO RUSH (Trang 40)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.2.1.Thực trạng hoạt động kinh doanhdịch vụlogistics tại công ty

Các dịch vụlogistics hiện có

hoặc toàn bộ các công việc nhận hàng, vận chuyển, vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Tuy nhiên, do chưa có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư phương tiện vận tải quốc tế nên công ty kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực giao nhận hàng hoá. Trước nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty đã tiến hành khai thác các dịch vụ giao nhận như: đại lý giao nhận, vận tải hàng hoá quốc tế; đại lý khai thuê hải quan; dịch vụ bốc xếp, đóng gói, ký mã hiệu hàng hoá; giao nhận; kinh doanh dịch vụ kho bãi…

Với vai trò là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, công ty đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng từ một phần đến toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Với vai trò là đại lý giao nhận, Cargo Rush có mối quan hệ đại lý cho các hãng vận chuyển hàng không quốc tế như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Thai Airways,… các hãng tàu và đại lý cho các công ty giao nhận tiến hành cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá theo sự uỷ thác của đối tác, khách hàng.

Cơ sở kho bãi, nguyên liệu đầu vào

Công ty vẫn phải đi thuê văn phòng, kho bãi và các nhà thầu phụ khác. Đối với những hợp đồng lắp đặt máy móc, công ty có phương tiện xe vận tải vận chuyển máy móc từ nơi di rời về nơi lắp ráp, và có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên đối với những mặt hàng cần phải có kho bãi để bảo quản, công ty phải thuê kho bãi của một bên khác để đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Với những hợp đồng lớn, cần nhiều công nhân thực hiện dự án, để thực hiện hợp đồng, công ty phải đứng ra thuê công nhân để tiến hành công việc đúng hạn thời gian của khách hàng. Giá dịch vụ mua ngoài ( xăng dầu, điện, nước…), giá dịch vụ cung cấp của các nhà thầu phụ ( xe nâng, xe cẩu…), giá thuê kho bãi, giá thuê nhân công… làm cho tổng chi phí tăng lên rất nhiều gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Hệ thống thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics phát hiện các điểm yếu trong toàn bộ quá trình lưu chuyển của hàng hoá, loại bỏ được thời gian chết, thời gian lưu kho ở các điểm chuyển tải. Tuy nhiên, công ty mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP và ứng dụng công nghệ

thông tin vào các hoạt động khai báo hải quan, tìm kiếm, quản lý và lưu trữ chứng từ.

Dịch vụ khách hàng

- Các nhân viên phòng Sales – Marketing sẽ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty, đồng thời duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp lâu năm đối với các khách hàng, đối tác quen thuộc của công ty.

- Các nhân viên phụ trách chuyên môn sẽ theo dõi và chủ động thông báo về tình hình hàng hoá cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng tạo tâm lý yên tâm và tin tưởng về dịch vụ mà công ty cung cấp; tận tình giải quyết và phối hợp với khách hàng khi có vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ có liên quan.

- Công ty sẽ điện thoại gửi mail hỏi thăm khách hàng đối với những hàng hóa, dự án mà công ty thực hiện nhằm mang lại sự chu đáo nhiệt tình, trách nhiệm đối với khách hang. Ngoài ra công ty gửi thư chúc mừng, quà biếu đối với khách hàng và đối tác trong những ngày lễ tết, tham gia các chương trình của khách hàng mời đến dự, qua đó có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng mới.

Quy trình kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty

Hiện nay công ty đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics) trọn gói được thực hiện theo quy trình các bước như sau:

- Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax… công việc được thực hiện bởi các nhân viên tổ Sales – Marketing.

- Các nhân viên tổ Sales – Marketing tiếp nhận yêu cầu khách hàng, tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý.

- Chuyển đơn gom hàng cho tổ kinh doanh kho bãi và vận tải.

- Sau khi nhận được xác nhận từ kho, tổ Sale – Marketing sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho.

- Tuỳ theo phương thức giao hàng, bộ phận vận tải sẽ điều phương tiện hợp lý để chuyển hàng ra khỏi kho và giao đến các đại lý/hoặc trực tiếp người tiêu dùng.

Cơ cấu thị trường của công ty

Cargo Rush đã triển khai dịch vụ đến rất nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay nói tới thị trường chủ yếu của công ty thì chỉ có TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Ba thị trường này thường chiếm trên 80% thu nhập của Cargo Rush, trong đó chỉ riêng thị trường Bình Dương thường chiếm trên 40%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường của Cargo Rush năm 2013

Nguồn: phòng kinh doanh XNK công ty TNHH quốc tế Cargo Rush. Khách hàng của công ty.

Khách hàng của công ty hầu hết là các khách hàng quen thuộc, quy mô vừa, sử dụng dịch vụ thường xuyên với sản lượng XNK biến động theo nhu cầu thị trường.

Bảng 2.5: Tổng hợp doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ logissics theocác khách hàng của công ty giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng.

STT Khách hàng Hàng không Đường biển

2011 2012 2013 2011 2012 2013 1 TNA 10.169 10.077 9.459 2 Baiksan 7.085 8.052 8.882 3 CRS 5.288 5.989 7.902 4 JC’Int 1.187 3.046 4.788 5 Yes Vina 4.627 5.368 5.108 6 Global 2.153 3.020 3.945 7 Molax Vina - - 3.014 8 Khách hàng khác 1.986 1.992 2.234 3.121 1.087 1.127 Tổng doanh thu 8.766 10.380 14.301 26.850 26.251 32.158

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH quốc tế Cargo Rush.

Nhận xét

Nhìn chung, giai đoạn 2011 – 2013, doanh thu từ các khách hàng lớn của công ty tăng 43% 23% 20% 14% Bình Dương Tp.HCM Đồng Nai Thị trường khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liên tục qua các năm ở cả hai phương thức là đường biển và đường hàng không. Tuy nhiên, có thể thấy nguồn thu của công ty chủ yếu theo phương thức vận tải đường biển, chiếm trên 70% doanh thu. Trong vận tải hàng không, năm 2013 doanh thu tăng 44% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty có thêm hợp đồng từ khách hàng mới là Molax Vina. Ở giao nhận đường biển, giai đoạn 2011 – 2013, hoạt dộng kinh doanh của phần lớn các khách hàng đã có nhiều khởi sắc. Doanh thu của công ty từ các khách hàng ngày càng tăng. Khách hàng lớn nhất của công ty là TNA, song doanh thu từ khách hàng này lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của TNA gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa thể khôi phục lại sau khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, doanh thu của công ty không vì thế mà giảm sút, ngược lại, doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thành quả của công tác hoàn thiện quy trình xuất nhập khẩu, khiến sự tin tưởng và uỷ thác cho công ty của các khách hàng, đối tác ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty TNHH quốc tế CARGO RUSH (Trang 40)