Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thảo bào chế vi cầu với thành phần công thức như sau:
Acyclovir……….2 g Natri Alginat………1 g Carbopol 934………1 g Aerosil………...0,4 g Nước vừa đủ ……….100 ml
Môi trường nhỏ giọt: dung dịch calci clorid 5% (kl/tt). Thể tích môi trường nhỏ giọt: 300 ml.
Thời gian ngâm vi cầu trong môi trường nhỏ giọt: 0,5 giờ.
- Kết quả đánh giá một số tiêu chuẩn chất lượng của mẫu vi cầu bào chế theo công thức trên được thể hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5.Một số chỉ tiêu chất lượng của mẫu vi cầu bào chế
1 MKLDSK (%) H (%) C (%) Tỷ lệ VCH (%) Chỉ số Carr (%) Tỷ trọng BK 1,95 92,05 32,15 70,73 5,71 0,95 2
% ACV giải phóng theo thời gian
0,5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ
51,32 89,01 97,65 98,34 101,01
3
Lực kết dính sinh học ( N )
Trên niêm mạc dạ dày Trên niêm mạc ruột non
0,05 22,35
Nhận xét:
Từ các kết quả trên đây cho thấy: Nghiên cứu đã tìm ra công thức bào chế vi cầu ACV KDSH.Tuy nhiên vi cầu bào chế được vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Hàm lượng ACV trong vi cầu chưa cao (32,15 %). Do đó, nếu muốn đóng nang với hàm lượng 200 mg sẽ khó chọn được cỡ nang có dung tích phù hợp.
+ Mặc dù theo công bố của tác giả Phạm Thị Thảo VC có khả năng KSGP kéo dài trên 8 giờtrong môi trường nước nhưng kết quả thử giải phóng trong MT acid hydroclorid 0,1N (mô phỏng MT dạ dày nơi vi cầu kết dính) cho thấy: Khả năng KSGP dược chất trong môi trường acid hydroclorid 0,1N còn rất hạn chế: sau 4 giờ vi cầu đã giải phóng hết.
+ Khả năng KDSH với niêm mạc dạ dày không cao: do khả năng trương nở của natri alginat và Carbopol trong môi trường acid đều thấp.
Tiếp tục nghiên cứu bào chế vi cầu ACV KDSH theo phương pháp cố định gel bằng ion trên cơ sở khắc phục những hạn chế của mẫu vi cầu đã được lựa chọn, nhằm mục đích:
Nâng cao hàm lượng dược chất trong VC để thuận lợi hơn khi đưa vào dạng bào chế cụ thể.
Cải thiện khả năng kiểm soát giải phóng trong môi trường acid hydroclorid 0,1N. Tăng khả năng kết dính sinh học của VC trên niêm mạc dạ dày.