0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phương pháp đánh giá chất lượng vi cầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VI CẦU ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH GEL BẰNG ION (Trang 30 -30 )

2.2.4.1. Xác định kích thước tiểu phân và chỉ tiêu mất khối lượng do làm khô.

+ Xác định kích thước tiểu phân: sử dụng bộ cỡ rây: 0,8 mm, 1 mm, 1,2 mm, 1,4 mm. + Tiến hành trên cân xác định độ ẩm nhanh SARTORIUS MA30.

2.2.4.2. Đánh giá khả năng trơn chảy của vi cầu

+ Thiết bị: Sử dụng máy đo tỷ trọng biểu kiến ERWEKA SVM.

+ Tiến hành: Cân khoảng 5,0 g mẫu vi cầu cho vào ống đong 10 ml, gõ đều đặn 10 nhịp ghi thể tích thô, gõ đều đặn đến thể tích không đổi ghi thể tích biểu kiến. Tỷ trọng biểu kiến và tỷ trọng thô của mẫu vi cầu được tính theo công thức:

D

t

=

D

b

=

Khả năng trơn chảy của vi cầu được đánh giá thông qua chỉ số Carr:

% Carr = × 100

Trong đó:

db: Tỷ trọng biểu kiến (g/ml). dt: Tỷ trọng thô (g/ml).

Vt: Thể tích thô của vi cầu (ml).

Vb: Thể tích biểu kiến của vi cầu (ml). mc: Khối lượng vi cầu (g).

2.2.4.3. Đánh giá khả năng trương nở của vi cầu

Khả năng trương nở của vi cầu được đánh giá thông qua xác định lượng nước được hấp thụ vào vi cầu bằng phương pháp phân tích trọng lượng [6],[7].

+ Môi trường thử:

Tiến hành đánh giá khả năng trương nở của VC trong hai môi trường khác nhau: dung dịch acid hydroclorid 0,1N và đệm phosphat pH 6,8.

+ Tiến hành:

Cân chính xác 1g vi cầu khi thử trong môi trường acid và 0,1 g khi thử trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 (Wo) (do VC có khả năng trương nở trong 2 môi trường khác nhau) cho vào giỏ có kích thước mắt lưới 381 µm, đường kính sợi rây là 254 µm. Sau đó giỏ thuốc được nhúng vào 100 ml môi trường thử ở nhiệt độ 37 ± 1o

C.

Sau 1 giờ, lấy giỏ ra, dùng giấy lọc thấm hết phần nước trên bề mặt giỏ và xác định khối lượng VC sau khi trương nở (Wt) bằng cân phân tích.

Mức độ trương nở Sw được xác định theo công thức:

S

w

= (lần)

2.2.4.4. Phương pháp định lượng acyclovir trong vi cầu

Tiến hành theo phương pháp đo độ hấp thụ tử ngoại. - Mẫu thử:

+ Nghiền mịn vi cầu, cân chính xác 1 lượng bột VC chứa khoảng 100mg ACV . + Thêm 60ml dung dịch acid hydroclorid 0,1N và siêu âm 1 giờ, cho vào bình định mức 100ml, phần cắn còn lại thêm tiếp 20ml dung dịch acid hydroclorid 0,1N vào siêu âm tiếp 30 phút, rồi cho toàn bộ vào bình định mức, tráng sạch cốc và bổ sung dung dịch acid hydroclorid 0,1N tới vạch, lắc kỹ. Lọc qua giấy lọc, bỏ 20ml dịch lọc đầu, hút chính xác 1ml dịch lọc cho vào bình định mức 100ml, thêm dung dịch acid hydroclorid 0,1N vừa đủ đến vạch, lắc kỹ. Đem đo quang ở bước sóng 252 nm, dung dịch acid hydroclorid 0,1N là mẫu trắng. Song song tiến hành mẫu chuẩn. - Mẫu chuẩn: Cân chính xác 100mg ACV, thêm 60ml dung dịch acid hydroclorid 0,1N. Tiến hành tương tự mẫu thử.

- Mẫu placebo: tiến hành tương tự mẫu thử với vi cầu không chứa DC, để xác định ảnh hưởng của các tá dược đến khả năng hấp thụ quang học của DC.

Hàm lượng ACV trong vi cầu được tính theo CT:

C% = × 100 (1)

Trong đó:

C: Hàm lượng ACV trong vi cầu (%). Dt: Mật độ quang của dung dịch thử. Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn. mc: Khối lượng của bột mẫu chuẩn (mg). mt: Khối lượng của bột mẫu thử (mg).

2.2.4.5. Đánh giá khả năng giải phóng acyclovir in vitro

Sử dụng thiết bị thử hòa tan ERWEKA DT600 với các điều kiện tiến hành sau: - Thiết bị khuấy: cánh khuấy.

- Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch acid hydroclorid 0,1N. - Nhiệt độ: 37 ± 1o

C.

- Tốc độ khuấy: 50 ± 0,5 vòng/phút. - Thời gian thử: 6 giờ.

- Lấy mẫu vào các thời điểm: 0,5 ; 1; 2; 3 ; 4 ; 5; 6 giờ

- Mỗi mẫu thử: cân chính xác lượng vi cầu tương ứng với 200 mg ACV.

- Định lượng acyclovir giải phóng bằng phương pháp đo mật độ quang ở bước sóng 252 nm.

Cách tính kết quả:

- Nồng độ ACV trong mẫu ở các thời điểm thứ t được tính theo công thức:

C

t

= × α + × C

t - 1

Trong đó:

Dt: Độ hấp thụ của dung dịch thử. Do: Độ hấp thụ của dung dịch chuẩn.

Ct: Nồng độ hiệu chỉnh ở thời điểm thứ t của dung dịch thử (µg/ml). Co: Nồng độ của dung dịch chuẩn (µg/ml).

Vo: Thể tích dịch hòa tan đã hút (Vo = 10 ml). V: Thể tích môi trường hòa tan (V = 900 ml).

Ct - 1 : Nồng độ hiệu chỉnh ở lần lấy mẫu thứ t - 1 (µg/ml). α: Độ pha loãng.

- Phần trăm ACV (C%) hòa tan tại thời điểm thứ t được tính theo công thức:

C% = × 100

Trong đó:

Ct: Nồng độ hiệu chỉnh ở thời điểm t (µg/ml). m: Lượng ACV trong vi cầu (mg)

2.2.4.6. Phương pháp đánh giá khả năng kết dính sinh học.

Đánh giá bằng phương pháp sử dụng cân kỹ thuật cải tiến:

Thiết bị: Được mô tả trong hình 2.3

Hình 2.3. Thiết bị đánh giá khả năng kết dính sinh học được cải tiến từ cân kỹ thuật.

+ Niêm mạc: niêm mạc đường tiêu hóa thỏ. + Dung dịch thấm ướt:

Dung dịch dung dịch acid hydroclorid 0,1N khi thử trên niêm mạc dạ dày. Dung dịch đệm phosphat pH 6,8 khi thử trên niêm mạc ruột non.

Tiến hành:

+ Gây chết thỏ bằng cách bơm không khí vào tĩnh mạch tai. Ngay lập tức phẫu thuật cắt lấy phần dạ dày và đầu ruột non đem xử lý bằng cách rửa sạch thức ăn trên bề mặt niêm mạc với nước muối sinh lý sao cho không làm mất lớp dịch nhầy trên bề mặt. Làm thí nghiệm ngay sau khi xử lý.

+ Gắn một lớp niêm mạc lên phần giá đỡ. Lấy 50 hạt VC rải lên bề mặt niêm mạc này có diện tích 4 cm2 (2×2 cm) đã được thấm ướt bằng một thể tích chính xác môi trường thử (0,1 ml).

+ Một miếng niêm mạc khác được cố định lên đĩa cân.

+ Tác động một lực bằng 100 mg lên đĩa cân để hai lớp niêm mạc tiếp xúc nhau trong vòng 2 phút. Sau khi ngừng tác dụng lực điều chỉnh để buret nhỏ nước xuống cốc với tốc độ 3 ml/phút cho đến khi hai lớp niêm mạc tách ra dưới tác động của trọng lượng nước nhỏ xuống, ghi lại khối lượng nước đã nhỏ xuống (chính là thể tích nước do tỷ trọng của nước bằng 1 g/cm3). Khi đó lực kết dính sinh học được tính theo công thức:

F (N) = 0,00981 × m

Chương 3.THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Xây dựng đường chuẩn định lượng acyclovir trong môi trường dung dịch acid hydroclorid 0,1N

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VI CẦU ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH GEL BẰNG ION (Trang 30 -30 )

×