Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất trong công thức đến đặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome amphotericin b bằng phương pháp bốc hơi pha đảo (Trang 46)

của liposome

Nghiên cứu tiến hành lựa chọn công thức có tỷ lệ SPC: chol là 5:5, môi trường phân tán là dung dịch đệm phosphate pH 7,4 và tăng tỷ lệ % mol dược chất/ tổng lượng lipid lên 3 % (CT A553) và 4 % (CT A554) để đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất trong công thức đến đặc tính của liposome AMB.

Thành phần công thức của các mẫu A553, A554 được trình bày ở bảng 3.8, tiến hành bào chế theo quy trình được mô tả ở mục 2.3.2. Kết quả đánh giá KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất liposome hóa của các mẫu liposome trên và so sánh với công thức A552 được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.9, hình 3.10.

Bảng 3.8. Thành phần công thức của mẫu liposome A553 và A554

Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất trong công thức đến các đặc tính của liposome AMB

Công thức Zaverage (d.nm) PDI Hiệu suất liposome hóa (%) A552 273,3 0,324 77,65 A553 288,0 0,262 89,5 A554 220,5 0,261 60,8 Công thức SPC (µmol) Chol (µmol) SPC: chol (tỷ lệ mol) AMB (µmol) % mol AMB/tổng lipid A552 250 250 5:5 10 2 A553 166,5 166,5 5:5 10 3 A554 125 125 5:5 10 4

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn KTTP và phân bố KTTP của các mẫu có tỷ lệ % mol dược chất/tổng lipid khác nhau

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn hiệu suất liposome hóa của các mẫu có tỷ lệ % mol dược chất/tổng lượng lipid khác nhau

Nhận xét :

Khi tăng tỷ lệ % mol dược chất/ tổng lượng lipid thì giá trị PDI giảm, hỗn dịch liposome thu được đồng nhất hơn. Nguyên nhân là do nồng độ lipid/ml hỗn dịch liposome giảm làm giảm lực nén và làm cho quá trình đùn ép giảm KTTP dễ dàng hơn.

Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa KTTP và hiệu suất liposome hóa: công thức A553 có hiệu suất liposome hóa và KTTP cao hơn cả.

Khi tăng tỷ lệ % mol dược chất/ tổng lượng lipid lên 4 % thì hiệu suất liposome hóa giảm, chứng tỏ lượng lipid không còn đủ lớn để mang dược chất. Như vậy, công thức A553 được coi là công thức cho kết quả tốt nhất trong nhóm các mẫu liposome đã khảo sát.

3.5. Bàn luận

3.5.1. Về phương pháp định lượng AMB

Trong các dược điển dùng phương pháp vi sinh để định lượng AMB. Phương pháp này cho biết hoạt lực của AMB trong chế phẩm, tuy nhiên thời gian đánh giá và điều kiện cơ sở vật chất không cho phép tiến hành xác định hàm lượng AMB trong liposome theo phương pháp này. Phương pháp định lượng AMB bằng phương pháp HPLC cho phép xác định nhanh hàm lượng AMB trong liposome và kết quả thu được có độ chính xác cao, do loại được ảnh hưởng của các thành phần tá dược (SPC và chol) đến kết quả đo.

Trên sắc kí đồ của mẫu chuẩn và mẫu thử đều thấy xuất hiện peak phụ có thời gian lưu khoảng 5,7 phút (phụ lục 1).

Việc sử dụng muối natri EDTA trong thành phần pha động làm giảm thời gian lưu của AMB so với việc không sử dụng, do đó giảm thiểu được chi phí và thời gian đánh giá [7].

3.5.2. Về phương pháp bào chế

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bốc hơi pha đảo để bào chế liposome AMB. So với phương pháp hydrat hóa màng film thì phương pháp này có nhược điểm là quy trình bảo chế phức tạp hơn, trải qua nhiều giai đoạn hơn và có sự phơi nhiễm dung môi hữu cơ trong chế phẩm. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm để lựa chọn phương pháp bào chế, khi tiến hành bào chế liposome AMB phương pháp hydrat hóa màng film nhận thấy quá trình hydrat kéo dài và không bóc tách được hoàn toàn lớp màng film trên thành bình. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích là do sự có mặt của AMB làm tăng tính sơ nước của lớp màng lipid và

theo kết quả phân tích DSC cho thấy AMB ảnh hưởng đến sự chuyển pha của lớp màng lipid.

Với phương pháp bốc hơi pha đảo, giai đoạn tạo nhũ tương N/D và giai đoạn đảo pha được coi là quan trọng nhất, ảnh hưởng đến các đặc tính (KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất liposome hóa) của liposome.

Với giai đoạn tạo nhũ tương N/D: đây là giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến KTTP và phân bố KTTP hỗn dịch liposome thu được. Nghiên cứu đã sử dụng diethyl ether làm pha dung môi hữu cơ. Dung môi này không hỗn hòa với nước, do đó khi trộn lẫn với dung môi nước là dung dịch đệm phosphat sẽ thu được hệ phân tán 2 pha, cần sử dụng năng lượng siêu âm để tạo hệ phân tán 1 pha và thu được nhũ tương dạng N/D ổn định. Quá trình siêu âm nên sử dụng thiết bị có năng lượng siêu âm không quá lớn do khi sử dụng năng lượng siêu âm lớn sẽ làm cho AMB tách ra khỏi liên kết với phân tử phospholid và kết tủa trong hệ, làm giảm hiệu suất liposome hóa.

Với giai đoạn đảo pha: quá trình bốc hơi dung môi để hình thành trạng thái gel cần tiến hành một cách từ từ, tránh làm xuất hiện bọt khí trong giai đoạn này. Khi có hiện tượng xuất hiện bọt khí cần tăng áp suất trong bình ngay lập tức. Bọt khí ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn bẻ gãy pha gel và sát nhập các lớp lipid đơn thành các lớp lipid kép, hình thành nên liposome. Nồng độ lipid sử dụng cũng ảnh hưởng đến giai đoạn này [23]. Qua nghiên cứu cho thấy khi giảm nồng độ lipip thì giai đoạn đảo pha có xu hướng kéo dài hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome amphotericin b bằng phương pháp bốc hơi pha đảo (Trang 46)