Phương pháp đánh giá hình thức, hình thái, phân bố KTTP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome amphotericin b bằng phương pháp bốc hơi pha đảo (Trang 29)

- Về hình thức: liposome AMB sau khi đùn ép phải là hỗn dịch đục, màu vàng nhạt, không có lặng cặn tinh thể, không có các tiểu phân có kích thước lớn có thể quan sát bằng mắt thường.

- Về hình thái liposome: sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để quan sát đặc điểm về hình thái bên ngoài, kích thước và phân bố kích thước của liposome.

Thời gian: 15 phút. Nhiệt độ: 10 – 20 ºC Siêu âm tạo nhũ tương

N/D Đệm phosphat Diethyl ether SPC, Chol, AMB

Hòa tan lipid/chloroform, AMB/methanol

Cất quay tạo lớp màng film lipid

Tái hòa tan lớp màng lipid

Nhiệt độ: 40 - 41 ºC. Tốc độ: 150 v/p

Cất quay loại dung môi

Hỗn dịch liposome thô

Đùn ép qua màng polycarbonat

Đóng gói, bảo quản

Nhiệt độ: 50 ºC Nhiệt độ phòng. Tốc độ: 100 v/p

- Đánh giá kích thước tiểu phân (KTTP), phân bố KTTP bằng phương pháp nhiễu xạ ánh sáng động (DLS) với thiết bị đánh giá Zetasizer ZS 90: lấy một lượng nhỏ mẫu liposome AMB sau khi đùn qua màng polycacbonat, đem pha loãng 100 lần bằng nước tinh khiết đã lọc qua màng cellulose acetat 0,2 µm, tiến hành đo KTTP. Thiết bị cũng cho giá trị về chỉ số đa phân tán PDI của hệ.

- Đánh giá kết quả: Zaverage, PDI (đánh giá phân bố KTTP theo intensity). Trong đó, chỉ số Zaverage (đơn vị đo “d.nm”: số nanomet đường kính tiểu phân)gần tương đương với KTTP trung bình của mẫu khi giá trị PDI nhỏ và dùng để so sánh về kích thước giữa các mẫu liposome khác nhau. Khi PDI lớn (> 0,5) thì chỉ số Zaverage không có ý nghĩa, khi đó dựa vào vị trí của các peak trên đồ thị phân bố KTTP để so sánh kích thước giữa các mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome amphotericin b bằng phương pháp bốc hơi pha đảo (Trang 29)