Hiệu suất liposome hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome amphotericin b bằng phương pháp bốc hơi pha đảo (Trang 41)

Hiệu suất liposome hóa được đánh giá theo phương pháp trình bày ở mục 2.3.3.3. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.6.

Bảng 3.6. Hiệu suất liposome hóa của các mẫu liposome AMB

Công thức SPC: Chol (tỷ lệ mol) % mol AMB/ tổng lipid pH môi trường phân tán Hiệu suất liposome hóa A552 5:5 2 7,4 77,65 A642 6:4 2 7,4 77,05 A732 7:3 2 7,4 75,4 A822 8:2 2 7,4 73,7 A912 9:1 2 7,4 71,7 B552 5:5 2 4,0 67,7 B642 6:4 2 4,0 60,8 B732 7:3 2 4,0 59,0 B822 8:2 2 4,0 57,9 B912 9:1 2 4,0 50,02

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn hiệu suất liposome hóa của các mẫu liposome

Nhận xét:

Các mẫu liposome thu được có hiệu suất liposome hóa cao từ 50 – 77,65 %, trong đó mẫu cho hiệu suất cao nhất là công thức A552 (hiệu suất liposome hóa đạt 77,65 %).

Khi giảm tỷ lệ cholesterol thì hiệu suất lipsome hóa giảm. Nguyên nhân là do cholesterol tương tác với nhóm thân dầu của phân tử phospholipid làm cho các phân tử này liên kết bền chặt hơn, do đó tăng khả năng gắn giữ các phân tử AMB trong quá trình phá vỡ cấu trúc micel đảo để hình thành tiểu phân liposome (quá trình đảo pha) [15]. Hơn nữa do đặc điểm cấu trúc của AMB làm cho phân tử này có ái lực cao với các sterol (ergosterol, cholesterol) và tạo thành phức hợp liên kết giữa AMB – sterol. Do đó, khi tăng tỷ lệ chol trong lớp màng lipid làm tăng ái lực của AMB với lớp màng lipid và làm tăng hiệu suất liposome hóa.

Kết quả trên cũng cho thấy có sự tương quan giữa hiệu suất liposome hóa và KTTP liposome. Các mẫu có hiệu suất liposome hóa cao có xu hướng có KTTP cao hơn các mẫu có hiệu suất thấp, nguyên nhân là do sự có mặt của AMB trên lớp màng lipid làm tăng KTTP của hỗn dịch liposome.

pH môi trường phân tán ảnh hưởng đến hiệu suất liposome hóa: ở pH trung tính AMB có xu hướng trung hòa về điện: nhóm carboxyl có xu hướng tách loại

proton và tích điện âm, trong khi nhóm amin lại có xu hướng nhận proton và tích điện dương. Còn khi ở môi trường acid (pH < pka của AMB) thì nhóm amin của phân tử AMB có xu hướng nhận proton từ môi trường trở nên tích điện dương, phân tử có tính phân cực hơn [9]. Trong khi đó phân tử SPC (pka 1,0 và 13,9) có xu hướng trung hòa về điện trong một khoảng pH rộng giữa 2 pka của phân tử [14]. Do vậy, ở môi trường pH acid 4,0 AMB có xu hướng tích điện dương, xuất hiện lực đẩy tĩnh điện giữa các phân tử AMB làm tách loại AMB ra khỏi lớp màng lipid kép, dẫn tới hiệu suất liposome hóa giảm so với sử dụng môi trường pH trung tính 7,4.

3.3.2.3.Tính ổn định của liposome AMB

Các mẫu liposome được bảo quản ở điều kiện 2 – 8 ºC, sau 1 tuần đánh giá lại các chỉ tiêu KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất liposome hóa:

- Về KTTP: lắc đều hỗn dịch liposome, lấy 1 lượng nhỏ mẫu đem pha loãng 100 lần bằng nước tinh khiết đã lọc qua màng celulose acetat 0,2 µm và đo KTTP theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.3.3.1. Kết quả đo được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.7.

- Về hiệu suất liposome hóa: lọc loại kết tủa AMB tự do có kích thước lớn xuất hiện trong quá trình bảo quản qua màng polycarbonat có kích thước lỗ lọc 100 nm. Xác định hàm lượng AMB trong hỗn dịch liposome sau khi lọc và tính hiệu suất liposome hóa theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.3.3. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.8.

Bảng 3.7. KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất liposome hóa của các mẫu sau 1 tuần bảo quản

Công thức Z average

(d.nm)

PDI Hiệu suất liposome hóa

(%)

Mức độ thay đổi hiệu suất liposome

hóa (%) A552 273,3 0,324 77,65 100 A552 1 tuần 273,5 0,377 77,2 99,4

A642 253,2 0,284 77,05 100 A642 1 tuần 259,0 0,292 76,0 98,6

A732 245,6 0,249 75,4 100 A732 1 tuần 253,2 0,284 73,1 96,9 A822 200,4 0,23 73,7 100 A822 1 tuần 214,1 0,263 70,5 95,6 A912 167,3 0,24 70,7 100 A912 1tuần 203,1 0,250 67,0 94,7 B552 246,1 0,262 67,7 100 B552 1 tuần 249,5 0,270 67,5 99,7 B642 168,7 0,247 60,8 100 B642 1 tuần 172,7 0,282 60,1 98,8 B732 166,4 0,232 59,0 100 B732 1 tuần 170,1 0,230 56,7 96,1 B822 159,8 0,177 57,9 100 B822 1 tuần 168,4 0,202 54,5 94,1 B912 143,7 0,140 50,02 100 B 912 1 tuần 146,2 0,183 45,5 91

Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi KTTP của các mẫu liposome sau 1 tuần bảo quản

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hiệu suất liposome hóa của các mẫu liposome sau 1 tuần bảo quản

Nhận xét:

Về hình thức: sau 1 tuần bảo quản không thấy có sự kết tụ của các tiểu phân kích thước lớn lắng xuống đáy lọ.

Về KTTP và phân bố KTTP: sau 1 tuần bảo quản KTTP và giá trị PDI của các mẫu liposome có xu hướng tăng, cho thấy có hiện tượng kết tụ tiểu phân để tạo thành các tiểu phân có kích thước lớn hơn.

Về hiệu suất liposome hóa: sau 1 tuần bảo quản hiệu suất liposome hóa ở các mẫu có xu hướng giảm, điều đó cho thấy có AMB có xu hướng tách khỏi lớp màng lipid, tạo thành kết tủa và bị loại đi khi lọc qua màng polycarbonat. Tuy nhiên, hiệu suất liposome hóa của các mẫu có tỷ lệ chol cao (A552 và B552) giảm đi không đáng kể (< 1 %), còn các mẫu có tỷ lệ chol thấp (A912 và B912) thì hiệu suất liposome hóa giảm đi nhiều (5 % và 9 %) sau 1 tuần bảo quản.

Từ kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược và pH môi trường hydrat hóa đến các đặc tính của liposome, nghiên cứu tiến hành lựa chọn công thức A552 có KTTP

tương đối nhỏ và đồng nhất (KTTP 273,3 nm, PDI 0,324), hiệu suất liposome hóa cao (77,65 %), tính ổn định cao sau 1 tuần bảo quản cho các khảo sát tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome amphotericin b bằng phương pháp bốc hơi pha đảo (Trang 41)