3.3.3.1. Ảnh hưởng của loại chất diện hoạt thân dầu
Khảo sát ảnh hưởng của các CDH thân dầu: Cremophor A6, Cremophor A25 và Span 80 đến KTTP và tỷ lệ vitamin E giải phóng. Kết quả được cho trong bảng 3.8 và hình 3.5.
Bảng 3.8. Công thức SLNs có loại chất diện hoạt thân dầu khác nhau với kết quả đo KTTP và thử giải phóng STT Nguyên liệu CT19 CT20 CT21 1 Vitamin E (g) 1 1 1 2 Alcol cetylic (g) 2 2 2 3 Suppocire (g) 3 3 3 4 Tween 80 (g) 4 4 4 5.1 Cremophor A6 (g) 1,4 - - 5.2 Cremophor A25 (g) - 1,4 - 5.3 Span 80 (g) - - 1,4 6 Nước cất vừa đủ (g) 100 100 100 KTTP (nm) 69,48 52,14 88,17 PDI 0,406 0,371 0,218 Tỷ lệ vitamin E giải phóng (%) Thời gian giải phóng
(phút)
30 6,16 4,34 5,64
60 12,25 9,08 10,86
120 25,02 19,90 29,40
180 40,25 38,60 46,06
Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ vitamin E giải phóng theo thời gian từ mẫu SLNs CT19, CT20, CT21 (%) 0 20 40 60 0 60 120 180 Tỷ lệ vitam in E giải phóng (%)
Thời gian giải phóng (phút)
CT19 CT20 CT21
Nhận xét:
Mẫu CT19, CT20 sau khi bào chế có thể chất lỏng, màu trắng đục, KTTP nhỏ nhưng PDI hơi cao. Sau 24 giờ, mẫu CT20 đã tách lớp: lớp trên là váng dầu trắng đục, không đồng nhất, lớp dưới là dung dịch nước trong xanh. Mẫu CT19 sau 72 giờ cũng bắt đầu phân lớp tương tự mẫu CT20.
Trái lại, mẫu CT21 lại có thể chất lỏng, màu trong xanh và được duy trì sau 5 ngày, KTTP sau 5 ngày là 179,8 nm, PDI = 0,208. Tỷ lệ vitamin E giải phóng của mẫu CT21 (46,06% sau 3 giờ) cao hơn mẫu CT19 (40,25%) và CT20 (38,60%). Có thể giải thích là do Cremophor A6 và A25 là những chất rất thân dầu, có thể chất rắn ở nhiệt độ phòng nên tính linh động kém, khó kết hợp với Tween 80 để làm bền vững lớp vỏ của tiểu phân lipid. Còn Span 80 có thể chất lỏng ở nhiệt độ phòng nên dễ dàng kết hợp với Tween 80 để duy trì lớp vỏ có cấu trúc micel của tiểu phân lipid.
Mặt khác, trong 3 CDH thân dầu, Cremophor A25 gây phân lớp cho hệ ngay sau 24 giờ và tỷ lệ vitamin E giải phóng kém hơn 2 CDH kia (38,60% sau 3 giờ). Do vậy, chỉ tiếp tục nghiên cứu thay đổi tỷ lệ với 2 CDH thân dầu là Cremophor A6 và Span 80.
3.3.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất diện hoạt thân dầu
Cremophor A6 và Span 80 được phối hợp vào công thức với tỷ lệ 1 và 1,8% (kl/kl), kết quả đo KTTP và thử giải phóng được cho trong bảng 3.9 và 3.10.
Bảng 3.9. Công thức SLNs có tỷ lệ chất diện hoạt thân dầu khác nhau và kết quả đo KTTP STT Nguyên liệu CT22 CT23 CT24 CT25 1 Vitamin E (g) 1 1 1 1 2 Alcol cetylic (g) 2 2 2 2 3 Suppocire (g) 3 3 3 3 4 Tween 80 (g) 4 4 4 4 5.1 Cremophor A6 (g) 1 1,8 - - 5.2 Span 80 (g) - - 1 1,8 6 Nước cất vừa đủ (g) 100 100 100 100 KTTP (nm) 98,72 114,4 72,12 81,57 PDI 0,137 0,171 0,140 0,186
Bảng 3.10. Kết quả thử giải phóng các mẫu SLNs CT22, CT23, CT24, CT25 (%) CT22 CT23 CT24 CT25
Thời gian giải phóng (phút) 30 3,97 5,15 4,31 5,83 60 6,82 10,19 15,56 10,71 120 13,03 19,57 21,70 20,14 180 23,21 33,04 29,61 38,32 Nhận xét:
Từ kết quả thấy: nói chung, khi lượng chất diện hoạt thân dầu tăng lên thì KTTP và khả năng giải phóng dược chất cũng tăng lên. KTTP và tỷ lệ dược chất được giải phóng từ các hệ chứa Span 80 đều cao hơn hệ chứa Cremophor A6 ở cả hai tỷ lệ 1% và 1,8%. Về thể chất: đối với Cremophor A6, mẫu CT22 (1%) sau 24 giờ đã thấy xuất hiện váng dầu trắng đục trên bề mặt (KTTP tăng lên 238,4 nm; PDI tăng lên 0,502) còn mẫu CT23 (1,8%) thì vẫn duy trì thể chất đồng nhất. Nhưng sau 72 giờ thì mẫu CT23 cũng bắt đầu phân lớp với một lớp dầu trắng đục nổi phía trên (KTTP = 140,7 nm; PDI = 0,361). Đối với Span 80, mẫu CT24 và CT25 vẫn duy trì thể chất lỏng, đồng nhất, trong xanh sau 5 ngày, và KTTP có tăng nhẹ: mẫu CT24 là 174,3 nm; PDI = 0,280 còn mẫu CT25 là 197,7 nm; PDI = 0,211.
Kết quả cho thấy khả năng duy trì ổn định thể chất cho hệ tiểu phân nano của Cremophor A6 kém hơn nhiều so với Span 80, đồng thời khả năng giải phóng dược chất cũng kém hơn. Và khi đem so sánh thì mẫu CT21 (1,4% Span 80) có giá trị KTTP 88,17 nm và PDI 0,218 tương đương mẫu CT24 (3%) và CT25 (5%) nhưng tỷ lệ vitamin E được giải phóng từ hệ lại cao hơn (46,06%). Do đó chất diện hoạt thân dầu được lựa chọn trong công thức SLNs vitamin E là Span 80 với tỷ lệ 1,4% để tiến hành nghiên cứu tiếp.
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến kích thước và phân bố kích thước tiểu phân nano vitamin E