Đối chiếu dịch chiết dược liệu và dịch chiết bài thuốc trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của cao thuốc được bào chế từ bài thuốc EZ (Trang 47)

Chuẩn bị dịch chấm sắc ký cao đặc: Lấy riêng 1g cao nước và 2g cao cồn cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml được dịch chấm sắc ký của các bài thuốc.

3.2.2.1. Đối chiếu dịch chiết kim ngân đằng và dịch chiết bài thuốc trên SKLM

− Dịch chấm sắc ký của dược liệu kim ngân đằng (KNĐ): Lấy 2,7 bột kim ngân đằng cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml.

− Dịch chấm sắc ký của cao cồn (CC).

− Dịch chấm sắc ký của cao nước (CN).

− Bản mỏng silicagel GF254 hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ.

− Hệ dung môi khai triển gồm:

Hệ 1: Ethylacetat –acid acetic –nước (8:3:1) Hệ 2: Ethylacetat –acid formic –nước (5:1:1) Hệ 3: Toluen – ethyl acetate – acid formic (4:7:1)

− Triển khai sắc ký: Chấm 3 vết dịch chiết của cao cồn, cao nước, kim ngân đằng trên cùng 1 bản mỏng, chạy cùng trên một hệ dung môi. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại 254, 366 và hiện màu bằng hơi ammoniac đặc.

Trong 2 hệ trên thì hệ 3 là rõ hơn.

Kết quả sắc ký lớp mỏng được ghi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm, thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.2.2.1. Sắc ký đồ dịch chiết kim ngân đằng và bài thuốc

Nhận xét: sắc ký đồ dịch chiết cao cồn có 8 vết, sắc ký đồ dịch chiết cao nước có 7 vết, trong đó có 2 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dịch chiết kim ngân đằng. 1 vết bên sắc ký đồ dịch chiết cao nước mờ hơn so với cao cồn và kim ngân.

 Trong dịch chiết cao nước và cao cồn có vết tương đương với vết trong dịch chiết kim ngân đằng.

3.2.2.2. So sánh dịch chiết thương nhĩ tử và dịch chiết bài thuốc trên SKLM

− Dịch chấm sắc ký của dược liệu thương nhĩ tử (TNT): Lấy 0,95g bột thương nhĩ tử cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml được dịch chấm sắc ký của các vị thuốc.

− Dịch chấm sắc ký của cao nước (CN).

− Dịch chấm sắc ký của cao cồn (CC)

− Bản mỏng silicagel GF254 hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ.

− Hệ dung môi khai triển:

Hệ 1: n-buthanol –acid acetic –nước (4:1:5) Hệ 2: ethylacetat –buthanol –acid acetic (5:3:1) Hệ 3: toluene –ethylacetat –acid formic (4,5:7,6:1)

Hệ 4: ethylacetat –propanol –acid formic –nước (5:1:3:0,5) Hệ 5: acid acetic –acid chlohydric –nước (30:3:10)

− Triển khai sắc ký: Chấm 3 vết dịch chiết của cao cồn, cao nước, thương nhĩ tử trên cùng 1 bản mỏng, chạy cùng trên một hệ dung môi. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại 254nm, 366nm.

Trong 5 hệ trên thì hệ 3 cho kết quả rõ hơn cả.

Kết quả sắc ký lớp mỏng được ghi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm. Thể hiện ở hình 3.2

Hình 3.2.2.2. Sắc ký đồ dịch chiết thương nhĩ tử và bài thuốc

Nhận xét: Sắc ký đồ cao cồn và cao nước có 7 vết trong đó có 3 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ của thương nhĩ tử.

 Trong dịch chiết cao nước và cao cồn có vết tương đương với vết trong dịch chiết thương nhĩ tử.

3.2.2.3. So sánh dịch chiết núc nác và bài thuốc trên SKLM

− Dịch chấm sắc ký của dược liệu núc nác (NN): Lấy 2,04 bột núc nác cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml được dịch chấm sắc ký của các vị thuốc.

− Dịch chấm sắc ký của cao nước (CN)

− Dịch chấm sắc ký của cao cồn (CC)

− Bản mỏng silicagel GF254 hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ.

− Hệ dung môi khai triển:

Hệ 2: Toluene –ethylacetat –acid formic (5:9:1,5) Hệ 3: n-Buthanol – acid acetic – nước (4:1:5)

− Triển khai sắc ký: Chấm 3 vết dịch chiết của cao cồn, cao nước, núc nác trên cùng 1 bản mỏng, chạy cùng trên một hệ dung môi. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại 254nm, 366nm.

Trong 3 hệ trên thì hệ 2 cho kết quả rõ hơn cả.

Kết quả sắc ký lớp mỏng được ghi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm. Thể hiện ở hình 3.3.

Hình 3.2.2.3. Sắc ký đồ dịch chiết núc nác và bài thuốc

Nhận xét: Trên sắc ký đồ của cao nước và cao cồn có 5 vết trong đó có 3 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ của dược liệu núc nác.

Kết luận: Trong dịch chiết cao cồn và cao nước có vết tương đương với vết trong dịch chiết núc nác.

− Dịch chấm sắc ký của dược liệu hòe hoa (HH): Lấy 1,36g bột hòe hoa cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml được dịch chấm sắc ký của các vị thuốc.

− Dịch chấm sắc ký của rutin chuẩn (Rutin): hòa tan 0,01g rutin trong 10ml methanol.

− Dịch chấm sắc ký của cao nước (CN).

− Dịch chấm sắc ký của cao cồn (CC).

− Bản mỏng silicagel GF254 hoạt hóa ở 110o

C trong 1 giờ.

− Hệ dung môi khai triển:

Hệ 1: toluene : chloroform: aceton (8:5:7) Hệ 2: chloroform : methanol (9:1)

Hệ 3: toluene : ethylacetate : acid formic (5:6:1) Hệ 4. n- butanol- acid acetic- nước (4: 1: 5).

− Triển khai sắc ký: Chấm 4 vết dịch chiết của cao cồn, cao nước, hòe hoa, rutin chuẩn trên cùng 1 bản mỏng, chạy cùng trên một hệ dung môi. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại 254nm, 366nm, hiện màu bằng hơi ammoniac đặc.

Trong 4 hệ trên thì hệ 4 cho kết quả rõ hơn cả.

Kết quả sắc ký lớp mỏng được ghi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm. Thể hiện ở hình 3.4.

Hình 3.2.2.4. Sắc ký đồ dịch chiết hòe hoa, bài thuốc và rutin

Nhận xét: Trên sắc ký đồ của cao nước và cao cồn có 5 vết trong đó có 3 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dược liệu hòe hoa. Trong đó có 1 vết tương đương với rutin chuẩn.

 Trong dịch chiết cao cồn và cao nước có vết tương đương với vết trong dịch chiết hòe. Trong cao có chứa rutin.

3.2.3.5. Đối chiếu dịch chiết hoàng bá và bài thuốc trên SKLM

− Dịch chấm sắc ký hoàng bá (HB): Lấy 0,41g bột hoàng bá cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml.

− Dịch chấm sắc ký của berberin (BB): hòa tan 1mg berberin clorid trong 1ml methanol.

− Dịch chấm sắc ký của cao nước (CN)

− Dịch chấm sắc ký của cao cồn (CC)

− Bản mỏng silicagel GF254 hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ.

Hệ 1: cyclohexan –ethyl acetat –aceton (7:3:1,5) Hệ 2: n-buthanol –acid acetic –nước (7:1:2) Hệ 3: chloroform –methanol (6:3,5)

− Triển khai sắc ký: Chấm 4 vết dịch chiết của cao cồn, cao nước, hoàng bá, berberin chuẩn trên cùng 1 bản mỏng, chạy cùng trên một hệ dung môi. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại 254nm, 366nm, hiện màu bằng thuốc thử dragendorff.

Trong 3 hệ trên thì hệ 3 cho kết quả rõ hơn cả.

Kết quả sắc ký lớp mỏng được ghi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm. Thể hiện ở hình 3.5 và 3.6

Hình 3.2.2.5. Sắc ký đồ dịch chiết hoàng bá và cao đặc bài thuốc

Hình 3.2.2.6. Sắc ký đồ dịch chiết hoàng bá, bài thuốc, berberin

Nhận xét: trên sắc ký đồ của cao nước và cao cồn có 7 vết trong đó có 1 vết màu xanh sáng có giá trịRf tương đương với sắc ký của hoàng bá và sắc ký của berberin chuẩn.

 Dịch chiết cao đặc bài thuốc có vết tương đương với vết trong dịch chiết hoàng bá. Trong cao có chứa berberin.

3.2.3.6. Đối chiếu dịch chiết đơn lá đỏ và bài thuốc trên SKLM

− Dịch chấm sắc ký đơn lá đỏ (ĐLĐ): Lấy 0,68g bột đơn lá đỏ cho vào bình nón có nắp đậy, thêm 10ml methanol đung sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình định mức 10ml, thêm methanol vừa đủ 10ml.

− Dịch chấm sắc ký của cao nước (CN)

− Dịch chấm sắc ký của cao cồn (CC)

− Bản mỏng silicagel GF254 hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ.

− Hệ dung môi khai triển:

Hệ 1: chloroform –ethyl acetat –acid formic (4:5:2) Hệ 2: chloroform –acid acetic (8:2)

Hệ 3: ethyl acetat –methanol –nước (100:17:13) Hệ 4: toluene –ethylacetat –acid formic (4:6:2)

− Triển khai sắc ký: Chấm 3 vết dịch chiết của cao cồn, cao nước, đơn lá đỏ trên cùng 1 bản mỏng, chạy cùng trên một hệ dung môi. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại 254nm, 366nm, hiện màu bằng hơi ammoniac đặc.

Trong 4 hệ trên thì hệ 2 cho kết quả rõ hơn cả.

Kết quả sắc ký lớp mỏng được ghi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm. Thể hiện ở hình 3.7.

Hình 3.2.2.7. Sắc ký đồ dịch chiết đơn lá đỏ và bài thuốc

Nhận xét: Trên sắc ký đồ của cao nước và cao cồn có 3 vết trong đó có 2 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ của đơn lá đỏ.

 Trong dịch chiết bài thuốc có vết tương đương với vết của dịch chiết đơn lá đỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của cao thuốc được bào chế từ bài thuốc EZ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)