1.3.1. Định nghĩa
Cao thuốc là những chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với dung môi thích hợp [3], [7], [8].
1.3.2. Đặc điểm
Cao thuốc thường tối màu (nâu đậm hoặc đen) [3], [7], [8].
Thành phần của cao thuốc rất phức tạp gồm nhiều nhóm chất khác nhau trong nhiều loại dược liệu, có cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ, các sản phẩm phân hủy của các chất trong quá trình nấu, cô cao và các thành phần đường, đạm, chất nhầy…. làm cho việc bảo quản ca gặp nhiều khó khăn, dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Việc chuyển thành các dạng bào chế hiện đại để đảm bảo được các yêu cầu chất lượng như độ rã, tuổi thọ, màu sắc hấp dẫn..[3], [8].
Cao thuốc thực chất là dịch chiết toàn phần của dược liệu, tác dụng của nó là tác dụng tổng thể của các thành phần trong đó.Nó rất gần với dạng thuốc sắc cổ truyền mà nhân dân ta vẫn dùng, hầu như rất ít tác dụng phụ độc hại nên khi chuyển thành dạng bào chế mới sẽ tiện sử dụng hơn [3], [8].
Điều chế cao thuốc không đòi hỏi trang thiết bị, dây chuyền công nghệ đắt tiền, nhiều cơ sở sản xuất có thể thực hiện được [8].
Điều chế cao thuốc là để giảm khối lượng dược liệu, giảm diện tích kho và công bảo quản, tạo nguyên liệu để bào chế các dạng thuốc khác tiện sử dụng hơn [3], [8].
Cao lỏng: có thể chất hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu điều chế cao, thường quy ước là cao lỏng 1:1, tức là 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng để điều chế cao.
Cao đặc: là một khối đặc quánh, hàm lượng dung môi dùng để chiết xuất còn lại không quá 20%.
Cao khô: là một khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm, độ ẩm không được quá 5%.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU