Viêm da cơ và viêm đa cơ

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 45)

a) Đại cương

Viêm đa cơ (Polymyositis) và viêm da cơ (Dermatomyositis) là các bệnh có viêm cơ kèm theo tổn thương da hoặc không. Cả hai đều thuộc nhóm các bệnh lí viêm cơ do nguyên nhân tự miễn gây nên tình trạng yếu cơ. Thể tổn thương cơ đơn thuần được gọi là viêm đa cơ. Khi có các tổn thương da kèm theo được gọi là viêm da cơ [9], [30].

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường thấy ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 – 15 và người lớn từ 45 – 60, nữ mắc nhiều hơn nam. Tỉ lệ mắc bệnh nói chung từ 2 – 7 trường hợp/1 triệu người [30], [9].

b) Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Theo YHCT:

Đông y cho rằng bệnh này đa phần là do cơ thể không đủ chính khí, khí huyết suy nhược, can thận bị tổn hại lại mắc thêm độc phong hàn thấp hoặc ngoại tà phong hàn thấp mà thành bệnh. Do thấp tà kết dính, tích tụ nên dễ phát thành đàm, cản trở kinh lạc, khí huyết không lưu thông được mà thành thấp. Dịch đàm trợ tương kết, làm cho bệnh tình phát tác nhiều lần, khó chữa cho khỏi hẳn [35].

Theo YHHĐ:

Có sự đóng góp của các yếu tố cơ địa, miễn dịch và yếu tố môi trường trong đó cơ chế miễn dịch đóng vai trò quan trọng [9].

c) Phân loại và điều trị bằng thuốc cổ truyền

Dạng phế nhiệt thương tân:

- Triệu chứng: sốt, ho, đau đầu, đau các cơ ở toàn thân; có các nốt phù màu đỏ đậm, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, da khô, miệng khát, nội tâm khó chịu, tiểu tiện ít, đại tiện phân khô; lưỡi màu đỏ, có rêu lưỡi màu vàng, mạch sác [35].

- Nguyên tắc điều trị: Thanh nhiệt thuận táo, dưỡng phế sinh mồ hôi.

- Thuốc bào chế sẵn: Dưỡng âm thanh phế cao, mỗi lần 10 – 20 g, ngày dùng 3 lần; hoặc thuốc Táo cầu phế tán, mỗi lần 10g, ngày uống 3 lần với nước ấm đã đun sôi; hoặc thuốc Sinh mạch ẩm, mỗi lần 1 nhánh, ngày 3 lần [35].

- Liệu pháp ăn uống:

+ Đồ uống Thạch hộc và mía ngọt:

Thạch hộc tươi 12g Ngọc trúc 12g Thiên môn đông 12g Bắc sa sâm 15g Nước mía ngọt 250g Sơn dược 10g

Năm vị thuốc cho vào nước, sắc lấy 300 ml nước thuốc, hòa lẫn nước thuốc và nước mía để dùng uống thay cho uống trà; mỗi ngày uống 1 tễ. Uống liên tục 30 ngày là một chu trình điều trị.

- Triệu chứng: cơ thể thấy nóng, đắng miệng, đau họng, miệng khô, chán ăn, vùng mặt và da nóng bỏng, đỏ; có các nốt ban màu đỏ đậm, các cơ các khớp đau nóng; đại tiện phân khô, nước tiểu có màu vàng đỏ; rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền hoạt sác.

- Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc [35]. - Bài thuốc tiêu biểu: Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm [35]:

Thạch cao sống 60g Xích thược 10g

Sinh địa 12g Huyền sâm 10g

Sừng trâu 40g Liên kiều 12g

Xuyên hoàng liên 10g Đan bì 10g

Cuống quýt 10g Lá trúc tươi 10g

Hoàng cầm 10g Đồi mồi sống 6g

Tri mẫu 10g Cam thảo 10g

Tác dụng chữa trị: Thạch cao sống phối hợp với Tri mẫu, Cam thảo, có tác dụng thanh nhiệt, giúp bài tiết mồ hôi; Hoàng liên, Hoàng cầm cùng tác dụng để thông tả tan giao hỏa nhiệt; Sừng trâu, Sinh địa, Xích thược, Đan bì, Huyền sâm cùng phối hợp với nhau; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, tán dịch; phối hợp thanh khí để trị khí huyết lưỡng phiền. Liên kiều, Huyền sâm có tác dụng giải độc tán nhiệt. Cả bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. - Thuốc bào chế sẵn thường dùng: Thuốc Thần tê đan, mỗi lần 1 viên, ngày

uống 2 lần với nước ấm đã sôi; hoặc thuốc Tan tử sơ chi trừ tê hoàn, mỗi lần 6g, ngày uống 2 lần với nước ấm đã sôi [35].

Dạng thấp nhiệt uất chưng:

- Triệu chứng: thân nhiệt không bình thường, sắc mặt vàng vọt, cơ thể mỏi nhừ, mệt mỏi, phù thũng, da dẻ thấy ngứa ngáy, tức ngực buồn nôn, ăn vào lại nôn ra, tiểu tiện có màu đỏ, ít, nóng; đại tiện thấy phân tắc, dính bết lại, rêu lưỡi màu vàng nhạt, mạch nhanh.

- Nguyên tắc chữa trị: thanh nhiệt táo thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuyên hoàng bá 12g Trạch tả 12g

Ý dĩ nhân 15g Tàm sa 10g

Thương truật 10g Mộc qua 12g

Hoài ngưu tất 12g Ngũ gia bì 10g

Phòng kỷ 10g

Tác dụng chữa trị: Hoàng bá khổ hàn; hàn để thanh nhiệt; khô để táo thấp; Thương truật khổ ôn, có khả năng tán thấp; Hoài ngưu tất có khả năng trừ phong thấp, bổ thận, can; Ý dĩ có khả năng lợi thấp; Trạch tả có tác dụng lợi thủy, lợi thấp; Phòng bỷ có tác dụng trừ phong hành thủy; Tàm sa, Mộc qua có tác dụng hóa thấp hòa trung, thư gân hoạt lạc; Ngũ gia bì có tác dụng hóa thấp thông lạc.

- Thuốc bào chế sẵn: Thuốc lang sang hoàn, mỗi lần 2g, ngày uống 2 lần với nước ấm hoặc thuốc Ngô công hoàn, mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần với nước ấm đã đun sôi; hoặc uống Tam tử sơ chi trừ tê hoàn, mỗi lần 6g, ngày 2 lần với nước ấm đã

đun sôi [35].

- Liệu pháp ăn uống: Cháo phong ý dĩ [35]:

Phòng phong 10g Gạo tẻ 30g

Ý dĩ nhân 30g Phục linh 20g

Tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi nấu thành cháo, khi cháo chín nêm gia vị vừa ăn. Mỗi lần ăn 1 tễ, ăn liên tục 15 – 20 tễ là một chu trình điều trị.

Dạng can, thận âm hư

- Triệu chứng: cơ thể yếu, mệt mỏi, cơ bắp gầy gò, da khô, lưng đau nhức, thường có kèm theo triệu chứng ù tai; di tinh hoặc kinh nguyệt không đều; lưỡi đỏ có ít rêu, mạch tế.

- Nguyên tắc điều trị: bổ can ích thận, cường gân tráng cốt. - Bài thuốc tiêu biểu: Hổ tiềm hoàn gia giảm [35].

Hoàng bá 15g Tỏa dương 7g

Tri mẫu 12g Hổ cốt 6g

Quy bản 15g Gừng khô 5g

Trần bì 6g Tần giao 12g

Bạch thược 12g Kê huyết đằng 15g

Tác dụng chữa trị: Hoàng bách phối hợp với Tri mẫu để tả hỏa thanh nhiệt, nhưng chứng bệnh này không chỉ có nhiệt tà mà còn có âm huyết lưỡng hư, nên phải dùng phối hợp với Thục địa, Quy bản, Bạch thược để bổ âm dưỡng huyết, bổ can thận âm; Hổ cốt có tác dụng cường gân tráng cốt; Tỏa dương có tác dụng ôn dương ích tinh; dưỡng gân nhuận táo; Ngũ gia bì, Gừng khô có tác dụng ôn trung, kiện tỳ, lí khí hòa vị, lại có khả năng phòng ngừa tác dụng khổ hàn của Tri mẫu, Hoàng bách tại dạ dày, vừa có thể làm ích khí; Sơn dược có tác dụng bổ thận ích tỳ; thêm Tần giao, Kê huyết đằng có tác dụng bổ thận, hoạt huyết, thông kinh lạc. - Thuốc bào chế sẵn: Thuốc Dưỡng âm thanh phổi cao, mỗi lần dùng từ 10 –

20g, ngày dùng 3 lần; hoặc thuốc Lục vị địa hoàng hoàn, mỗi lần 3 viên, ngày uống 3 lần với rượu ấm [35].

Dạng huyết dịch cản trở kinh lạc:

- Triệu chứng: tứ chi khô héo, mỏi mệt, tay chân tê dại, không có cảm giác; có màu xanh tím; cơ thể đau nhức; có các nốt ban màu mận chín hoặc có phù kết trong bụng; lưỡi màu tím tối hoặc có các nốt dịch; dịch điểm; mạch tượng tế tắc.

- Nguyên tắc điều trị: ích khí hoạt huyết, hóa dịch thông kinh lạc. - Bài thuốc tiêu biểu: Thánh dũ thang gia giảm:

Thục đia 15g Hoàng kỳ 15g

Bạch thược 12g Đào nhân 10g

Xuyên khung 8g Hồng hoa 7g

Đảng sâm 15g Xuyên ngưu tất 10g

Đương quy 12g Kê huyết đằng 15g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác dụng chữa trị: trong bài thuốc, Đương quy, Thục địa, Hoàng kỳ, Đảng sâm có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết. Đương quy khi vào máu có tác dụng phân ly các khí trong máu, Bạch thược có tác dụng bổ âm dưỡng huyết; Đào nhân,

Hồng hoa khi vào máu có tác dụng phân dịch hành huyết; Xuyên ngưu tất có tác dụng giúp máu lưu thông; Kê huyết đằng có tác dụng hoạt huyết thông kinh lạc. - Thuốc bào chế sẵn thường dùng: Thuốc Tễ dịch huyết tê sưng, mỗi lần dùng 1 –

2 gói, ngày 2 – 3 lần, hòa thuốc với nước ấm để uống; hoặc thuốc Viên phức

phương đan sâm, mỗi lần 3 – 5 viên, ngày uống 3 lần với nước ấm đã đun sôi

[35].

- Liệu pháp ăn uống: Rượu thuốc tê cơ:

Bột sắn dây 50g Chế xuyên ô 6g

Hương bạch chỉ 20g Chế thảo ô 6g

Chích nhũ hương 9g Bạch hoa xà 1 con

Một dược 9g Rượu trắng 500ml

2.1.3.7. THẤP KHỚP CẤP

a) Đại cương:

Thấp khớp cấp là bệnh có sốt nhẹ, xảy ra sau viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, đặc trưng bởi tình trạng viêm của tổ chức liên kết.

Tên đồng nghĩa: bệnh sốt thấp cấp tính, thấp tim, bệnh Builaud.

Đây là bệnh tự miễn, có tính hệ thống, biểu hiện ở nhiều cơ quan, đặc biệt ở khớp, ở tim, thần kinh trung ương da, dưới da, diễn biến cấp tính hoặc bán cấp, hay tái phát (nguy cơ tái phát 50% trong đợt viêm họng mới). Bệnh biểu hiện nặng nhất ở tim, có thể đưa đến tử vong trong đợt cấp hoặc để lại di chứng van tim, dẫn đến tàn phế suốt đời. Việc phòng và theo dõi bệnh mang lại kết quả khả quan.

Bệnh gặp ở trẻ em, tỉ lệ cao nhất từ 5 – 15 tuổi, song đa số là tuổi đi học, hai giới như nhau. Hiện nay bệnh chủ yếu gặp ở các nước đang phát triển, Việt Nam tỉ lệ thấp tim ở trẻ em 16 tuổi là 0,45% [9], [30].

b) Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Theo YHHĐ và YHCT:

Bệnh xảy ra sau viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A khoảng 2 – 3 tuần. Thường gặp nhất là nhóm M.

Cơ chế bệnh sinh còn chưa được rõ ràng:

Đáp ứng của cơ thể người dẫn đến sự tích lũy phức hợp miễn dịch. Miễn dịch trung gian tế bào gây tổn hại tim là do sự tương đồng giữa các kháng nguyên vỏ tế bào liên cầu (protein M hoặc carbonhydrat nhóm A) và tổ chức cơ tim. Độc tố ngoài tế bào của liên cầu có thể đóng vai trò như một siêu kháng nguyên hoặc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Yếu tố cá thể như có hoặc không có kháng nguyên HLA cũng có thể làm tăng nhạy cảm với bệnh [30].

Theo Zhong Miao – Liu Zhen Cai, sự cảm nhiễm liên cầu trong máu là nguyên nhân gây ra bệnh này; một số phân tử trong thành phần kết cấu của vi khuẩn liên cầu như vách tế bào, mô tế bào, bào tương có kết cấu tương tự hay giống với các phân tử trong thành phần kết cấu của cơ tim và các khớp ở cơ thể người. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào trong cơ thể người sẽ sinh ra kháng thể tương ứng, kháng thể này sẽ phát sinh phản ứng kháng nguyên kháng thể với cơ tim và các khớp, dẫn đến các bệnh có tính miễn dịch tự thân. Loại bệnh này cũng phát hiện những biến hóa của những tế bào miễn dịch trong cơ thể, như sự khác thường của các tế bào dạng tơ. Đối với người bệnh là trẻ em, sự tăng cao của CD4+/CD8+. Đối với người bệnh thường xuyên tái phát bệnh thấp tim, có sự kết hợp của tế bào tuyến hạch T, dùng CD4+ làm tế bào bổ trợ chủ yếu. Các dịch thể và tế bào miễn dịch này cũng tham dự vào quá trình phát bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ những người song sinh cùng tứng mắc thấp tim cao hơn song sinh khác trứng, cho thấy rằng nguyên nhân của bệnh còn có liên quan đến yếu tố di truyền. Vài năm gần đây, người ta còn phát hiện ra rằng, nếu bề mặt tế bào B ở cơ thể người có những dấu hiệu di truyền đặc thù thì càng dễ bị mắc bệnh thấp tim; một số tổ chức kháng nguyên [35].

c) Phân loại và điều trị bằng thuốc cổ truyền

Dạng thấp nhiệt

- Biểu hiện lâm sàng: Sốt, đổ mồ hôi, các khớp sưng đỏ đau, nóng hoặc đau buốt khi đi lại, miệng khát, rêu lưỡi vàng nhạt, lưỡi đỏ, mạch sác.

- Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, tuyên tý dứt đau. - Bài thuốc tiêu biểu: Thang tuyên tý gia giảm [35]

Phòng kỷ 5g Tàm sa 12g

Liên kiều 9g Hoàng bá 9g

Ý dĩ nhân 30g Cam thảo sống 3g

Tang chi 30g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuốc bào chế sẵn: Viên phúc phương xuyên tâm liên, mỗi lần 4 viên, ngày 4 lần. Hoặc viên ngân kiều giải độc, mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần. Còn có thể chọn

Tân tuyết đan, viên ngưu hoàng giải độc hoặc viên linh kiều giải độc [35].

- Liệu pháp ăn uống:

+ Cháo ý dĩ nhân, đậu đỏ nhỏ: Đậu đỏ nhỏ 50g, Ý dĩ nhân 50g, lượng nước vừa đủ. Hầm cho tới khi đậu gần nhừ, cho thêm 15g Ngân hoa đằng (bao bằng vải) tiếp tục hầm cho đậu nhừ, bỏ bao thuốc, thêm một chút muối. Có thể ăn thêm ngoài bữa ăn bình thường [35].

Dạng hàn thấp

- Lâm sàng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, các khớp sưng đỏ hoặc sưng tấy nhưng không thấy đỏ. Khi gặp lạnh các khớp đau nhiều hơn, rêu lưỡi trắng nhạt, nếu bệnh lâu ngày thì huyết suy, có thể thấy các triệu chứng như sắc mặt không tốt, da sần sùi, thô ráp.

- Nguyên tắc điều trị: tán hàn trừ thấp, trừ phong dưỡng huyết. - Bài thuốc tiêu biểu: Thang tuyên tý gia giảm [35].

Khương hoạt 9g Xuyên khung 9g

Độc hoạt 9g Hải phong đằng 30g

Quế chi 9g Tang chi 30g

Đương quy 9g - Thuốc bào chế sẵn:

Viên hổ tiềm, mỗi lần 1 viên, ngày uống 2 lần; hoặc Viên tráng cốt bổ khớp, mỗi

lần uống 6 viên ngày uống 2 – 3 lần. Ngoài ra có thể uống thêm thuốc viên tiểu hoạt lạc hay đại hoạt lạc [35].

- Liệu pháp ăn uống:

+ Gà đen luộc: gà mái đen 10 con. Làm gà như bình thường, rửa sạch cho vào nước luộc nhừ, dùng tay xé gà ra, thêm hành, gừng tiêu…để điều vị khi ăn.

+ Canh gân chân giò: Gân chân giò bò hoặc lợn 80g, Kê huyết đằng 50g, muối đủ dùng. Dùng nước sạch rửa sạch chân giò, cho vào nồi, thêm thuốc và khoảng 2 bát rưỡi nước sôi, luộc nhừ đến khi chỉ còn lại khoảng nửa bát nước, thêm muối vừa ăn, uống nước, ăn gân [35].

Dạng khí âm lưỡng suy:

- Triệu chứng: sốt bệnh vào kì cuối, mất lực, ra mồ hôi, sốt nhẹ, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít nước bọt, mạch trầm.

- Nguyên tắc điều trị: Ích khí liễm âm.

- Bài thuốc tiêu biểu: Sinh mạch tán gia vị [35].

Đảng sâm 12g Đan bì 6g

Mạch đông 9g Tri mẫu 9g

Ngũ vị tử 5g Cam thảo nướng 6g

Sinh địa 12g

- Thuốc bào chế sẵn: Viên tri bá địa hoàng, mỗi lần 6g, ngày dùng 3 lần; thuốc

Sinh mạch ẩm, mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần [35].

- Các bài thuốc dân gian hiệu nghiệm:

+ Đảng sâm 1g, Ngũ vị tử 6g. Cho luộc lấy nước uống, mỗi ngày 1 – 2 tễ. + Thái tử sâm 15g, Mạch đông 9g, Ngọc trúc 9g. Lọc lấy nước uống.

+ Đảng sâm 15g, Ngọc trúc 9g, Tri mẫu 9g, Sinh địa 15g. Luộc lấy nước uống [35].

- Liệu pháp ăn uống: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thịt lợn hầm sa sâm: thịt lợn nạc 250g, Sa sâm 300g. Thêm chút muối, hành, gừng. Luộc chín, chia thành 2 phần, dùng trong ngày.

+ Canh gà, cành dâu: Tang chi (chọn cành già) 60g, gà mái già 1 con, một ít muối. Luộc nhừ. Uống nước, ăn thịt gà [35].

2.1.3.8. THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

a) Đại cương

Thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là chứng nhô ra của sụn đệm cột sống là chứng bệnh mà sau khi sụn đệm cột sống phát sinh ra hiện tượng thoái hóa ở một vài nguyên nhân nào đó (như tổn thương, lao động quá sức) dẫn đến hiện tượng một bộ

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 45)