Thoái hóa khớp

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 25)

a) Đại cương:

Thoái hóa khớp là hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm

theo là phản ứng viêm và hiện tượng giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương [27].

Thoái hóa khớp đại thể: khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp và đĩa đệm có màu

vàng nhạt, mờ đục, khô, mềm, mất dần tính đàn hồi, mỏng và nứt rạn [27].

Thoái hóa khớp vi thể: số lượng tế bào sụn giảm, tế bào sụn thưa thớt; các sợi

collagen gãy đứt nhiều chỗ, cấu trúc lộn xộn; phần xương dưới sụn có chỗ xơ hóa dày lên và có hốc nhỏ, trong chứa chất hoạt dịch; phần diềm xương và sụn mọc gai xương [27].

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ở nữ nhiều hơn nam. Thoái hóa khớp thường gặp ở một số vị trí như: đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, khớp gối, khớp háng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số những người mắc bệnh xương khớp thì có khoảng 20% bị thoái hóa khớp, ở Việt Nam tỉ lệ là 10,4% [27].

b) Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

Theo YHCT:

- Thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng “tý” của YHCT, do can thận hư kết hợp với phong, hàn, thấp gây ra [61].

- Do tuổi cao, thận khí hư, vệ khí hư yếu. Vệ ngoại bất cố làm cho tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể, tà khí ứ lại ở cơ nhục, cân mạch, kinh lạc làm khí huyết không thông mà gây nên.

- Do tuổi cao, chức năng của các tạng trong cơ thể hư suy; hoặc do ốm đau lâu ngày; hoặc do bẩm tố cơ thể tiên thiên bất túc; hoặc do phòng dục quá độ khiến cho thận tinh hao tổn, thận hư không nuôi dưỡng được can âm, dẫn tới can huyết hư. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân. - Do lao động nặng nhọc, gánh vác lâu ngày; hoặc do tuổi đã cao, cơ nhục yếu, lại

mạch bị tổn thương dẫn tới đường đi của khí huyết không thông, khí huyết ứ lại gây nên.

Theo YHHĐ:

Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo sụn và thoái hóa sụn.

- Lão hóa:

Tuổi càng cao thì quá trình tái tạo sụn càng giảm, đồng thời tốc độ thoái hóa sụn tăng lên. Sự mất cân bằng giữa hai quá trình này dẫn tới hiện tượng các tế bào sụn già không được thay thế, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharid giảm và rối loạn. Từ đó, chất lượng sụn giảm dần, tính chất đàn hồi và khả năng chịu lực giảm.

- Yếu tố cơ giới:

+ Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.

+ Biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản làm thay đổi hình thái, sự tương quan của khớp.

+ Quá tải: tăng cân, béo phì, nghề nghiệp.

Theo thuyết cơ học: các yếu tố này tác động làm tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích bề mặt khớp hoặc đĩa đệm, lâu ngày gây tổn thương sụn khớp, từ đó gây thoái hóa khớp.

Theo thuyết tế bào: các tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng ra các enzim tiêu protein. Enzym này làm hủy hoại dần chất cơ bản, dẫn tới thoái hóa khớp.

- Các yếu tố khác: Di truyền: cơ địa già sớm, mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương, bệnh Goutte.

c) Phân loại và điều trị bằng thuốc cổ truyền [27]:

- Triệu chứng: cảm giác đau nhức các khớp xương, đặc biệt là vùng lưng, gối. Hạn chế vận động các khớp. Mệt mỏi, thở ngắn. Sợ lạnh, chi lạnh. Tiểu tiện nhiều lần. Lưỡi bè to, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế.

- Pháp điều trị: ích khí, dưỡng thận, khử tà, thông kinh lạc. - Phương dược:

 Cổ phương:

+ Thận khí hoàn gia vị [27].

Thục địa 320g Hoài sơn 160g

Sơn thù 160g Trạch tả 120g

Bạch linh 120g Đan bì 120g

Phụ tử chế 40g Quế chi 40g

Đỗ trọng 120g Tục đoạn 120g

Cẩu tích 120g Cốt toái bổ 120g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12-16g/lần × 2-3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Thoái hóa khớp từ thắt lưng trở lên kèm theo triệu chứng của phong hàn thấp: dùng Quyên tý thang gia vị [27].

Khương hoạt 15g Khương hoàng 15g

Đương quy 15g Hoàng kỳ 15g

Xích thược 15g Phòng phong 15g

Chích cam thảo 04g Cốt toái bổ 15g

Đau xương 15g Tang chi 15g

Đại táo 12g

Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12-16g sắc với nước gừng tươi. Uống 2 lần/ngày, sau ăn 30 phút.

+ Ngoài ra, còn tùy thuộc vào vị trí khớp bị đau mà dùng các thuốc có tác dụng dẫn thuốc lên trên hoặc xuống dưới để đạt được hiệu quả điều trị.

Cốt toái bổ 12g Bổ cốt chỉ 12g

Đảng sâm 12g Kê huyết đằng 12g

Đau xương 12g Rễ cỏ xước 10g

Rễ lá lốt 12g Rễ xấu hổ 12g

Cẩu tích 12g

Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày.  Thể can thận âm hư:

- Triệu chứng: Lưng, cổ và tứ chi đau mỏi; hạn chế vận động; chân tay tê bì; đau dầu âm ỉ, ù tai; hoa mắt, chóng mặt; ngủ ít; lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng; mạch huyền tê sác.

- Pháp điều trị: bổ can thận, thông kinh lạc. - Phương dược:

 Cổ phương:

+ Lục vị địa hoàng hoàn gia vị [27].

Thục đia 320g Hoài sơn 160g

Sơn thù 160g Trạch tả 120g

Bạch linh 120g Đan bì 120g

Tục đoạn 120g Đỗ trọng 120g

Cốt toái bổ 120g Đan sâm 120g

Xuyên khung 40g Đương quy 120g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12-18 g/lần × 2-3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống 1 thang, chia 2 lần.

+ Thoái hóa khớp từ vùng thắt lưng trở xuống do can thận âm hư kèm theo triệu chứng của phong hàn thấp: dùng Độc hoạt kí sinh thang gia vị [27].

Độc hoạt 15g Phòng phong 15g Thục địa 15g Tang kí sinh 15g Tế tân 08g Xuyên khung 10g Tần giao 08g Đương quy 15g Cốt toái bổ 15g

Cam thảo 04g Quế chi 08g Bạch thược 15g

Đỗ trọng 15g Đảng sâm 15g Cẩu tích 15g

Bạch linh 10g Ngưu tất 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sau ăn 30 phút.

Trường hợp chứng hàn tý lâu ngày thêm: Xuyên ô 08g, Thiên niên kiện 12g, Bạch hoa xà 08g để thông kinh lạc, trừ hàn thấp.

+ Thoái hóa khớp do chứng hư nhiều hơn: dùng Tam tý thang gia giảm, sắc

uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sau ăn 30 phút. Tam tý thang là Độc hoạt kí sinh

thang bỏ Tang kí sinh, thêm Hoàng kỳ 15g, Tục đoạn 15g.

 Thuốc nam [27].

Kỷ tử 15g Hà thủ ô 15g

Ngũ gia bì 12g Sâm nam 12g

Hy thiêm thảo 12g Rễ cỏ xước 10g

Gối hạc 12g Tang kí sinh 12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15-20 phút, uống trong ngày.

Thể khí trệ huyết ứ.

- Triệu chứng: khớp xương đau nhức, không lan, hạn chế vận động; chân tay tê bì; sưng nóng một số khớp ở tứ chi; đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; chất lưỡi hồng, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng; mạch trầm sáp.

- Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc. - Phương dược:

 Cổ phương: Tứ vật đào hồng gia giảm [27]:

Xuyên khung 15g Đương quy 15g

Thục địa 15g Bạch thược 15g

Đào nhân 08g Hồng hoa 08g

Tục đoạn 15g Đỗ trọng 15g

Cốt toái bổ 15g Đan sâm 15g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Nếu đau nhiều gia Tang chi 15g hoặc Ngưu tất 15g.

 Thuốc nam [27].

Sâm nam 15g Cam thảo dây 06g

Kê huyết đằng 12g Hà thủ ô 12g

Gối hạc 12g Xuyên khung 12g

Rễ cỏ xước 10g Kê huyết đằng 12g

Huyết giác 10g

Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)