Một số cây thuốc trừ phong thấp

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 76)

2.2.2.1. Thông tin cụ thể một số cây thuốc trừ phong thấp:

Tên khoa học, tên khác, tên đồng nghĩa, tên nước ngoài, bộ phận dùng của các cây được trích từ tài liệu [63]: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

BA KÍCH

Tên khoa học Morinda officinalis, họ Cà phê (Rubiaceae)

Tên khác Ba kích thiên, dây ruột gà, chẩu phóng xì…

Bộ phận dùng: Rễ. Thành phần hóa học:

Anthraglucosid: tectoquinon, alizarin 1 methyl ether, rubiadin…; Anthraquinon: 1, 3, 8-trihydroxy-2-methoxy-anthraquinon (1), 2-hydroxy-1- methoxy-anthraquinon (2) và rubiadin (3) [68]; Iridoid glucosid: asperulosid, monotropein, morindolid, morofficinalosid…; Các sterol: β-sitosterol, oxositosterol…; Lacton: (4R, 5S) 5- hydroxyl hexan – 4 – olid; Các chất vô cơ: K, Na, Mg, Al, Fe, P, …; Đường, nhựa, acid hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C [63].

Tác dụng sinh học:

- Tác dụng tăng lực: bằng phương pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng,

Ba kích với liều 5 -10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày trước lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian chuột bơi [63].

- Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin,

Ba kích dùng với liều 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt [63], [68]; Monotropein chiết xuất từ rễ Ba kích đã được chứng minh là có tác dụng này. Monotropein ức chế sự tổng hợp nitric oxid (iNOS), cyclooxygenase-2 (COX-2), yếu tố hoại tử mô α (TNF-α), và interleukin-1β (IL-1β) mRNA trong các đại thực bào RAW 264.7 khi bị kích thích bởi lipopolysaccharid. Việc điều trị bằng monotropein đã làm giảm sự kết dính ADN của yếu tố nhân κB (NF-κB). Đồng thời, monotropein cũng ngăn chặn sự phosphoryl hóa IκB-α, từ đó ngăn chặn sự giải phóng NF-κB. Trong mô hình viêm ruột kết, monotropein đã làm giảm chỉ số hoạt động của bệnh, giảm hoạt động của myeloperoxidase, và các protein mã

hóa liên quan đến viêm thông qua ngăn chặn sự hoạt hóa NF-κB ở niêm mạc ruột. Tóm lại, những phát hiện này gợi ý tác dụng chống viêm của monotropein chủ yếu liên quan đến ức chế sự có mặt của chất trung gian gây viêm thông qua khử hoạt tính NF-κB, và có vai trò hỗ trợ chữa bệnh trong viêm ruột kết [162]. - Tác dụng chống trầm cảm: cao chiết Ba kích có hiệu quả chống trầm cảm và bảo

vệ thần kinh trong nhiều mô hình động vật gây trầm cảm, thành phần chủ yếu của nó là nhóm chất inulo-oligosaccharid.. Có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh viên nang oligosaccharid từ Ba kích có thể chữa trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, hiệu quả chữa trị tương đương với fluoxetin, phản ứng phụ rất nhẹ [162], [104].

- Tác dụng chống độc: dùng phương pháp gây độc cấp bằng cách tiêm amoni clorua cho chuột nhắt trắng, Ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố độc hại [63].

- Tác dụng trên hệ nội tiết: thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ Ba kích không có tác dụng giống androgen nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen. Đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, tăng cường sức dẻo dai [63].

- Ngoài ra: Thành phần hoạt tính sinh học chủ yếu của loại thảo dược này là anthraquinon, được báo cáo là có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống HIV [63], [68], [158].

- Ba hợp chất anthraquinon (1), (2), (3) chiết xuất từ rễ Ba kích có tác dụng bảo vệ chống lại sự tiêu xương khi thực hiện cắt bỏ buồng trứng ở chuột. Ở nồng độ 0,1 - 10µmol/l chúng làm giảm các lỗ rò do tiêu xương, làm giảm lượng tế bào hủy xương đa nhân, ức chế tartrate resistant acid phosphates (TRAP), enzim cathepsin K, thụ thể calcitonin và carbonic anhydrase II là những thành phần đặc hiệu cho hoạt động của tế bào hủy xương. Ngoài ra, ba hợp chất này còn có tác dụng chặn sự báo hiệu cho tế bào hủy xương của NK- ҡB (nuclear factor kappa B ) và JNK (c-Jun N-terminal kinases) đồng thời điều chỉnh tỉ lệ OPG/RANKL (Osteoprotegerin / receptor activator of NF-ҡB ) của tế bào tạo xương.

Một nghiên cứu khác cho rằng Anthraquinon và Polysaccharid chiết xuất từ Ba kích có liên quan đến việc điều chỉnh cũng như tăng cường sự hình thành xương, tăng sinh tế bào tạo xương in vivo, và có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu xương. So sánh với chuột được kiểm soát bình thường, Polysaccharid làm tăng sự xuất hiện của các gen như BMP-2, Rrankl, rOPG, mARN trên chuột được điều trị bằng Polysaccharid. Các gen này đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, trao đổi chất của xương và sụn.

Như vậy, rễ Ba kích vừa có khả năng ức chế sự tiêu xương, vừa có thể tăng cường sự tái tạo và hình thành xương [68], [158].

- Ngoài ra: Cao chiết ethanol từ củ cây Ba kích có tác dụng giảm huyết áp, tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, bổ trí não, giúp ăn và ngủ ngon [140]. - Độc tính cấp: trên chuột nhắt trắng bằng đường uống có LD50=193g/kg (độ độc

rất thấp) [63].

Tác dụng, công dụng theo YHCT:

- Vị ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy kinh thận.

- Tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp. - Công dụng:

+ Bổ thận dương, mạnh gân cốt trị thận dương suy nhược dẫn dến di tinh, đau mỏi các khớp và tăng cường chức năng miễn dịch trong điều trị chứng loãng xương. + Trừ phong thấp: trị viêm khớp dạng thấp, viêm da…[45], [68], [84], [104].

Liều dùng, cách dùng: 5 – 12g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng [63]. Chống chỉ định, thận trọng

Người âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết [63].

Thảo luận

Ba kích có tác dụng ức chế sự tiêu xương, tăng cường sự tái tạo và hình thành xương, đồng thời có tác dụng tăng lực, tăng cường hiệu lực của androgen và chống viêm phù hợp với tác dụng trừ phong thấp trong YHCT.

Monotropein , Anthraquinon (1, 2, 3), polysaccharid là các hợp chất có hoạt tính sinh học chính.

BẠCH CHỈ

Tên khoa học Angelica dahurica, họ Hoa tán (Apiaceae)

Tên khác Hương bạch chỉ, phong hương. Tên nước ngoài Dahurian angelica (Anh)

Bộ phận dùng: Rễ. Thành phần hóa học:

Tinh dầu: α – pinen, camphen, β – pinen, myrcen, α – terpinen, α – phelandren, Δ3 – caren, terpinolen, 4 – vinylguaicol, isoelemicin, β – elemen, caryophylen, ligustilid, osthol và 7 hợp chất sesquiterpen;

Coumarin: byak – angelicin, byak – angelical, oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin, phelopterin, angelicotoxin, xanthotoxol, isopimpinellin, bergapten, pabulenol alloimperatorin [48],[63], [90].

Tác dụng sinh học:

- Tác dụng kháng khuẩn:

Bằng phương pháp khuyếch tán thuốc trên môi trường cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, liên

cầu khuẩn tán huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn Subtilis, trực khuẩn lỵ Shigella shiga, Sh. sonnei, Sh. flexneri, tràng cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả và trực khuẩn thương hàn.

Ngoài ra Bạch chỉ còn có tác dụng kháng virus [48], [63]. - Tác dụng hạ sốt, giảm đau:

Trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng cách tiêm pepton, nước sắc Bạch chỉ có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acetic 0,6%, Bạch chỉ dùng với liều 10g/kg có tác dụng giảm đau, thể hiện giảm số lần quặn đau một cách có ý nghĩa [48], [63].

- Tác dụng chống viêm, miễn dịch:

+ Với mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin, Bạch chỉ với liều dùng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Coumarin toàn phần chiết từ Bạch chỉ có tác

dụng chống viêm khớp thực nghiệm do albumin hoặc formadehyd gây nên [48], [63]. Trong đó, imperatorin được chứng minh là có tác dụng mạnh nhất trong số các furanocoumarin được phân lập từ Bạch chỉ, ức chế sự biểu hiện COX-2 và sự sản sinh prostaglandin E2 khi bị kích thích bởi LPS. Tác dụng tương tự với cao chiết ethyl acetat rễ Bạch chỉ và falcarindiol phân lập từ phân đoạn chiết hexan của Bạch chỉ [67], [91], [106].

+ Thành phần hoạt động chính của Bạch chỉ là các hợp chất coumarin, chúng có tác dụng ức chế IL-1β gây ra bởi cyclooxygenase-2 (COX-2), ức chế lipopolysaccharid gây ra bởi prostaglandin E2, ức chế acetylcholinesterase và ức chế enzim phân hủy GABA [99]

+ Cao chiết ethanol Bạch chỉ ở nồng độ 25-200 µg/ml có tác dụng chống viêm, thử nghiệm trên tế bào RAW 264,7: cao chiết Bạch chỉ ức chế COX-2 và iNOS dẫn đến ngăn chặn sự sinh ra prostaglandin E2 và dẫn xuất của iNOS (NO) khi bị kích thích bởi LPS. Đồng thời nó làm giảm TNF-α và IL-6, ức chế sự chuyển vị yếu tố nhân NF-ҡB [98].

- Tác dụng giải co thắt cơ trơn, bình suyễn:

Coumarin toàn phần chiết từ Bạch chỉ đối kháng với tác dụng kích thích ruột non thỏ cô lập của acetylcholin, ức chế co bóp tử cung thỏ tại chỗ, đồng thời có tác dụng bình suyễn trên mô hình gây co thắt khí phế quản chuột lang bằng histamin [63].

- Tác dụng kích thích trung khu thần kinh:

Chất angelicotoxin chiết từ Bạch chỉ dùng liều bé có tác dụng kích thích các trung khu vận mạch, hô hấp, thần kinh phế vị, tủy sống gây huyết áp tăng cao, nhịp tim chậm, hô hấp sâu thậm chí có thể gây nôn mửa, chảy nước miếng. Dùng liều cao gây co giật, liệt toàn thân [48], [63].

- Tác dụng đối với hệ tim mạch:

Coumarin toàn phần dùng bằng đường uống làm chậm nhịp tim thỏ, còn điện tim đồ không thay đổi. Hoạt chất isoimperatorin làm hạ huyết áp mèo, ức chế sức co bóp của tim ếch cô lập; còn byakangelicin lại làm giãn mạch vành [63].

- Chống u:

Các chất isoimperatorin và byakangelicin có tác dụng chống khối u [63] - Làm giảm chảy máu do đặt dụng cụ tránh thai [63].

- Độc tính: nước sắc Bạch chỉ ở những vùng trồng khác nhau, bằng đường uống trên chuột nhắt trắng có LD50 vào khoảng từ 42 – 47 g/kg. Coumarin toàn phần bằng đường uống trên chuột nhắt trắng có LD50 bằng 2110 ± 22 mg/kg [63].

Tác dụng, công dụng theo YHCT:

- Vị cay, tính ấm. Quy kinh phế, vị, đại tràng.

- Tác dụng: tán phong, trừ thấp, thông cùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng. - Công dụng:

+ Trừ phong, giảm đau: Chữa đau khớp xương, phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn tính, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày.

+ Giải cảm hàn: Làm thuốc hạ sốt, giảm đau điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu.

+ Giải độc trừ mủ: Chữa viêm tuyến vú, mụn nhọt sưng mủ, vết thương do đụng dập, bỏng, rắn độc cắn.

+ Hành huyết, điều kinh: trị phụ nữ bế kinh, hoặc bệnh băng lậu.

+ Nhuận cơ, kiện cơ nhục: dùng trong trường hợp cơ nhục đau mỏi, vô lực, đặc biệt bệnh đau thắt vùng ngực cho hiệu quả tốt [45], [63].

Cách dùng, liều dùng:

5 – 10g/ngày, sắc nước uống hoặc dùng viên, hoàn, bột.

Dùng ngoài, lượng vừa đủ, nghiền thành bột đắp tại chỗ, hoặc dùng nước sắc để rửa.

Chống chỉ định

Âm hư huyết nhiệt. Sốt xuất huyết [45], [63].

Thảo luận

Bạch chỉ có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, là yếu tố gây ra một số dạng phong thấp (thấp khớp cấp…). Hơn nữa, Bạch chỉ có tác dụng chống viêm, đặc biệt

là chống viêm khớp và tác dụng hạ sốt, giảm đau góp phần chứng minh công dụng trừ phong thấp của Bạch chỉ trong YHCT là phù hợp.

Hợp chất coumarin imperatorin, falcarindiol là hoạt chất chống viêm.

Đề xuất: nghiên cứu thêm tác dụng miễn dịch, chống dị ứng của cao chiết Bạch chỉ.

BẠCH HOA XÀ

Tên khoa học Plumbago zeylanica, họ Đuôi công (Plumbaginaceae).

Tên khác Cây mộng mắt, cây lá đinh, bạch tuyết hoa… Tên nước ngoài Ceylon leadwort, white leadwort (Anh),…

Bộ phận dùng: Rễ và lá. Thành phần hóa học:

Flavonoid, hợp chất phenol, triterpen, acid hữu cơ. Toàn thân chứa plumbagin [63]. Rễ: 2 plumbagic và glucosid, acid 3′-O-β-glucopyranosyl plumbagic và methyl ester của acid 3′-O-β-glucopyranosyl plumbagic; 5 naphthoquinon (plumbagin, chitranon, maritinon, elliptinon và isoshinanolon) và 5 coumarin (seselin, 5-methoxyseselin, suberosin, xanthyletin và xanthoxyletin) [105].

Tác dụng sinh học:

Là tác dụng của dịch chiết hoặc hoạt chất plumbagin.

- Plumbagin (5-hydroxy-2-methylnaphthalene 1,4-dione) là một tinh thể naphthoquinon màu vàng có nhiều trong rễ Bạch hoa xà [71], [125] có tác dụng: + Chống viêm và giảm đau:

Hoạt động chống viêm được thử nghiệm in vivo ở hai liều 200 và 400 mg/kg cao chiết aceton Bạch hoa xà trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan, hoạt động giảm đau thử nghiệm bằng phương pháp sử dụng mâm nóng và gây đau bằng formalin. Diclofenac (100 mg/kg) là chất chuẩn so sánh ở cả 2 mô hình, Morphin (10 mg/kg) là chất chuẩn đối chiếu ở mô hình gây đau bằng formalin. Kết

quả là cao chiết aceton Bạch hoa xà làm giảm viêm ở chuột có ý nghĩa (p < 0,01) khi so sánh với nhóm đối chứng và giảm sự nhận cảm đau có ý nghĩa (p < 0,01) trong giai đoạn sau khi thử với formalin, đồng thời chứng tỏ thuốc này có tác dụng ngoại vi. Plumbagin chống viêm thông qua giảm sản xuất các cytokine tiền viêm (IL-1β, IL-6 và TNF-α) và ức chế chất trung gian gây viêm (iNOS và COX-2) [71], [125].

- Chống u:

+ Chống sarcom sợi gây ra bởi methyl cholanthren ở chuột cống trắng và chống bệnh bạch cầu lympho P388 thực nghiêm [63].

+ Plumbagin ức chế chọn lọc sự xâm nhập của tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà không ảnh hưởng lên tế bào biểu mô RWPE-1 tuyến tiền liệt không tạo u. Sử dụng Plumbagin 2 mg/kg cân nặng bắt đầu sau 3 ngày cấy ngoài tử cung tế bào ung thư tuyến tiền liệt kháng lại hormone DU145 cho thấy sự phát triển khối u giảm dần sau 3 tuần, giảm cả trọng lượng và khối lượng đến 90%. Ngừng điều trị Plumbagin ở chuột đã điều trị Plumbagin trong 4 tuần không thấy hiện tượng khối u phát triển [66].

- Ngoài ra, Plumbagin còn có:

+ Tác dụng kháng khuẩn với nhiều chủng: Staphylococus aureus, Proteus mirabilis,

Shigella flexneri…

+ Trong nhiễm độc diclor diethyl sulfid liều thấp trên thực nghiệm, Bạch hoa xà có khả năng làm giảm các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương ở gan thận do nhiễm độc giảm đi sau 30 ngày điều trị với chiết phẩm Bạch hoa xà.

+ Tác dụng gây sung huyết da, làm phỏng rộp da, được áp dụng tác dụng tại chỗ để thúc đẻ, tác dụng lợi tiểu và ra mồ hôi.

+ Tác dụng chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh và gây sẩy thai ở chuột cống trắng, đồng thời ức chế sự rụng trứng ở thỏ, gây những thương tổn một cách chọn lọc của tinh hoàn ở chó.

+ Tác dụng chống đông máu ở chuột cống trắng. + Tác dụng trị hột cơm, mụn cóc.

+ Tác dụng trị lang ben lúc bắt đầu bị bệnh, và trị hói đầu.

+ Hoạt tính chống nấm đối với Entomophthora floccosum, Metarrhizium nana,… + Tác dụng chống peroxy hóa lipid in vitro và in vivo trên chuột nhắt trắng.

+ Tác dụng diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma vittata, Achaea janata…[63].

Tác dụng, công dụng theo YHCT:

- Vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng thông kinh, hoạt huyết, sát trùng, tiêu viêm, khu phong, trừ thấp,tan máu ứ.

- Công dụng:

+ Trừ phong thấp: chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, hai chân đau không đi được [63], [71], [105].

+ Ngoài ra: Giải thuốc độc, chữa trúng phong, bệnh ngoài da, tiêu chảy, phù, trĩ. Dùng ngoài chữa đinh nhọt, tràng nhạc, sưng vú, sốt chu kì và bệnh lây lan qua đường sinh dục. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau, rắn cắn [63], [71].

Liều dùng, cách dùng

Dùng rễ 10-15g đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống hoặc lấy rễ ngâm rượu xoa bóp. Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ [161].

Chống chỉ định: Người mang thai [63]. Thảo luận

Qua nghiên cứu, cao chiết Bạch hoa xà có tác dụng ức chế sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ở giai đoạn sau có thể di căn vào xương, cột sống, tủy sống…gây ra đau xương theo kiểu miễn dịch tương tự như đau trong phong thấp. Mặt khác Bạch hoa xà lại có tác dụng chống viêm, giảm đau nên phù hợp với việc sử dụng để điều trị phong thấp trong YHCT.

CÀ GAI LEO

Tên khoa học Solanum procumbens, họ Cà (Solanaceae)

Tên khác Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm…

Bộ phận dùng: rễ và cành lá. Thành phần hóa học:

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)