Viêm cột sống dính khớp

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 33)

a) Đại cương

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong các bệnh lí cột sống thể huyết thanh âm tính, không rõ nguyên nhân.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 (80-90%) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức. Bệnh còn có tên bệnh Marie-Strumpell. Tỉ lệ bệnh trên thế giới khoảng 0,1 – 1% dân số. Bệnh chiếm 15,4% trong các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, gặp nhiều ở nam giới (80 – 90%), trẻ tuổi (dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ 80%) [9], [30].

YHCT cho rằng bệnh này là bệnh viêm cột sống có tính tê cứng (Ankylosinh spondylitis) thuộc phạm trù các bệnh tê buốt xương, trong “Hoàng đế nội kinh” đã nói đến nguyên nhân và biểu hiện của bệnh này. Trong “Tố vấn tê luận” viết: “chứng buốt xương kéo dài, do bị nhiễm ngoại tà, có liên quan đến thận”. Người

thận hư, ảnh hưởng lớn đến xương, sinh ra tủy sống, là nơi dự trữ tinh, tinh sinh tủy, tủy sống trong xương, xương được nuôi dưỡng bởi tủy. Tinh thận sung mãn, đầy đủ, xương được cung cấp đầy đủ chất từ tủy sống, xương cũng vững chắc, kiên cố. Nếu như tinh thận bị suy yếu, bị nhiễm ngoại tà, tà ảnh hưởng đến thận thì xương tủy mất chất dinh dưỡng, xương cùng cũng bị tương tự, do vậy mà phát ra chứng tê buốt xương.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động khớp, khả năng lao động, sinh hoạt, chất lượng sống của người bệnh và là nguyên nhân gây tàn phế nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời [35].

b) Nguyên nhân gây bệnh

Theo YHHĐ:

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm cột sống dính khớp. Nhiều tác giả ủng hộ cơ chế nhiễm khuẩn (Chlamydia trachomatis,

Yersina, hoặc Salmonella…) trên một cơ địa di truyền (sự có mặt của kháng nguyên

HLA – 27, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh trong nhóm bệnh lí cột sống huyết thanh âm tính) dẫn đến khởi phát bệnh viêm cột sống dính khớp cũng như các bệnh khác trong nhóm. Trên cơ sở đó, xuất hiện các phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm có sự tham gia của cytokines như TNF-α…dẫn đến tổn thương gân, dây chằng, tại điểm bám tận, viêm bao hoạt dịch…Giai đoạn sau là xơ hóa, calci hóa các dây chằng, bao khớp, có hủy sụn khớp. Trên lâm sàng biểu hiện bởi hạn chế vận động (cứng cột sống và khớp) nhanh chóng [9], [30].

Tây y có nghiên cứu cho biết ngoài yếu tố di truyền thì bệnh này có thể liên quan đến yếu tố sau:

+ Nhân tố lây nhiễm: người ta cho rằng, hệ thống tiết niệu bị cảm nhiễm là nhân tố quan trọng gây ra bệnh này. Ở bệnh nhân nam, đa phần là do viêm túi tinh tuyến tiền liệt gây ra. Hoạt động lây nhiễm này có thể thông qua hạch hoặc tĩnh mạch và xâm nhập đầu tiên vào các đốt xương cùng, đến cột sống có thể lan rộng đến cả hệ tuần hoàn làm cho toàn cơ thể có triệu chứng bệnh, cả các khớp xương xung quanh và hệ cơ, gân.

+ Bị tổn thương do tác động bên ngoài tuyến cận giáp trạng. Bị bệnh lao phổi, nhiễm độc chì, đường hô hấp bị viêm nhiễm, bệnh lậu, viêm nhiễm cục bộ làm mưng mủ, dị ứng đều có thể là nhân tố gây ra bệnh này, nhưng vẫn còn chưa đủ những bằng chứng để có thể chẩn đoán như vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn để chứng minh đầy đủ [9], [30], [35].

Theo YHCT:

Cho rằng bệnh này phần lớn là do bị nhiễm lạnh, ngâm trong môi trường ẩm ướt quá nhiều, tổn thương do ngã, dịch huyết làm cản trở hệ kinh lạc, khí huyết không lưu thông tốt hoặc do bẩm sinh, thiếu dịch thận hoặc do xương bị thiếu chất dinh dưỡng gây ra [35].

Nhiễm tà phong hàn thấp: bệnh này do sống ở vùng lạnh, ẩm, gặp gió, quần áo

ẩm ướt, hoặc khí hậu biến đổi bất thường, nóng lạnh đan xen mà dẫn đến bị tà phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, lưu lại trong kinh lạc, trong các khớp xương, khí huyết tê buốt, khó lưu thông mà gây ra bệnh này.

Nhiễm nóng, ẩm: khí hậu nóng ẩm, hoặc mùa hè kéo dài hơi nóng hoặc ẩm ướt

lại tích lại, uất hận uất ức mà hóa nóng, tà khí nóng ẩm xâm nhập vào hệ thần kinh làm tê buốt và ngăn trở khí huyết gân cốt mất chất dinh dưỡng mà gây ra bệnh này.

Ứ huyết trở lạc: bị bầm tím do ngã, ảnh hưởng đến lưng, dịch huyết bị tắc, làm

ngưng trệ kinh mạch, khí huyết lưu thông không tốt làm gân cốt mất chất dinh dưỡng mà gây ra bệnh này.

Tinh thận suy yếu: có thể do bẩm sinh, cộng thêm với lao động quá sức hoặc cơ

thể suy nhược do bị bệnh, cơ thể người già suy yếu hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ mà dẫn đến tinh thần bị tổn hại, gân cốt thiếu chất dinh dưỡng mà phát sinh ra bệnh này.

Tóm lại biểu hiện bệnh lí cơ bản của bệnh này là do bẩm sinh, tinh thận bị suy yếu, gân cốt thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng những yếu tố cơ bản làm cho bệnh này phát sinh là: bị tê buốt do nhiễm lạnh ẩm, sự xâm hại của điều kiện nóng ẩm, ứ huyết trở lại, khí huyết lưu thong không tốt [35].

c) Phân loại và điều trị bằng thuốc cổ truyền

Nhiễm tà phong hàn thấp:

- Triệu chứng: lưng bị đau, ảnh hưởng đễn xương chậu rồi lan xuống đùi, hoặc ảnh hưởng đến đầu gối và bắp chân hoặc gặp nóng lạnh, lưng có cảm giác bị lạnh, gặp lạnh mà bệnh nặng thêm, lưỡi có rêu trắng, mạch phù.

- Bài thuốc tiêu biểu [32].

Độc hoạt 10g Đỗ trọng 12g Thược dược 10g

Tần giao 12g Ngưu tất 10g Phục linh 12g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tế tân 6g Đẳng sâm 12g Quế chi 10g

Xuyên khung 10g Hoàng kỳ 12g Chế xuyên ô 10g

Đương quy 12g Tục đoạn 12g Thảo ô 10g

Thục địa 15g Phong phong 10g

Tác dụng chữa trị: trong phương có Độc hoạt, Tế tân, Chế xuyên ô, Thảo ô trừ phong tháng ẩm, tán hàn giảm đau; Quế chi ôn kinh thông lạc, là vị thuốc chính; Thục đia, Tục đoạn, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ ích can thận, cường tráng gân cốt, là vị thuốc phụ; Xuyên khung, Đương quy bổ huyết hoạt huyết; Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí phù tỳ là tá dược, làm cho khí huyết dồi dào, là vị thuốc trợ chủ để đuổi tà; lấy Tần giao, Phòng phong tiêu trừ tà phong, lạnh, ẩm ướt xung quanh mình. Nhiều vị thuốc kết hợp có tác dụng phù chính tiêu tà tiêu phong, tán hàn, tiêu trừ ẩm ướt, giảm đau [35].

- Thuốc bào chế sẵn: Lôi công đằng phiến, mỗi lần 1 – 2 viên, mỗi ngày 3 lần, dùng nước sôi ấm để uống; hoặc Phong thấp hàn thống phiến, mỗi lần 6 – 8 viên, người bệnh nặng thì 12 – 15 viên, mỗi ngày 3 lần, dùng nước sôi ấm để uống; hoặc

Cốt thích tiêu thống dịch, mỗi lần 10 – 15ml, mỗi ngày 2 lần [35].

Sự xâm nhập của điều kiện nóng ẩm:

- Triệu chứng: Lưng và bộ phận đùi bị đau, sau khi hoạt động có thể giảm, miệng khô muốn ăn, không sợ lạnh nhưng sợ nóng, lưỡi đỏ có rêu vàn rất dày, mạch sác.

- Phương thuốc đại diện: Tứ diệu hoàn gia vị [35].

Thương truật 10g Chi tử 10g

Hoàng bá 10g Xuyên đoạn 10g

Xuyên ngưu tất 15g Nhũ hương 8g

Ý dĩ nhân 30g Một dược 8g

Kê huyết đằng 30g Đỗ trọng 10g

Tác dụng chữa trị: Thương truật khổ ôn táo thấp, Hoàng bá khổ hàn thanh nhiệt hạ tiêu, thanh lợi thấp nhiệt, thêm vị Ngưu tất thông mạch lợi gân; dẫn được hạ hành, cũng có chức năng cường tráng gân cốt; Tục đoạn, Đỗ trọng, Ngưu tất tráng kiện gân cốt, phối hợp Chi tử và Hoàng bá là thanh lợi thấp nhiệt; Nhũ hương, Một dược hành ứ giảm đau, Kê huyết đằng thông kinh hoạt lạc. Toàn bộ phương thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc giảm đau.

- Thuốc bào chế sẵn: Tứ diệu hoàn, mỗi lần 9g, mỗi ngày 3 lần, dùng nước đun sôi ấm để uống thuốc; hoặc Tam hoàng phiến mỗi lần 4 viên, mỗi ngày 3 lần, dùng nước sôi ấm để uống thuốc [35].

- Liệu pháp ăn uống:

Lão tang chi (cành dâu già) nấu nước nhân ý dĩ:

Lão tang chi 100g Ý dĩ nhân 50g

Tần giao 15g Mộc thông 10g

1 ít đường trắng

Cho các vị thuốc vào nồi sắc đến khi còn 300ml, lọc bỏ bã chắt lấy nước, thêm một ít đường trắng cho dễ uống, mỗi ngày một thang.

Ứ huyết trở lạc:

- Triệu chứng: Lưng và phần đùi bị đau, ban ngày chỉ thấy hơi đau, đau chủ yếu vào ban đêm, cột sống khó khăn, lưỡi có màu tím, hoặc có những vết chấm, mạch sác.

- Nguyên tắc trị liệu: hoạt huyết tiêu ứ, thông lạc giảm đau. - Bài thuốc tiêu biểu: Thân thống trục ứ thang gia giảm [32].

Xuyên khung 12g Tần giao 10g

Đào nhân 10g Miết giáp 10g

Hồng hoa 10g Khương hoạt 10g

Một dược 10g Địa long 10g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngũ linh chi 10g Hương phụ 15g

Tác dụng chữa trị: Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, tiêu ứ; Một dược, Ngũ linh chi tiêu thũng giảm đau và tăng cường tiêu ứ; Hương phụ hành khí, hoạt huyết; Ngưu tất làm tan tụ huyết và cường tráng yên sơn; Tần giao, Khương hoạt giải trừ đau nhức cơ thể; thêm Miết giáp cùng phối hợp với Địa long thông lạc tiêu ứ. Toàn bộ phương thuốc có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông lạc giảm đau.

- Thuốc bào chế sẵn: Kê huyết đằng cao, mỗi lần 9g, mỗi ngày 2 lần, khi uống nước và rượu mỗi thứ một nửa đun cách thủy; hoặc Thiên ma hoàng, mỗi lần 2

viên, mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng nước đun sôi ấm để uống; Hoạt lạc kiện thân dịch, mỗi lần 25 – 35 ml, mỗi ngày 2 – 3 lần [35].

Thận hư:

- Triệu chứng: Lưng, phần đùi đau và mỏi, lưng và đầu gối chịu lực kém, nếu lao động sẽ thêm đau; đối với người mà thận dương suy yếu, sợ lạnh, bị nhiễm lạnh sẽ đau hơn, sắc mặt trắng, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm; người mà thận âm suy yếu, mất ngủ, miệng khô, chân tay nóng, gót chân đau, lưỡi đỏ, mạch tế.

Thận dương hư:

- Nguyên tắc trị liệu: ôn bổ thận dương, hoạt huyết, tiêu phong, giảm đau. - Bài thuốc tiêu biểu: Điểu đầu quế chi thang [35].

Chế xuyên ô, Thảo ô Mỗi loại 9g Tang kí sinh 15

Chích cam thảo 9g Tế tân 3g

Thục địa 10g Phòng phong 9g

Đương quy 10g Hồng hoa 9g

Xuyên khung 10g Nhục quế 9g

Nhũ hương 9g Tục đoạn 15g

Chế một dược 9g Đỗ trọng 15g

Tác dụng chữa trị: trong phương thuốc có Thỏ ti tử, Nhục quế, Tục đoạn, Đỗ trọng ôn bổ thận dương; Thục địa, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa dưỡng huyết tiêu ứ; Độc hoạt, Tang kí sinh tiêu phong thắng thấp; Chế Xuyên ô, Thảo ô, Nhũ hương tán hàn hoạt huyết, giảm đau; Té tân, Phòng phong tiêu phong thấp và có thể giảm độc. Toàn bộ các vị thuốc có chung tác dụng ôn bổ thận dương, hoạt huyết tiêu phong giảm đau.

Thận âm hư:

- Nguyên tắc trị liệu: bổ thận âm, giúp họat huyết tiêu trừ phong, giảm đau. - Phương thuốc thường dùng: Thược dược, cam thảo thang gia vị [35].

Bạch thược 20g Nhũ hương 9g

Cam thảo 9g Một dược 9g

Sinh địa 30g Phòng phong 9g

Mạch đông 15g Tục đoạn 9g

Đan sâm 25g Tang kí sinh 15g

Mộc qua 15g Độc hoạt 9g

Kỳ tử 15g Quy bản 10g

Tác dụng chữa trị: trong phương thuốc có Kỳ tử, Sinh địa, Mạch đông, Quy bản tẩm âm bổ thận; Thược dược, Cam thảo giảm đau; Đan sâm, Nhũ hương, Một dược hoạt tụ, tiêu phù, giảm đau; Mộc qua thư cân hoạt lạc; Tang kí sinh, Độc hoạt trừ phong thắng thấp để trị đau buốt; Tục bổ can thận, thông huyết mạch, có thể tiêu phù giảm đau. Dùng tổng hợp các vị thuốc này có tác dụng tẩm âm bổ thận, hoạt huyết trừ phong giảm đau.

- Thuốc bào chế sẵn: Hoạt huyết thư cân dịch, mỗi lần 25ml, mỗi ngày 2 lần; hoặc Thư cân kiện yêu hoàn, mỗi lần 5g, mỗi ngày 3 lần, dùng nước đun sôi ấm để uống thuốc; Mộc qua hoàn, mỗi lần 9g, mỗi ngày 2 lần; dùng nước đun sôi ấm để uống; hoặc Chi bạch địa hoàng hoàn, mỗi lần 9g, mỗi ngày 2 lần, dùng nước sôi ấm để uống thuốc [35].

- Liệu pháp ăn uống: + Hoa đà diên thọ tửu [35].

Kỷ tử 20g Hoàng tinh 20g

Thiên đông 15g Thương truật 15g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùng tiết 10g Cẩu tích 15g

Các vị thuốc trên cho vào bình thủy tinh to, đổ rượu trắng vào ngâm 7 ngày, mỗi lần uống 25ml, mỗi ngày 2 – 3 lần.

+ Nhục quế cháo [35].

Nhục quế 5g, gạo tẻ 50g, một lượng đường đỏ thích hợp. Sắc Nhục quế , gạn lấy nước cốt, bỏ bã sau đó dùng gạo tẻ nấu cháo, sau khi cháo sôi, đổ nước cốt quế vào cùng 1 ít đường đỏ, đun thành cháo hỗn hợp, vừa ăn. Mỗi ngày dùng một thang.

2.1.3.5. BỆNH GOUT

a) Đại cương

Bệnh gout (thống phong) là một bệnh chuyển hóa, có tăng acid uric trong máu,

có biểu hiện ở khớp, sụn, xương, dưới da, thận [46].

Tên bệnh từ gốc chữ La Tinh là Gotta (đông vón thành giọt) hay gốc chữ Hy Lạp là PODAGRA (podos: bàn chân, agras: đông vón) [46].

Gout là bệnh hay gặp nhất trong nhóm các bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa. Là bệnh thường gặp ở Châu Âu, chiếm khoảng 0,02 – 0,2% dân số, gặp chủ yếu ở nam giới (95%), tuổi trung niên (30 – 40 tuổi) [60].

b) Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Theo YHCT:

YHCT cho rằng bệnh gout mặc dù thuộc về phạm trù của chứng tý nhưng do bệnh tình đau nhiều; hay tái phát, liên miên không trị dứt dẫn đến biến dạng các khớp, hơn nữa lại có nhiều dạng triệu chứng khác nhau của bệnh lại có một số các đặc điểm khác với chứng tê thông thường. Đông y cho rằng nguyên nhân phát ra bệnh này đa phần là do ngoại cảm hàn tà, nhiệt tà hoặc phong tà, hàn tà xâm nhập,

lưu tắc lâu ngày hóa nhiệt, hoặc do nội thương, can thận không tốt hoặc chứng tê lâu ngày, huyết dịch đàm cản trở kinh lạc mà phát bệnh [35].

Thấp nhiệt tắc trở:

Phần nhiều nguyên nhân là do ngoại cảm phong tà, nhiệt tà và thấp tà tương kết, 3 loại tà này kết hợp với nhau mà thành bệnh, hoặc do thấp tà…nhiệt tà làm ảnh hưởng đến gân cốt và kinh lạc, hoặc là phong hàn thấp hóa nhiệt, bị tê cứng cản trở kinh lạc, khớp xương hoặc do sẵn có nhiệt bên trong lại mắc thêm ngoại tà phong, hàn, thấp, làm cho ngoại tà phong thấp nhiệt lưu lại ở cơ thể, kinh lạc, khớp xương, tắc lại không thông mà thành đau nóng. Tác giả Chu Đan Khê trong cuốn “Cách tri dư luận - bàn về bệnh tê thấp” đã nói: “Những người bị tê thấp, đa phần là do máu nóng, sôi sục, sau này hoặc do lội qua nước lạnh, hoặc sống trong vùng ẩm thấp, hoặc quạt mát quá nhiều, hoặc nằm ngủ nơi có gió mạnh nên lạnh bên ngoài mà máu lại nóng, sinh ra mồ hôi lạnh, ngưng đọng lại nên thấy đau, thường thấy đau nhiều hơn về ban đêm. Tác giả Kim Quế Dực viết “phủ tạng kinh lạc ban đầu trữ nhiệt, lại mắc thêm ngoại tà khi phong hàn thấp, nhiệt thành hàn tà, khi không thông, lâu ngày hàn tà hóa nhiệt, thấy đau nhức”. Sách “Y kinh” của Cố Tùng Viên viết “ở những người bị bệnh lâu ngày, phong tà hóa hỏa, hàn tà hóa nhiệt, thấp tà hóa đàm” [35].

Huyết dịch đàm tắc:

Nguyên nhân chủ yếu là do tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt lưu tắc lâu ngày tại khớp các dịch thể, hoặc do chính khí không đủ, can thận suy tổn, khí huyết vận hành không thuận lợi mà thành chứng tý. Điều này làm cho khí huyết vận hành

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp (Trang 33)