Khả năng hòa tan lânkhó tan của các dòngvi khuẩn

Một phần của tài liệu phân lập và khảo sát đặc tính vi khuẩn nội sinh cây lúa trồng trên đất ở huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 50)

Để định lượng lượng P2O5 hòa tan của các dòng vi khuẩn sử dụng phương pháp so màu Oniani ở bước sóng 880 nm. Khả năng hòa tan lânkhó tan của các dòng vi khuẩn phân lập thể hiện qua mức hấp thụ quang phổ của các mẫu đo. Những mẫu có

1,650c 2,172a 2,122b 1,449d 0 0,5 1 1,5 2 2,5

Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8

H àm l ƣ ợn g đ ạm ( µ g/ m l)

màu xanh càng đậm thì mức hấp thu quang phổ càng lớn và khả năng hòa tan lân khó tan càng cao và ngược lại.

Từ kết quả thầy rằng tất cả 26 dòng vi khuẩn đều có khả năng hòa tan lân khó tan vì lượng P2O5 của các dòng vi khuẩn sinh ra đều cao và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các dòng vi khuẩn.

Nhìn chung, khả năng hòa tan lân của vi khuẩn có sự biến động theo thời gian. Hầu hết các dòng vi khuẩn có khả năng tạo ra P2O5 hòa tan cao sau 5 ngày chủng. Sau 10 ngày chủng, hàm lượng P2O5 hòa tan tăng lên và đạt hàm lượng cao nhất do vi khuẩn tăng sinh khối mạnh, lượng acid hữu cơ được tổng hợp nhiều ở thời điểm này giúp lân khó tan được phân giải nhiều sản sinh P2O5, sau đó hàm lượng hòa tan của hầu hết các dòng vi khuẩn giảm dần đến ngày 20 do môi trường cạn kiệt dinh dưỡng hay do ngộ độc nên vi khuẩn hoạt động yếu dần. Tuy nhiên, dòng SH4 có khả năng hòa tan lân khó tan cao nhất với lượng lân hòa tan tăng dần đến ngày 15 và sau đó giảm dần tới ngày 20 và 4 dòng SH7, SH14, SH15 và SH16 có hàm lượng lân hòa tan tăng dần đến ngày 10, giảm ở ngày 15 sau đó lại tăng nhẹ ở ngày 20. Lượng P2O5 cao nhất được dòng SH4 sinh ra (196,188µg/ml) ở ngày 15 và lượng P2O5 thấp nhất do dòng SH23 sinh ra (13,398µg/ml) ở ngày 5 (Bảng 11).

So với kết quả nghiên cứu của Lăng Ngọc Dậu (2006) khảo sát khả năng tạo lượng lân hòa tan của các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập từ thân và rễ cây lúa mùa cao sản trên môi trường Nfb thì lượng lân hòa tan tạo ra thấp hơn rất nhiều và thời điểm đạt lượng lân cao nhất khác nhau. Theo nghiên cứu của Lăng Ngọc Dậu (2006) thì lượng lân hòa tan cao nhất đạt tới 1334,51µg/ml và thời điểm 20 ngày có lượng lân cao nhất. Kết quả này cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2008) về vi khuẩn nội sinh trong cây cỏ chăn nuôi phân lập trên môi trường RMR (361,36µg/ml ). Tuy nhiên, kết quả này lại cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu vi khuẩn nội sinh phân lập ở cây Cúc Xuyên Chi trên môi trường RMR của Lương Thị Hồng Hiệp (2010) với hàm lượng lân cao nhất đạt 27, 94 µg/ml.

Bảng 11: Khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc trên môi trƣờng RMR sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày chủng

STT vi khuẩn Dòng

Hàm lƣợng lân trung bình (µg/ml)

Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 20

1 SH1 31,373o 73,491h 37,323r 32,997s 2 SH2 42,830j 85,459f 46,558o 44,935m 3 SH3 38,583m 108,924e 50,311m 39,302p 4 SH4 172,706a 175,591a 196,188a 150,465a 5 SH5 49,644i 76,430gh 52,928k 51,137k 6 SH6 109,990c 112,336e 111,743c 108,605c 7 SH7 132,114b 168,819b 141,274b 141,473b 8 SH8 41,348k 132,388c 54,706j 52,636j 9 SH9 26,435r 64,672j 32,533u 30,982t 10 SH10 29,891p 68,661i 51,694l 40,904o 11 SH11 68,212g 77,953g 74,114g 65,556g 12 SH12 32,854n 59,055k 49,175n 43,540n 13 SH13 80,064e 173,963a 100,632e 59,302i 14 SH14 27,126q 75,223gh 60,632h 60,646h 15 SH15 30,385p 47,927m 33,867t 34,238r 16 SH16 64,064h 86,719f 75,392f 82,041e 17 SH17 98,632d 116,798d 110,953d 98,320d 18 SH18 23,669tu 56,588kl 50,311m 21,783w 19 SH19 39,768l 67,874ij 56,978i 48,140l 20 SH20 24,854s 46,352m 40,731q 31,137t 21 SH21 23,077u 52,808l 35,546s 34,186r 22 SH22 71,274f 119,948d 86,064f 77,700f 23 SH23 13,398w 66,404ij 54,854j 43,385n 24 SH24 15,472v 55,433kl 50,953m 35,943q 25 SH25 23,768t 55,381kl 44,435p 24,677u 26 SH26 25,249s 56,903k 44,731p 23,333v CV % = 1,447; LSD.01 = 1,002

Ghi chú: Các giá trị trung bình theo sau bởi các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa ở 1% theo kiểm định LSD

Sau 5 ngày chủng, lượng lân hòa tan được các dòng vi khuẩn tạo ra khá cao (13,398 - 172,706 µg/ml), trong đó 3 dòng SH4, SH6 và SH7 sinh ra lượng lân hòa tan cao nhất (109,990 - 172,706 µg/ml) và 2 dòng SH23, SH24 sinh ra lượng lân hòa tan thấp nhất (13,398 - 15,472 µg/ml).

Sau 10 ngày, lượng lân hòa tan của tất cả các dòng vi khuẩn tăng lên (trên 40 µg/ml) và hầu hết đều đạt hàm lượng cao nhất, trừ dòng SH4, trong đó các dòng SH3,

SH4, SH6, SH7, SH8, SH13, SH17 và SH22 đều sinh ra lượng lân hòa tan cao hơn 100 µg/ml. Dòng SH4 có lượng lân hòa tan cao nhất (175, 591 µg/ml).

Sau 15 ngày, hàm lượng lân hòa tan của hầu hết các dòng đều giảm nhưng vẫn rất cao (trên 35 µg/ml), trong đó 4 dòng SH6, SH7, SH13 và SH17 vẫn có lượng lân hòa tan trên 100 µg/ml. Riêng dòng SH4 có lượng lân hòa tan tăng so với ngày 10 và đạt hàm lượng cao nhất với 196,188 µg/ml.

Sau 20 ngày, lượng lân hòa tan của đa số các dòng vi khuẩn đều giảm nhưng 3 dòng SH4, SH6 và SH7 vẫn có lượng lân hòa tan trên 100 µg/ml. Hàm lượng lân cao nhất ở dòng SH4 (150,465 µg/ml) và hàm lượng lân thấp nhất ở dòng SH18 (21,783 µg/ml).

Từ các kết quả trên thấy rằng 4 dòng SH4, SH6, SH7 và SH17 hòa tan được lượng lân cao và đồng đều trong suốt thời gian khảo sát.

Hình 6: Lƣợng lân hòa tan trung bình của tất cả các dòng vi khuẩn theo ngày sau khi chủng

Lượng lân trung bình của tất cả các dòng vi khuẩn theo từng ngày sau khi chủng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% theo kiểm định LSD. Lượng lân hòa tan tăng dần đến ngày 10 và bắt đầu giảm dần đến ngày 20. Lượng lân hòa tan đạt cao nhất ở ngày 10, tiếp theo lần lượt là ngày 15 và ngày 20 và đạt thấp nhất ở ngày 5 (Hình 6).

Một phần của tài liệu phân lập và khảo sát đặc tính vi khuẩn nội sinh cây lúa trồng trên đất ở huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)