Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Hồng số 8 (Trang 72)

2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp tại công ty 1Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tham gia đấu thầu.

2.1.3Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu

để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu

Trong nền kinh tế thị trường Marketing có vai trò hết sức quan trọng, nó là công cụ đặc biệt giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh .Ở Công ty Sông Hồng số 8 công tác Marketing chưa được tổ chức thực hiện một cách bài bản dựa trên nguyên lý của môn khoa học này. Phòng thị trường của

Công ty có thể được coi là bộ phận đảm nhiệm các nhiệm vụ Marketing. Nhưng công tác Marketing chưa thực sự được đào tạo bài bản và chưa thực sự được coi là một hoạt động có tính liên tục trong công ty.

Thực tế hiện nay, ở nước ta công tác Marketing trong các doanh nghiệp xây dựng về cơ bản tương đồng với Marketing trong các doanh nghiệp công nghiệp. Nhưng cũng có những đặc điểm tương đối khác biệt so với Marketing trong doanh nghiệp công nhiệp.. Đặc điểm riêng đó chính là hiện tượng tồn tại trong hoạt động Marketing “ngầm” có tính chất tiêu cực bị luật pháp cấm nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng tìm mọi cách để thực hiện tìm nhằm tạo lợi thế cho mình. Đó là do tính chất đặt thù của nghành xây dựng cơ bản hiện nay là hầu như đều phụ thuộc vào vốn của nhà nước. Do vậy mà nó tạo nên những tiêu cực nhất định trong Marketing của các doanh nghiệp xây dựng. Điều này lý giải tại sao hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều không quá chú trong tới công tác Marketing. Mức độ của các hoạt động này tùy thuộc vào quy mô, vị trí và đặc biệt là mối quan hệ của Công ty với các cấp, các ngành và các chủ đầu tư.

Các nội dung của công tác Marketing trong xây dựng cơ bản bao trùm hầu hết các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty:

- Tìm kiếm, nắm bắt, phân loại, đánh giá các thông tin về đầu tư xây dựng của các cấp các ngành, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường tham gia đấu thầu tạo công ăn việc làm cho Công ty.

- Khảo sát thực địa công trình, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp, nắm bắt biến động gía cả thị trường để phục vụ công tác lập giá dự thầu hợp lý có sức cạnh tranh.

- Thu thập, phân tích, đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu để giúp Công ty có biện pháp đối phó kịp thời với các tình huống cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả đấu thầu.

- Tìm hiểu phân tích các thông tin về chủ đầu tư, các đối tác kinh doanh để đề xuất các biện pháp huy động và thu hồi vốn kịp thời (Marketing tài chính) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty .

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây Công ty phải lựa chọn và thực hiện các chiến lược Marketing sau đây:

Một là:Chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu

Muốn có một chiến lược đầu tư về xây dựng tốt các nhà đầu tư phải biết phân đoạn thị trường từ đó phân tích và đánh giá kết hợp với các đặc điểm thế mạnh của

Công ty để tìm ra được thị trường mục tiêu đối với Công ty mình. Muốn thực hiện chiến lược này, Công ty phải phân chia thị trường xây dựng thành các loại thị trường có tính đồng nhất cao để từ đó đưa ra các biện pháp cạnh tranh hiệu quả. Sau đây là cách phân đoạn thị trường cơ bản của Công ty.

- Phân đoạn thị trường theo ngành: Thị trường xây dựng ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp thủy lợi, ngành giao thông vận tải.

- Phân đoạn thị trường theo khu vực địa lý: thị trường xây dựng trong nước, ngoài nước, thị trường xây dựng miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

- Phân đoạn thị trường theo tính chất xã hội: thị trường xây dựng thành phố, thị trường xây dựng nông thôn, thị trường xây dựng miền núi.

- Phân doạn thị trường theo tính chất cạnh tranh: thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường cạnh tranh hòan hảo...

Từ việc phân đoạn thị trường, bộ phận Marketing sẽ có những phân tích đánh giá ưu nhược điểm của mỗi phân khúc. Sau đó, kết hợp với các ưu thế cũng như hạn chế của công ty từ đó tìm ra được thị trườn tiềm năng nhất đối với công ty.

Hai là: Chiến lược cạnh tranh.

Trong giai đoạn ngày nay, ở bất cứ lĩnh vực nào thì cạnh tranh cũng là điều không thể tránh khỏi. Có quá nhiều đối thủ khiến một Công ty muốn vươn lên thì cần phải xác định được ưu thế của mình và hạn chế của đối thủ cạnh tranh để có thể có được lợi thế so với đối thủ.

Trong chiến lược cạnh tranh Công ty có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:

- Cạnh tranh bằng cách đặt giá tranh thầu thấp: Cạnh tranh giá thấp có thể giúp Công ty thắng thầu. Nhưng cần cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. Điều này cần đặc biệt lưu ý hơn khi Công ty có năng lực tài chính hạn chế.

- Với một bề dày 6 năm thi công các công trình của mình với các chủ đầu tư bằng các hình thức trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tạp chí, truyền hình đặc biệt là trên tạp chí chuyên ngành xây dựng. Đồng thời Công ty nên tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm của ngành xây dựng và ngành giao thông hàng năm.

- Cạnh tranh bằng chất lượng công trình: Nếu không thể có những điều kiện vượt bậc so với đối thủ thì Công ty chỉ có thẻ đảm bảo lợi thế của mình bằng chất lượng công trình thi công. Chất lượng công trình tốt sẽ tạo được uy tín nơi khách hàng và nâng cao được hình ảnh công ty trong nghành.

- Cạnh tranh bằng tiến độ thi công: Trong các công trình xây lắp thời gian thi công thường dài. Đồng nghĩa với việc là thời gian vốn không sinh lời là lâu. Do vậy nếu đảm bảo được thời gian thi công nhanh chóng và kịp thời cho chủ đầu tư thì đây chính là lợi thế rất lớn của công ty với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Ba là: Nâng cao uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư, tạo mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan chính quyền Nhà nước, các địa phương

Trong hoạt động đấu thầu, uy tín của nhà thầu là nhân tố có ảnh hưởng tích cực làm tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ. Nhân tố này chính là chìa khóa ban đầu cho sự thành công của công ty. Có thể nói uy tín cũng như là việc Công ty không cần phải quảng cáo giới thiệu bản thân mà tự công ty đã có một sức ảnh hưởng nhất định tới chủ đầu tư hay các nhà cung cấp… Uy tín của công ty với các chủ đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp và các cơ quan chính quyền nhà nước địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công việc kinh doanh của công ty.

Uy tín của Công ty thể hiện ở chất lượng công trình , khả năng dảm bảo tiến độ hợp đồng, khả năng thực hiện thi công các công trình khác nhau và sự nghiêm túc thực hiên các hợp đồng. Vì vậy việc nâng cao uy tín của Công ty cũng theo xu hướng này:

- Chất lượng công trình phụ thuộc nguyên vật liệu sử dụng, máy móc thiết bị sử dụng và trình độ công nhân thi công. Vì vậy để đạt được chất lượng cao đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng trong khi quản lý về nguyên vật liệu cung như máy móc thiết bị sử dụng.

- Khả năng đảm bảo tiến độ thi công trước hết tùy thuộc vào việc lập tiến độ thi công có phù hợp hay không, mặt khác nó phụ thuộc năng lực thi công của Công ty. Nếu kết hợp giữa kế hoạch và năng lực thực tế của công ty một cách hợp lý thì tiến độ thi công sẽ được đảm bảo đúng như quy định của hợp đồng.

- Cái trực tiếp tạo nên uy tín cho công ty với chủ đầu tư trong mỗi công cuộc hợp tác đó là sự nghiêm túc của Công ty trong thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng và xây lắp. Cho nên việc tuân thủ đúng theo hợp đồng là bắt buộc và hết sức quan trọng. Vì vậy, trước khi kí kết hợp đồng nhà thầu phải đảm bảo rằng hợp đồng này phải thảo mãn 2 điều kiện. Đó là nhà thầu phải thực hiện được các điều khoản đã nêu trong hợp đồng và giá trị kinh tế mà hợp đồng mang lại cho nhà thầu phải ở mức chấp nhận được theo quy định của nhà thầu. Nhưng có những hợp đồng không mang lại lợi ích kinh tế nhiều cho nhà thầu hoặc có thể là thua lỗ nhưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bù lại với sự thành công mang lại cho chủ đầu tư thì nhà thầu sẽ có được uy tín không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn rất nhiều đối tượng khác nữa.

- Bên cạnh việc nâng cao uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư, Công ty còn cần tạo mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp, các ngân hàng, các cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước các cấp, các cơ quan chức năng thuộc Chính Phủ và Bộ có vai trò quan trọng trong phê duyệt đấu thầu.

Đây là những đối tượng phục vụ rất nhiều tạo điều thuận lợi cho hoạt động của công ty. Nếu công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp đây là điều đặc biệt thuận lợi với các công ty xây dựng. Nguyên vật liệu chiếm 70% giá trị công trình. Nên nếu có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thì Công ty sẽ có thể có được nguồn nguyên vật liệu sẵn có, giá nguyên vật liệu ổn định và có thể được thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu. Đối với các ngân hàng hay các cơ quan tài chính Công ty có thể có được nguồn vốn vay ổn định hay có thể nhận được bảo lãnh dự thầu một cách thuận lợi. Càng thuận lợi hơn khi Công ty có mối quan hệ với các cơ quan nhà nước. Nếu có được mối quan hệ này thì Công ty sẽ thuận lợi trong mọi hoạt động khi làm việc với các cơ quan nhà nước và có được các nguồn thông tin chính xác về các gói thầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Hồng số 8 (Trang 72)