0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của Aslem lên đáp ứng miễn dịch tại tổ chức ung thư

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHÁC ĐỒ FUFOL + ASLEM TRONG ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG (Trang 58 -58 )

Sự thâm nhiễm của các tế bào lympho vào khối u từ lâu đã được coi là một yếu tố có ý nghĩa tiên lượng với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư ĐTT. Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu về thâm nhiễm lympho bào vào khối u được tiến hành theo hướng đánh giá vai trò tiên lượng của các dưới nhóm lympho bào và các loại bạch cầu khác như đại thực bào, tế bào tua gai (dendritic cells).

T CDS"^ là lympho bào có vai trò quan trọng trong cả đáp ứng miễn dịch toàn thân và đáp ứng miễn dịch tại chỗ chống ung thư. Ý nghĩa tiên lượng của T CD8^ thâm nhiễm vào khối u đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên các loại ung thư khác nhau. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy mức độ thâm nhiễm của T CD8^ vào biểu mô ung thư và vào rìa xâm lấn của khối u có mối tương quan chặt chẽ với thời gian sống của bệnh nhân, mức độ di căn và giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm sau mổ của nhóm bệnh nhân có thâm nhiễm T CD8^ ở mức cao lớn hơn đáng kể so với những bệnh nhân có thâm nhiễm T CD8^ ở mức thấp. Vai trò tiên lượng của T CD8^ trở nên rõ ràng hơn khi có sự xâm nhập đồng thời của T CD4'^. Fukunaga và cs nghiên cứu sự thâm nhiễm của lympho vào khối u trên bệnh nhân ung thư tuyến tụy đã nhận thấy; tỷ lệ sống sau 5 năm của những bệnh nhân có thâm nhiễm đồng thời cả T CD4'^ và T CD8^ ở mức cao lớn hofn có ý nghĩa so với tất cả các nhóm còn lại (p = 0,0098) [26]. Kết quả tương tự cũng quan sát thấy trong nghiên cứu của Cho (2004) trên bệnh nhân ung thư thực quản và trong nghiên cứu của Hiraoka (2003) trên ung thư phổi không tế bào nhỏ [20], [29]. Những kết quả này có thể được giải thích bởi sự hợp tác giữa T CD4^ và T CD8^ trong việc ức chế quá trình tiến triển của khối u. Thật vậy, cả hai tế bào này đều đóng vai trò quan trọng trong ĐƯMD chống ung thư. T CDS"^ ly giải trực tiếp tế bào ung thư còn T CD4'^ chế tiết cytokin đóng vai trò yếu tố đồng kích thích giúp hoạt hóa T CD8^. Ngoài ra, T CD4'^ còn có vai trò duy trì chức năng hiệu ứng của T CD8^ bằng cách chế tiết IL-2 là yếu tố kích thích sự tăng sinh và phát triển của T CDS"^.

Rõ ràng, ý nghĩa tiên lượng của các thông số miễn dịch tại tổ chức ung thư là không thể phủ nhận. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả và tác dụng của một chất kích

thích miễn dịch không đặc hiệu, ngoài các thông số miễn dịch máu ngoại vi thì các thông số miễn dịch tại tổ chức cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Adams và cs (1997) đã đánh giá tác dụng tăng cường thâm nhiễm lympho bào vào khối u khi sử dụng cimetidin trước, trong và sau phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư ĐTT. Kết quả mô học cho thấy nhóm dùng cimetidin có mức độ thâm nhiễm cao hơn so với nhóm chứng [18]. Kết quả tưofng tự cũng thu được từ nghiên cứu của Lin CY và cs (2004) khi sử dụng cimetidin trên bệnh nhân ung thư dạ dày ruột [36]. Gần đây, nghiên cứu của Donskov và cs đã đánh giá sự thâm nhiễm của các dưới nhóm lympho khi sử dụng phác đồ có IL-2 trên bệnh nhân ung thư thận di căn [24].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả đánh giá thâm nhiễm lympho bào vào khối u dựa trên kỹ thuật mô học thưòfng quy cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ thâm nhiễm giữa nhóm thử và nhóm chứng (p > 0,05). Nghiên cứu sâu hơn sự thâm nhiễm lympho tại tổ chức ung thư, chúng tôi sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để đánh giá sự thâm nhiễm của các dưới nhóm lympho, cụ thể là T CD3^, T €04"^, T CD8^ và NK. Những kết quả ban đầu cho thấy, mức độ thâm nhiễm T CDS'*^ và T CD4^ ở nhóm thử có xu hướng cao hơn so với nhóm chứng mặc dù sự khác biệt là chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nghiên cứu này chúng tôi không thấy có sự thâm nhiễm tế bào NK vào khối u ở tất cả các bệnh nhân. Điều này ngược với kết quả của một số nghiên cứu tiến hành trước đó bởi Coca (1997) và Menon (2004) [21], [41]. Mặc dù số lượng NK thâm nhiễm ít hơn so vói T CD4'^ và T CD8^ song trong các nghiên cứu trước đây người ta luôn phát hiện được sự có mặt của NK tại mô ung thư [21], [41]. Kết quả mà chúng tôi thu được cũng đã thấy trong nghiên cứu của Lê Quý Toản và cs (2004). Các mẫu xác định sự thâm nhiễm của tế bào NK vào khối u đều cho kết quả âm tính ở cả bệnh nhân ung thư dạ dày lẫn ung thư ĐTT [15]. Tóm lại, với một cỡ mẫu rất nhỏ, nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ xác định được xu hướng tác dụng của Aslem trên các thông số miễn dịch tại tổ chức ung thư. Liệu những xu hướng này có thực sự phản ánh được tác dụng của Aslem hay không thì phải chờ đến khi nghiệm thu đề tài nghiên cứu; "Đánh giá tác dụng của phác đồ FUFOL + Aslem trong điều trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng" tại Bệnh viện Việt Đức mới có thể kết luận chính xác được.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHÁC ĐỒ FUFOL + ASLEM TRONG ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG (Trang 58 -58 )

×