• Tác dụng kích thích miễn dịch của Aslem
Năm 1973, Gs Tôn Thất Tùng và cs đã sử dụng GF lần đầu tiên để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Việt Đức. Kể từ đó, GF được tiếp tục nghiên cứu về độc tính dược lý, cơ chế tác dụng, tác dụng phụ...Hiện nay thuốc đang được sử dụng thường xuyên trong điều trị bổ trợ ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi và ung thư vú.
Tác dụng kích thích miễn dịch của GF đã được khẳng định thông qua một loạt các thử nghiệm sinh học tiến hành ở trong và ngoài nước. Trên test phục hồi tạo Rosette E bị ức chế bởi theophyllin, mẫu thử có GF cho tỷ lệ tế bào tạo hoa hồng là 47,7% so sánh với tỷ lệ tương ứng ở mẫu chứng không có GF là 17,3% và ở mẫu
chuẩn không bị ức chế là 48,5%. Tác dụng kích thích ĐƯMD của Aslem cũng được chứng minh thông qua khả năng hoạt hóa đại thực bào, phản ứng tạo quầng dung huyết (thử nghiệm Jerne Cunningham) [6], [10].
Trên tế bào ung thư gan nuôi cấy (cultured hepatoma cell) nghiên cứu của Giesen và Beck (1981) đã chỉ ra rằng; ở nồng độ 6 Ịig/ml môi trưòỉng nuôi cấy, GF có khả năng tiêu diệt 50% tế bào sau 3 ngày tiếp xúc và khi nồng độ GF tăng lên 30
Ịig/ml thì 100% tế bào bị tiêu diệt sau 3 ngày tiếp xúc [56].
Nghiên cứu ảnh hưởng của Aslem lên khả năng chuyển dạng lympho máu ngoại vi bệnh nhân ung thư ĐTT, nhóm tác giả Nguyễn Tiến Thành và cs đã nhận
thấy: Aslem kích thích chuyển dạng lympho hiệu quả nhất ở mức liều từ 0,15-0,5
)Lig/ml, với liều 0,15 |J.g/ml thuốc làm tăng đáp ứng chuyển dạng (ĐƯCD) từ 21,6%
lên 33,6% (p = 0,05), gần tương đương với ĐƯCD lympho ở người khỏe mạnh khi có mặt Aslem (36,3%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Hoàng Phiệt và cs về ĐƯCD lympho trên người tình nguyện khỏe mạnh: GF không làm thay đổi
đáng kể ĐƯCD lympho ở mức liều 2-20 Ịig/ml, ngược lại ở mức liều cao hơn (90
|ag/ml) GF còn thể hiện tác dụng gây độc tế bào lympho T. Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thành và cs, As lem có xu hưófng làm tăng chế tiết các cytokin nhóm 1 như IL-2 và IFN-y trong khi làm giảm chế tiết các cytokin nhóm 2 như IL-4 và IL-10 [11], [14]. Gần đây, sử dụng kỹ thuật mô học thường quy và kỹ thuật hóa mô miễn dịch, nghiên cứu Lê Quý Toản và cs đã cho thấy: phác đồ điều trị bổ trợ bằng Aslem có xu hướng làm tăng thâm nhiễm lympho T vào mô ung thư dạ dày và ĐTT, đặc biệt ỏ những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn (Dukes C) [15].
• Dược động học
Các đặc điểm về dược động học của Aslem đã bước đầu được nghiên cứu. Ị
ứng dụng LC-MS để khảo sát dược động học của GF trên chó thực nghiệm, Phạm Như Quỳnh và cs đã thu được những thông số như sau: Tn,ax = 12,25 h; =0,16 lag/ml; Ti/2= 3,5 h [13],
• Tác dụng phụ và độc tính
Cho tới nay, sử dụng Aslem ở liều điều trị chưa thấy có tác dụng phụ nguy hiểm nào được ghi nhận. Một số biểu hiện mẫn cảm như nôn, buồn nôn, mẩn ngứa và táo bón có gặp nhưng rất hiếm.
Kết quả thu được từ các nghiên cứu về độc tính cấp và bán cấp trên động vật thí nghiệm cho thấy Aslem có độ an toàn rất cao, liều LDjo (72 mg/kg) của thuốc lớn gấp 12000 lần liều điều trị. v ề khả năng gây đột biến của Aslem, nghiên cứu trên chuột với mức liều gấp 1000 lần liều điều trị đã không thấy có sự biến đổi về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể của tế bào tủy xương và tinh hoàn. Ngoài ra, thuốc không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, huyết áp cũng như chức năng tạo máu và sinh sản trong các nghiên cứu trên chuột [7], [8].