Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú (penaeus monodon fabricius) pto đông iqf, hệ thống thiết bị sản xuất và hệ thống xử lý nƣớc thải tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 54)

4.4.1.1Quy trình xử lý nƣớc thải

Hình 4.17 Sơ đồ xử lý nƣớc thải tại công ty CP Chế Biến Thủy Sản Út Xi

4.4.1.2 Thuyết minh quy trình

Quá trình thu gom và cân bằng

- Nƣớc thải từ các phân xƣởng sản xuất đƣợc chảy tự nhiên vào trạm bơm T-01, trên mƣơng dẫn nƣớc thải có đặt máy lọc rác tinh FBS để tách rác có kích thƣớc < 2mm.

45

- Từ trạm bơm T-01 nƣớc thải đƣợc bơm WP-0101/02 bơm lên bể kết hợp cân bằng nƣớc thải T-02.

- Thông thƣờng trong quá trình sản xuất lƣu lƣợng nƣớc thải trong các chu kì khác nhau cũng khác nhau, do đó mục đích của việc xây bể cân bằng là nhằm cho nƣớc thải khi chảy vào hệ thống xử lý luôn luôn ổn định cả về lƣu lƣợng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải.

- Để hòa trộn đều nƣớc thải và tránh gây mùi do phân hủy yếm khí trong bể cân bằng T-02, không khí đƣợc sục vào từ các máy thổi khí AB-0201/02 và đƣợc phân phối đều nhờ các đĩa phân phối khí đặt chìm dƣới đáy bể.

- Từ bể chứa kết hợp cân bằng, nƣớc thải sẽ đƣợc bơm WP-0201/02 bơm sang bể chứa trung gian T-03.

- Từ bể chứa T-03, nƣớc thải đƣợc bơm WP-0301/02 bơm vào bể phân

hủy yếm khí T-04 theo chiều từ dƣới lên.

Quá trình phân hủy yếm khí

- Theo phƣơng pháp này, nƣớc thải đƣợc đƣa vào bể T-04 theo chiều từ dƣới lên và đƣợc phân phối đều qua một dàn ống để trải đều lƣu lƣợng nƣớc thải trên tồn bộ tiết diện của bể. Trong quá trình đi lên dòng nƣớc tiếp xúc với lớp đệm bùn sinh học đƣợc tạo ra bởi các phần tử hạt lơ lửng, quá trình xử lý xảy ra khi dòng nƣớc thải tiếp xúc với các phân tử hạt lơ lửng này. Các khí sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí nhƣ CH4, CO2 và một lƣợng nhỏ H2S sẽ tạo ra dòng chảy luân phiên luân chuyển nội bộ trong bể phản ứng, đều này giúp cho quá trình xử lý càng triệt để. Các vi sinh vật yếm khí phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc thải và tạo ra sản phẩm cuối cùng là khí CO2, CH4.

- Để tách hỗn hợp khí sinh ra khỏi dòng nƣớc thải, bể T-04 đƣợc thiết kế có bộ phận tách pha lỏng, khí ở phía trên khi đƣợc tập trung tại các khoang thu khí sau đó theo ống dẫn thoát ra ngoài.

- Nƣớc thải sau khi qua vùng phản ứng sẽ chảy lên vùng lắng, tại vùng lắng các cặn lơ lửng sẽ đƣợc tách ra khỏi dòng nƣớc thải bằng trọng lực và rơi ngƣợc lại vùng phân hủy. Nƣớc thải sau khi lắng sẽ theo ống dẫn chảy sang bể chứa trung gian T-05 và bể tiếp xúc T-06 trƣớc khi vào bể xử lý hiếu khí T-07 (bể AEROTEN). Phần bùn lắng tại đáy bể phân hủy yếm khí T-04 sẽ đƣợc bơm SP-0401 định kỳ bơm về bể phân hủy bùn T11.

46

- Khi sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí sống lơ lửng, các chất hữu cơ có hại cho môi trƣờng sẽ đƣợc các vi khuẩn hiếu khí chuyển hóa thành các dạng vô cơ (CO2, H2O) vô hại. Trong quá trình xử lý một lƣợng lớn bùn hoạt tính dƣ sẽ đƣợc sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

- Quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra tại bể AEROTEN T-07, tại bể này một lƣợng oxy thích hợp sẽ đƣợc đƣa vào bằng máy thổi khí AB-0701/02, thông qua các đĩa phân phối khí AD đặt ở đáy bể giúp cho quá trình sinh hóa diễn ra nhanh hơn. Trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ một lƣợng bùn sinh khối đƣợc tạo ra cùng với nƣớc thải tiếp tục đƣợc dẫn sang bể lắng T-08.

- Tại bể lắng T-08 bùn sinh khối sinh ra đƣợc lắng xuống đáy, nƣớc trong sau khi lắng chảy sang bể khử trùng T-09 trƣớc khi theo cống thoát ra môi trƣờng. Bùn lắng trong bể lắng T-08 theo ống dẫn chảy sang hố thu bùn T-10, phần lớn lƣợng bùn này đƣợc bơm SP-1001/02 đƣa quay trở về bể AEROTEN để tiếp tục tham gia quá trình phản ứng và đƣợc gọi là bùn hoạt tính hồi lƣu. Phần còn lại gọi là bùn dƣ đƣợc bơm SP-1003/04 đƣa sang bể phân hủy bùn T11.

Quá trình khử trùng:

Nhằm phá vỡ cấu trúc sống của tế bào vi sinh vật trong nƣớc thải, trong nƣớc thải chủ yếu có 3 loại vi sinh vật gây bệnh là: Vi khuẩn, virus và các loại bào tử amip, thƣờng gây ra các bệnh thƣơng hàn, tả, lỵ… Do đó, việc khử trùng nƣớc thải trƣớc khi xả ra môi trƣờng là đều rất cần thiết để tránh gây dịch bệnh cho cộng đồng. Việc châm dung dịch chất khử NaOCl từ thiết bị pha chế T-09 đƣợc thực hiện bằng thiết bị bơm định lƣợng NaOCl CP- 1401/02, nƣớc thải sau khi qua hệ thống này đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam TCVN 6984:2001.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú (penaeus monodon fabricius) pto đông iqf, hệ thống thiết bị sản xuất và hệ thống xử lý nƣớc thải tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)