Bảo vệ tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 39)

Tổ chức học tập và triển khai các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi

trường. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ, tôn

tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Thường xuyên theo dõi biến động để có

những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc

phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch như an toàn vệ sinh

thực phẩm vì nấu thức ăn với số lượng nhiều nên công tác vệ sinh rất quan trọng để tránh được trường hợp vệ sinh an toàn thjwc phẩm. Giữ vệ sinh ở những nơi người dân tham

gia lễ hội sinh hoạt như ngủ, tắm… Tránh tình trạng lây lan dịch bệnh. Yêu cầu bà con tham gia lễ hội luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân để tránh viêm nhiễm…..

Đặt biệt quan tâm tình trạng cháy nổ, vì ngày diễn ra lễ hội người dân sẽ thắp rất

nhiều nhan, cũng như công tác bảo vệ bàn thờ, linh vị không bị xâm phạm hay hư hại.

Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về

tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Có thể lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài

nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội) trong chương trình giảng dạy của các trường phổ thông của huyện, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài

nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương.

Ngoài ra, xây dựng thêm các công trình vệ sinh trong các khuôn viên tổ chức lễ hội như ở nơi diễn ra lễ dâng cờ, ở công viên chiếu phim lịch sử, đặt thêm các thùng đựng rác để tránh tình trạng quá tải trong mùa du lịch. Đội ngũ nhân công dọn dẹp vệ sinh trong lễ

hội còn mỏng, do đó cần có kế hoạch tăng cường trong những ngày diễn ra lễ hội.

3.3 ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VÀO NGÀNH

DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG

Trong tất cả các loại hình văn hóa thì lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các

mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Ngoài ra, lễ hội còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt, có

sức hấp dẫn và lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh

thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người. Đó là loại hình văn hóa phi

vật thể nhằm cố kết cộng đồng gắn bó chặt chẽ, thể hiện những khát khao vươn lên trong đời sống được giữ gìn từ đời này sang đời khác. Đồng thời, lễ hội cũng là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mà trong đó vừa thể hiện sự nghiêm trang, cẩn trọng trong các nghi lễ

vừa vui vẻ, hòa đồng trong các nghi thức hội hè. Trong thời điểm lễ hội, mọi người đều hướng về cái thiêng, cái thiện. Văn hoá lễ hội từ đây mà hình thành. Vì thế có thể nói lễ

hội có một vị trí quan trọng trong cuộc sống văn hóa tinh thần của con người là một sinh

hoạt văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống xã hội.

Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực cũng vậy, không chỉ mang những văn hóa đặc trưng

của lễ hội đem đến cho du lịch mà lễ hội còn thể hiện tính nhân văn cao cả, tính đoàn kết, tương trợ nhau giữa người với người, tình yêu quê hương đất nước…Mà một giá trị quan

trong mà lễ hội mang lại đó chính là sự tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng có công với đất nước, nêu cao truyền thống vẻ vang của dân tộc đó là “uống nước nhớ

nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nhắc nhở con cháu sau này luôn luôn biết ơn những vị anh hùng đã có công đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc.

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu hưởng thụ của con người không ngừng nâng lên. Trong đó nhu cầu về du lịch ngày càng lớn và đa dạng hơn. Hoạt động du lịch đã chuyển từ chỗ ban đầu là kinh tế dịch vụ nhằm

thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi của con người, dần dần trở thành một bộ phận trong

hoạt động không thể thiếu được của đời sống văn hóa tinh thần. Đối với du lịch văn hóa,

các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có lễ hội là cơ sở quan trọng để hình thành những chương trình du lịch.

Từ những giá trị mà lễ hội mang trong nó, việc bảo tồn, tôn tạo giá trị lễ hội và đưa

lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực vào khai thác phục vụ phát triển và du lịch văn hóa trên

địa bàn tỉnh Kiên Giang là việc cần thiết, cần có sự quan tâm và đầu tư của ban lãnh đạo

các cấp, của các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh. Nếu lễ hội nơi đây có được sự quan tâm đúng mức thì thiết nghĩ việc phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sẽ phát triển hơn.

Để lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực thực sự thu hút du khách thì cần có những thay đổi trong cách tổ chức, dưới đây tôi xin có một số định hướng phát triển lâu dài như

sau:

1. Thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình ảnh các lễ hội trên địa bàn tỉnh và cả nước. Mục đích để giới thiệu cho nhân dân trong vùng biết đến các lễ hội và giúp mọi người hiểu được giá trị của từng lễ hội để nâng cao ý thức bảo tồn.

Có nhiều hình thức để tuyên truyền về lễ hội như:

- Căn cứ định hướng nội dung tuyên truyền là về lễ hội, các cơ quan thông tin đại

chúng có kế hoạch tuyên truyền trước, trong và sau khi lễ hội được tổ chức. Các cơ quan báo chí và các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyên trên mạng internet và thông tin ra toàn tỉnh và cả nước về các hoạt động của lễ hội. Tăng cường xuất bản sách, báo, ấn

phẩm viết về các lễ hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất bản, không để lọt các ấn

phẩm chứa đựng thông tin trái chiều gây dư luận xấu trong xã hội.

- Tổ chức các hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng để tuyên truyền sâu rộng

trong nhân dân, trong thị trường khách du lịch. Tuyên truyền trên đài phát thanh huyện, đài truyền hình và đài phát thanh tỉnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật chào mừng các lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc như tổ chức cuộc thi viết về anh hùng dân tộc Nguyễn

Trung Trực, phó tướng Lâm Quang Ky,… Tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống

phục vụ nhân dân. Quan tâm tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ ở các xã

vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc khơ me

- Ngoài ra, xây dựng các cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu, màn hình cổ động ở các khu trung tâm, nơi tập trung đông người, trên các tuyến đường trung

tâm huyện, tại nơi tổ chức lễ hội. Khắp nơi trong huyện phải treo cờ Tổ quốc, đặc biệt là cờ Ngũ sắc là loại cờ biểu trưng cho các lễ hội truyền thống ở nước ta.

2. Bên cạnh việc tuyên truyền nên kết hợp tổ chức các buổi ngoại khóa tham quan

di tích (di tích có tổ chức lễ hội) cho học sinh các cấp trong huyện.

Đầu tiên tổ chức những buổi giới thiệu về các lễ hội trong các trường trung học cơ

sở, trung học phổ thông nhằm giáo dục cho các em học sinh hiểu và ý thức được những

giá trị văn hóa quý báu của quê hương mình. Đồng thời, để nâng cao lòng tự hào và phát huy tinh thần đó trong cuộc sống và trong học tập.

Việc giáo dục này không đơn thuần chỉ đưa vào giới thiệu trong những giờ ngoại

khóa trên lớp mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia trực tiếp và nghe thuyết

minh tại lễ hội để tạo hứng thú, góp phần tuyên truyền nâng cao giá trị lễ hội.

Lễ hội của người Việt Nam chúng ta có những vẻ đẹp muôn màu, đậm dấu ấn văn

của tâm hồn Việt. Có thể nói, lễ hội là môi trường góp phần giáo dục con người nhận thức

về truyền thống văn hóa dân tộc mà đặc biệt là trong lớp trẻ. Từ đó xây dựng môi trường sinh thái văn hóa ngày càng khởi sắc, trong kỷ nguyên XXI - kỷ nguyên của trí tuệ và toàn cầu hóa.

3. Tiến hành xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp phục vụ trong lễ hội. Lực lượng lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong ngành du lịch. đầu tư xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong lễ hội là vấn đề hết sức cần

thiết. Ngoài ra, có thể kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp để đầu tư du lịch tại chỗ, góp

phần tạo việc làm cho nhân dân địa phương.

Bên cạnh đội ngũ hướng dẫn viên thì nguồn nhân lực trong tổ chức, quản lý lễ hội

cũng là vấn đề cần được quan tâm. Các lễ hội cần thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ,

tránh sự chồng chéo giữa các cấp, gây bất cập trong quản lý tổ chức lễ hội. Nếu là lễ hội

cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức lễ hội.

4. Để du lịch lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực phát triển chuyên nghiệp thì tỉnh

Kiên Giang cần có sự liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh để xây

dựng tour du lịch hoàn chỉnh nhằm mục đích cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho du

khách.

Khai thác du lịch bằng lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực là một hướng đi tốt, nhưng không phải lễ hội nào cũng thành công với du lịch. Nguyên nhân chính là lễ hội

AHDT Nguyễn Trung Trực thiếu sự liên kết phối hợp với các doanh nghiệp làm tour, . Do

đó, để du lịch Kiên Giang có diện mạo mới thì cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp

lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng nên các tour với những sản phẩm du lịch đặc sắc.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các công ty du lịch lớn để có thể liên kết phối hợp phát triển như: Công ty cổ phần Sài Gòn – Phú Quốc, công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ du

lịch Kiên Giang – Dịch vụ du lịch lữ hành, công ty du lịch thương mại tỉnh Kiên

Giang…..Đây là những doanh nghiệp lữ hành chuyên nghiệp để các lãnh đạo tỉnh Kiên Giang có thể liên kết phát triển du lịch địa phương.

KẾT LUẬN

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài “Lễ hội Nguyễn Trung Trực với việc phát

triển du lịch tỉnh Kiên Giang” cho tôi nhận ra rằng Kiên Giang không chỉ phát triển

mạnh về du lịch tự nhiên, biển đảo mà còn phát triển mạnh cả về du lịch văn hóa tâm linh,

triển du lịch tại điểm cũng như tour tuyến. Điều thấy rõ nhất về sức hút của du lịch Kiên Giang là sự gia tăng nhanh chóng lượt khách du lịch đến Kiên Giang. Các đảo, các bãi biển, các khu đền, các khu di tích tôn giáo và các khu di tích lịch sử khác là nguồn nhân

lực để Kiên Giang trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và sôi động. Tuy nhiên nguồn

nhân lực quan trọng nhát đối với phát triển du lịch chính là con người, vì nếu như không

có sự đầu tư hỗ trợ và cam kết của con người du lịch sẽ không phát triển được bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng từ quá trình nghiên cứu đề tài này, cho tôi nhận thấy được bên cạnh những bước ngoặt phát triển du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực vẫn còn nhiều ván đề

cần khắc phục để sẳn sàng tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai. Các vấn đề chủ

yếu là do ngày diễn ra lễ hội còn quá ngắn (3 ngày) trong một năm, cũng như sưc chứa

của lễ hội trong lúc diễn ra thì quá lớn, làm cho vấn đề quản lý xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm du lịch đa dạng như chưa phát huy tối đa tính ưu việc, lâu dài của sản

phẩm cũng như quá trình trùng tu còn ít quann tâm, tình trạng bảo vệ môi trường cũng như quảng bá bước đầu chưa hiệu quả. Chính vì thế du khách đến đây thường thấy nhàm chán, khó hiểu vì chưa có thuyết minh tại điểm…

Chính vì thế, vấn đề quan trọng và cấp thiết hện nay là làm sao phải đưa ra được

những giải pháp, định hướng phù hợp để khắc phục, giải quyết những vấn đề trên.

Một phần của tài liệu lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)