2.4.2.1 Phần Lễ
Các hoạt động phần lễ vẫn được tổ chức theo nghi thức truyền thống, trang trọng
và thành kính, tôn vinh công lao của Cụ Nguyễn và các bậc tiền nhân như: nghi thức Lễ thượng cờ, thỉnh sắc thần, an vị niệm hương, lễ thỉnh an vị thần, lễ tế quan Phó, lễ tế đàn cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ dâng hương, lễ rước sắc thần từ cổng Tam Quan về đình, lễ dâng
hoa…
Những nghi thức lễ này sẽ được thực hiện ở ba nơi là:
* Tại đình Nguyễn Trung Trực: (26 - 28/8 âm lịch) diễn ra các nghi thức truyền thống: Đặt bàn hương án, lễ Thượng đại kỳ, lễ Phần hương, lễ Tế đàn cả, lễ Hậu phối... Do Ban
Bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực thực hiện.
* Tại khu du lịch Lạc Hồng – Bãi Dương (khu lấn biển):(26/8 âl) vào lúc 20 giờ - 21
giờ 30: Lễ khai mạc Lễ hội Nguyễn Trung Trực. Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa do Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang phối hợp các nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh biểu
diễn.
* Tại Công viên Nguyễn Trung Trực:(27/8 âm lịch) vào lúc 5 giờ 30: Lễ Thỉnh Sắc
Thần (Lễ rước trên đại lộ Nguyễn Trung Trực) đến 6 giờ 30: Lễ Dâng hương. Đến 8 giờ 00: Rước sắc thần và dâng hoa vào chánh điện đền thờ Nguyễn Trung Trực.
Điều quan trọng khi thực hiện những nghi lễ này là người thực hiện phải là những cụ ông
lớn tuổi, có kinh nghiệm làm lễ qua nhiếu năm, phải thực hiện những động tác vô cùng
điêu luyện, và phải thê hiện lòng thành kính khi thắp hương(một bước đi là một bước
bái). Trang phục mặc cũng phải chỉnh tề, chủ yếu là áo dai khăn đóng truyền thống màu
đen.
Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi động, hấp dẫn: trò chơi dân gian, đua xuồng, đập nồi, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa Lân – Sư – Rồng, thả đèn hoa đăng, thi ẩm thực, triển lãm thư pháp, triển lãm ảnh đường phố, giao lưu văn
nghệ giữa 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.
Bên cạnh các phần lễ được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống của dân
tộc; phần hội là một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra nối tiếp, đan
xen xuyên suốt trong các ngày lễ hội tại nhiều địa điểm của trung tâm thành phố Rạch
Giá, gồm: Có hội trợ thương mại, triển lãm ảnh ngoài trời tại Công viên Nguyễn Trung
Trực và trục đường Nguyễn Công Trứ với mục đích tuyên truyền Biên giới-Biển đảo
Việt Nam, giới thiệu thành tựu kinh tế-xã hội của Kiên Giang trong thời kỳ đổi mới, tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, các lễ hội truyền thống của Kiên Giang và phong trào xây dựng nông thôn mới; tổ chức “Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ” và chương trình nghệ
thuật “Sắc màu Phương Nam” tại Công viên Nguyễn Trung Trực và Công viên Hoa Biển
Chiếu phim màn ảnh rộng tại Công viên Tự Do; các hoạt động chợ phiên, trò chơi
dân gian, ẩm thực ,các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, Công
viên An Hòa, Công viên Bãi Dương-Lạc Hồng.
Để đáp ứng nhu cầu chiêm bái, tham gia của bà con khắp nơi, tỉnh Kiên Giang sẽ
tổ chức lễ hội với quy mô lớn hơn so với năm trước với không gian và chất lượng các
hoạt động được nâng lên, trong đó có nhiều nét mới, hấp dẫn; vì vậy công tác chuẩn bị
cho tổ chức lễ hội cũng được triển khai thực hiện sớm hơn mọi năm. Ông Bùi Văn Thành
– Phó Trưởng Ban Bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực cho biết: “Theo kế hoạch năm
nay ước lượng số lương thực, thực phẩm do bà con đóng góp khoảng 100 tấn gạo, 400 tấn
rau củ, quả, 800m3 củi, chất đốt và các loại thực phẩm, gia vị khác tăng so với năm trước để đảm bảo đáp ứng phục vụ khoảng một triệu lượt khách tham gia trong suốt thời gian diễn ra lễ hội”. Bên cạnh việc đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân tham gia lễ
hội; công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cũng được BTC xây dựng kế
hoạch thực hiện chu đáo.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm là dịp giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm trong các thế hệ người Việt Nam; là dịp để nhân dân
khắp nơi tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết các dân
tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong quá trình hội nhập
và phát triển; tạo sự kiện thu hút khách du lịch, nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế-xã hội của Kiên Giang; đồng thời nhằm quảng bá hơn
nữa về lễ hội để làm cơ sở cho việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận Lễ hội Nguyễn
Trung Trực tại Kiên Giang là di sản văn hoá phi vật thể lễ hội cấp quốc gia. Với nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2013; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn, nâng cấp và phát huy giá trị di sản văn
hóa lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực”. Hy vọng khi dự án hoàn thành sẽ có những đóng
góp thiết thực không chỉ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa lễ hội AHDT Nguyễn
Trung Trực mà còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức, nhận diện của cộng đồng những giá trị nhân văn - giá trị di sản văn hóa của thân thế, sự nghiệp của cụ Nguyễn và lễ hội; góp
khách đến với Kiên Giang nhằm kích thích ngành dịch vụ - du lịch phát triển. Và cũng trên cơ sở này, Sở VHTTDL sẽ hoàn thiện hồ sơ tư liệu đăng ký Hội đồng Di sản văn hóa
Quốc gia công nhận lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực là di sản lễ hội văn hóa phi
vật thể cấp Quốc gia.