Trong chánh điện có rất nhiều bài thờ. Lần lượt từ ngoài vào trong như sau có các
bàn thờ chính như sau:
-Bàn thờ Chánh soái Đại càn. -Bàn thờ 30 vị anh hùng dân tộc.
-Long đình cùng di ảnh (ảnh nhỏ) Nguyễn Trung Trực.
-Bàn để di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực.
-Bàn thờ Chư vị.
-Bàn thờ chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ.
Gian cuối ngôi đền có ba ngai thờ chính:
-Ngai chính giữa thờ Nguyễn Trung Trực. Phía trên bệ thờ, có bức hoành ghi bốn
chữ: Anh Khí Như Hồng (英 气 如 虹), tức ca ngợi khí tiết hào hùng của ông sáng như
-Phía bên trái có ngai thờ chung thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky.
-Phía bên phải là ngai thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân.
Đông lang và tây lang, có các bàn thờ: Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền,
Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.
Hằng năm, vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 8 âm lịch, tại đền thờ đều có tổ chức lễ
hội trọng thể kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Cho nên từ lâu
trong dân gian ở đây có câu:
Dù ai buôn bán gần xa,
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về.
Ngoài phần lễ cơ bản theo các nghi thức cổ truyền, còn có phần hội. Thông thường
thì phần hội có: giao lưu văn nghệ quần chúng của ba dân tộc Kinh - Hoa -
Khơme(thường có màn diễn nhằm tái hiện hai chiến công nổi bật của Nguyễn Trung
Trực, đó là trận đồn Rạch Giá và trận Nhật Tảo), các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật,
thi nấu ăn, thi múa lân, cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên...