Nhận xét thực trạng phát triển về mặt du lịch từ lễ hộ

Một phần của tài liệu lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 36)

Hiện nay, trên cơ bản lễ hội Nguyễn Trung Trực thu hút một lượng vô cùng lớn khách

du lịch, nói rõ hơn là lễ hội không chỉ thu hút bà con ở Kiên Giang đến tham dự mà hơn

thế nữa lễ hội th hút một lượng lớn khách du lịch đến đây tham gia, đặc biệt hơn là du khách nước ngoài, từ đó giúp Kiên Giang hình thành tour du lịch cũng như tăng thu nhập

trong phát triển du lịch.

Về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đã được đầu tư xây dựng cơ

bản, hệ thống sân bãi phục vụ lễ hội được đầu tư nâng cấp. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và cập nhật thông tin của nhân dân trong vùng, nhất là việc quảng bá hình ảnh các lễ hội trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở lưu trú và cơ

sở ăn uống được xây dựng ở bước đầu, phần nào đáp ứng nhu cầu của du khách.

Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường tại các nơi diễn ra lễ hội đã thực hiện khá tốt, rác được thu gom đúng nơi quy định, không có tình trạng đốt nhang gây nhiều khói.

Khuôn viên tổ chức được đảm bảo không bị thay đổi sau khi lễ hội kết thúc. Có thể nói đạt được như vậy là do công tác quản lý của cán bộ tốt và ý thức giữ gìn của nhân dân

cũng được nâng cao.

Tuy nhiên, trong các lễ hội, số lượng du khách tăng đột biến, làm nảy sinh nhiều

bất cập trong công tác tổ chức, quản lý.

- Hiện đại hóa lễ hội. Văn hóa nói chung, trong đó có sinh hoạt lễ hội là sáng tạo

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là cách thức mà người dân nói lên những mong ước, khát vọng tâm linh, thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của

mình. Do vậy, từ bao đời nay, người dân bỏ công sức, tiền của, tâm sức của mình ra để

sáng tạo và duy trì sinh hoạt lễ hội. Đó chính là tính nhân bản, khát vọng dân chủ, tinh thần “ uống nước nhớ nguồn ”, nhớ ơn những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh vì độc lập nước nhà của người dân, nó khác với các nghi thức, lễ lạt của triều đình phong kiến trước

kia và chừng nào cả với lễ hội mới hiện nay. Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ

truyền hiện nay, dưới danh nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống,

gắn lễ hội với du lịch,... đây đó và ở những mức độ khác nhau đang diễn ra xu hướng hiện đại hóa, áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng tạo của người dân bị

giả tạo”, mà hệ quả là vừa tác động tiêu cực tới chủ thể văn hóa, vừa khiến cho du khách

hiểu sai lệch về nền văn hóa dân tộc.

- Thương mại hóa lễ hội. Cần phân biệt giữa hoạt động mua bán trong lễ hội và việc thương mại hóa lễ hội. Từ xa xưa, trong lễ hội không thể thiếu việc mua bán các sản

phẩm độc đáo của địa phương, các món ăn đặc sản. Chính các hoạt động mua bán đó vừa

mang ý nghĩa văn hóa, phong tục “mua may bán rủi”, vừa quảng bá các sản phẩm địa phương, mang lại những thu nhập đáng kể cho một số ngành nghề ở địa phương. Đó là

các hoạt động rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, hiện nay trong hoạt động lễ hội đã cho thuê những gian hàng bán đồ, những nơi tổ chức trò chơi hiện đại mang tính đen đỏ ngày

càng gia tăng. Sự tăng giá các sản phẩm trong lễ hội đang là vấn đề cần quan tâm.

Du lịch gắn liền với lễ hội là một xu hướng tất yếu và cũng là một cách khai thác

hiệu quả những lợi thế vốn có của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, làm như thế

nào và mức độ ra sao thì rất cần sự cân nhắc và định hướng đúng đắn của những cơ quan

chức năng, những nhà quản lý văn hóa. Nếu làm một cách khoa học, với tinh thần trách

nhiệm cao đối với văn hóa thì chẳng những không bị mang tiếng là tầm thường hóa lễ hội

mà còn góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ

mai một và biến tướng.

Một phần của tài liệu lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)