Mộ AHDT Nguyễn Trung Trực

Một phần của tài liệu lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 26)

* Quá trình khai quật ngôi mộ cổ

Sau năm 1975, tỉnh Kiên Giang đã đặt ra yêu cầu tìm mộ. Nguyễn Trung Trực.Để

thực hiện yêu cầu này, Sở Văn hóa - thông tin Kiên Giang đã lập đội công tác, chia thành nhiều nhóm. Nhóm ở thị xã Rạch Giá, theo dư luận truyền khẩu “giặc chôn cụ Nguyễn dưới gốc đa gần tòa bố”, đã tiến hành khảo sát khu vực khuôn viên tòa hành chánh, xung

quanh cây đa phía sau dinh tỉnh trưởng kéo dài tới giáp lộ qua khám lớn, và khu vực cây

đa phía trước dinh tỉnh trưởng đến giáp lộ qua ngân hàng...Nhưng một thời gian dài khai quật vẫn chưa xac định được vị trí mộ của ông, công tác tìm kiếm ngfnhw vô vọng. Nhưng mai mắn thay chính nhà văn Sơn Nam đã nhớ ra nơi ông được bọn giặc chôn cất

và bắt đầu tiến hành khai quật.

Lúc 13 giờ ngày 19-4-1986, đội khai quật bắt đầu công việc. Sau bốn tiếng tỉ mẩn

tìm kiếm từng nắm đất trong lòng huyệt mộ dài trên 2m, rộng 1m, sâu 1,8m, thu được một hộp xương sọ đã bể, ba cái răng mòn vẹt, một đốt xương cổ ở vị trí sát hộp sọ, một số xương sườn và xương ống chân. Không có thêm gì ngoài mấy miếng gỗ mục nát dùng để đóng quan tài.

Ngay tại hiện trường, đội khai quật gồm tám người, trong đó có nhà nhân chủng

học - khảo cổ học Nguyễn Trung Khá, cán bộ Ủy ban Khoa học TP.HCM, đã đưa ra nhận xét bước đầu: “Đây là bộ xương tộc Việt, đàn ông, khoảng 40 tuổi. Người này cao khoảng 1,6m, đã chôn trên 100 năm. Người này ăn trầu và có lẽ nghèo vì mộ bằng đất, hàng bằng gỗ tạp và không có vật lễ mang theo...” (trích biên bản khai quật được lập lúc 17g ngày 19-4-1986).

* Ngôi mộ mới được xây dựng

Dựa vào những luận cứ có tính khoa học khi phân tích hài cốt, đồng thời tham khảo, đối chiếu những thông tin truyền khẩu trong dân gian, tỉnh Kiên Giang đã kết luận

lan, bên trái đình Nguyễn Trung Trực.Ngôi mộ bằngxi măng, hình chữ nhật, mà phía sau là một tấm bia cao khoảng 2 m, rộng hơn 1 m, trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung

Trực (1838 - 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986.

Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực

di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

2.4 LỄ HỘI AHDT NGUYỄN TRUNG TRỰC

Một phần của tài liệu lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)