Các lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mần non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 40)

B. NỘI DUNG CHÍNH

1.1.3.Các lý thuyết áp dụng

1.1.3.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parsons (1902 – 1979)

Lịch sử của học thuyết cấu trúc – chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học nhƣ Auguscomte, Spencer, Durkheim, Parson,…Về mặt thuật ngữ, chủ thuyết chức năng còn đƣợc gọi là thuyết chức năng cấu trúc hay thuyết cấu trúc chức năng. Các tác giả của thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bội phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tƣ cách là một cấu trúc tƣơng đối ổn định, bền vững.

Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố đƣợc sắp xếp theo trật tự nhất định. T.Parson xem xét hệ thống trong một không gian ít nhất có ba chiều nhƣ sau:

40

Chiều đa năng: Hệ thống luôn nằm trong trạng thái động vừa tự biến đổi vừa tự trao đổi với môi trƣờng

Chiều kiểm soát: điều khiển và tự điều khiển

Parsons trong khi nhiên cứu hệ thống xã hội, ông cho rằng hệ thống xã hội là hệ thống của các quá trình tƣơng tác giữa các tác nhân (actors). Đơn vị của hệ thống xã hội gồm 4 đơn vị:

Động tác xã hội do một ngƣời thực hiện và hƣớng vào một ngƣời hay nhiều ngƣời khác nhƣ là đối tƣợng

Vị thế vai trò với tính cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của một ngƣời hay nhiều ngƣời chiềm giữ những vị thế đã cho và hành động hƣớng vào nhau theo các xu hƣớng tƣơng tác nhất định

Bản thân tác nhân - ngƣời hành động với tính cách là một đơn vị xã hội, một hệ thống có tổ chức của tất cả các vị thế và vai trò đặt ra đối với ngƣời đó nhƣ là một đối tƣợng xã hội và với tính cách là tác giả của một hệ thống các hoạt động - vai trò. Đơn vị tổng hợp, là một tập thể với tính cách là một tác nhân và một đối tƣợng (Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia, 2009).

1.1.3.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Tƣơng tác biểu trƣng là một phần của tƣơng tác xã hội. Cho nên muốn hiểu về khái niệm lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng chúng ta cần phải hiểu thế nào là tƣơng tác xã hội. Tƣơng tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chủ thể hành động. Trong quá trình tƣơng tác này, sự tác động qua lại sẽ đƣợc thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác.

41

Khái niệm lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tƣơng tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của ngƣời khác mà đọc và lý giải chúng.

Theo khái niệm thì chúng ta luôn tìm đƣợc những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tƣợng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tƣợng tƣơng tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi mà khả năng nhận thức và tƣ duy còn giản đơn nên để giao tiếp với trẻ chúng ta cần phải đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu chúng và lý giải đƣợc những suy nghĩ, hành động của trẻ.

Tất cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng ta có thể đƣợc con ngƣời gán cho những ý nghĩa và trở thành biểu tƣợng trong giao tiếp. Ví dụ khi cha mẹ không đồng ý với hành động của trẻ thì cha mẹ sẽ lắc đầu hoặc đồng ý thì sẽ gật đầu…

Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng cũng không bỏ qua hệ thống biểu tƣợng quan trọng bậc nhất trong quá trình tƣơng tác giữa các cá nhân đó là ngôn ngữ nói và viết. Bởi quá trình tƣơng tác rất phong phú và đa dạng các biểu tƣợng bằng gán cho không thể diễn đạt đƣợc hết những suy nghĩ, hành động của các đối tƣợng trong quá trình giao tiếp nên rất các biểu tƣợng quy ƣớc nhƣ ngôn ngữ nói và viết.

Các quan điểm về lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng: Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng có rất nhiều quan điểm khác nhau trong đó nổi bật lên là quan điểm của Herbert Blumer và Mead. Theo Mead thì trẻ học cách tƣơng tác với những ngƣời khác thông qua sự bắt chƣớc và thấm nhuần một hệ thống chung các biểu tƣợng và cho phép có đƣợc sự thoả ƣớc xã hội về ý nghĩa cho đến khi nào trẻ có thể hành động tƣơng tác theo các vai trò khác nhau, thực hiện đƣợc sự đối thoại nội tại giữa

42

cái tôi khách quan và cái tôi chủ quan, và quan hệ giữa các nhóm xã hội đƣợc xem nhƣ là : ”Sự khái quát, tổng hợp về những vấn đề khác ”.

Thông qua các biểu tƣợng, ý nghĩa hình thành, các cá nhân thƣờng đƣợc xem là duy nhất vì họ có thể hình dung đƣợc hệ quả của các hình thức giao tiếp biểu tƣợng đối với những cá nhân khác.

Theo quan điểm của Herbert Blumer thì tƣơng tác luận biểu trƣng dựa trên ba luận đề sau : Thứ nhất: Con ngƣời hành động dựa trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tƣợng và sự kiện hơn là hành động nhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngoài nhƣ các động lực xã hội hay với những kích thích bên trong nhƣ các bản năng. Do đó, tƣơng tác luận biểu trƣng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận mang tính thiết chế xã hội. Thứ hai, các ý nghĩa nảy sinh từ quá trình tƣơng tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành động tƣơng lai. Các ý nghĩa đƣợc sáng tạo, cải biến, phát triển và thay đổi trong các tình huống tƣơng tác hơn là đƣợc cố định và xác định trƣớc. Trong quá trình tƣơng tác, chủ thể không tuân thú một cách nô lệ các chuẩn mực đƣợc xác định trƣớc. cũng không máy móc thực hiện các vai trò đƣợc thiết lập chính thức. Thứ ba, các ý nghĩa là kết quả của những thủ tục lý giải mà các chủ thể thực hiện trong bối cảnh tƣơng tác. Bằng việc đóng vai trò của ngƣời khác, chủ thể lý giải các ý nghĩa và ý định của ngƣời khác. Bằng cơ chế "tự tƣơng tác", các cá nhân biến cải hoặc thay đổi các xác định của họ về tình huống, nhẩm lại các chuỗi hành động thay thế hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ (Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia, 2009). Nhƣ vậy, các ý nghĩa chỉ đạo hành động nảy sinh trong quá trình tƣơng tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp. Tóm lại Blumer nhấn mạnh rằng con ngƣời là những chủ thể tích cực, hành động trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán cho vào tƣơng tác xã hội của họ. Đây là quá trình xã hội trong đó đời

43

sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm.

I, Me và Self:Theo Mead, Self đƣợc cấu thành từ phần là I và Me. I là khía cạnh chủ quan, Me là khía cạnh khách quan. Trong việc thực hiện quá trình hành động, về mặt tinh thần, con ngƣời có 2 cách nhìn nhận, lựa chọn 1 trong 2 cái I và Me.Hành vi của con ngƣời là kết quả của sự tác động bên trong và sự tƣơng tác qua lại lẫn nhau giữa 2 thành phần của Self.(Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia, 2009).

Biểu tƣợng có nghĩa là lấy X để thay thế cho Y, nó có vai trò quan trọng và có những đặc trƣng rất phức tạp:Những biểu tƣợng là những từ ngữ, hành động và những vật mà con ngƣời sử dụng trong những hoàn cảnh.Những biểu tƣợng đƣợc tạo ra tùy thuộc vào mục đích giao tiếp và thay thế.Những biểu tƣợng đƣợc sử dụng có chủ đích trong các tình huống.Những biểu tƣợng không đƣợc ổn định, ý nghĩa phụ thuộc vào cách mà các nhóm đặc thù sử dụng chúng.

Vai trò của biểu tƣợng: Biểu tƣợng là trọng tâm đối với tƣ duy con ngƣời, những biểu tƣợng cho phép chúng ta phân tích hoàn cảnh, xác định chúng, áp dụng những kinh nghiệm trong quá khứ vào hoàn cảnh mới, nghĩ tới hậu quả của hành động trƣớc khi chúng ta hành động.

Những biểu tƣợng làm chúng ta học dễ dàng hơn, chúng cho phép chúng ta phân loại các kinh nghiệm và những điều chúng ta học đƣợc.Những nguyên tắc cơ bản của thuyết Tƣơng tác biểu trƣng:Loài ngƣời không nhƣ loài vật, đƣợc thiên phú cho khả năng tƣ duy. Khả năng tƣ duy đƣợc hình thành thông qua tƣơng tác xã hội. Nguyên tắc này cho phép ta phân tích các quan hệ xã hội và bản chất tƣ duy con ngƣời.Trong tƣơng tác xã hội, mọi ngƣời có thể học đƣợc các ý nghĩa và các biểu

44

tƣợng cho phép họ thực hành khả năng tƣ duy riêng biệt.Các ý nghĩa và các biểu tƣợng cho phép mọi ngƣời thực hiện hành động và tƣơng tác mang tính con ngƣời riêng biệt.Mọi ngƣời có khả năng biến đổi ít hay nhiều các ý nghĩa và các biểu tƣợng mà họ sử dụng trong hành động và tƣơng tác trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh.Mọi ngƣời có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì một phần nhờ khả năng tƣơng tác với nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tƣơng đối và đƣa ra phƣơng án lựa chọn hợp lí.

Chính mô hình hành động này đƣợc hòa trộn, đan xen vào nhau và tƣơng tác đã tạo ra nhóm cũng nhƣ xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.3.3. Thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Homans.

George Homans là nhà xã hội học Mỹ. Một trong những tác giả của những lý thuyết trao đổi xã hội, nổi tiếng với chủ trƣơng đƣa con ngƣời trở lại với xã hội học. Ông đã đƣa mô hình lựa chọn duy lý của hành vi cá nhân theo các nguyên tắc cơ bản: Nếu một dạng hành vi đƣợc thƣởng hay có lợi thì hành vi đó có xu hƣớng lặp lại. Hành vi đƣợc thƣởng hay đƣợc lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hƣớng lặp lại hành vi trong hoàn cảnh nhƣ vậy. Nếu nhƣ phần thƣởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra “ chi phí” vật chất và tinh thần để đạt đƣợc nó. Mức độ hài lòng, thỏa mãn với những phần thƣởng, mối loại cá nhân dành đƣợc cao nhất ở lần đầu và có xu hƣớng giảm dần (Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia, 2009).

Theo cách lý giải này chúng ta có thể thấy rằng con ngƣời là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và lựa chọn những hành động có thể đem lại cho họ phần thƣởng và mối lợi cao nhất. Họ xem xét những môi loại đó có phù hợp với việc đầu

45

tƣ của họ không. Việc lựa chọn này không chỉ căn cứ vào các yếu tố khách quan của chủ thể mà còn phụ thuộc vào những chuẩn mực, giá trị, phong tục tập quán.

Nhƣ vậy, thuyết lựa chọn hành vi hợp lý cho rằng con ngƣời luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” đƣợc dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phƣơng tiện tối ƣu trong những điều kiện khan hiếm các nguồn lực.

Áp dụng vào đề tài nghiên cứu ta thấy:

Ở cƣơng vị các bậc phụ huynh họ muốn con mình đƣợc học ở trƣờng có đầy đủ điều kiện vật chất cũng nhƣ giáo viên.

Ở cƣơng vị các trƣờng mầm non họ cũng muốn có số lƣợng trẻ đến đông để có khả năng đáp ứng tốt cơ sở vật chất cho trẻ cũng nhƣ trả lƣơng cho giáo viên.

Ở cƣơng vị giáo viên họ muốn làm việc ở các trƣờng mầm non có cơ sở vật chất tốt và số lƣợng trẻ phù hợp với khả năng quản lý của họ.

Tóm lại lại cả phụ huynh, các trƣờng mầm non và giáo viên đều mong muốn tìm kiếm tối đa lợi ích cho mình, họ đều có lý do - lựa chọn của mình nhằm đạt lợi ích tối đa. Chính vì họ luôn muốn đặt tối đa lợi ích của mình nên mới dẫn đến tình trạng lớp học quá đông số trẻ, trong khi đó số lƣợng giáo viên thì không đáp ứng đủ nhu cầu đƣợc hƣởng chăm sóc của trẻ. Khi nhu cầu cao mà không đáp ứng đƣợc sẽ dẫn đến tình trạng thừa, quá tải. Sự ra đời hàng loạt các trƣờng mầm non tƣ thục nhằm đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, do thiếu sự quản lý của các cấp, ban ngành đã dẫn đến những tổn hại không hề nhỏ. Chính vì vậy công tác quản lý, thanh tra kiểm tra của nhà nƣớc là một trong những mục tiêu cần đƣợc quan tâm và thực hiện trong thời gian tới.

46

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mần non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 40)