KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGH Ị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mần non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 95)

Kết luận:

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề giáo dục lại đƣợc đƣa lên hàng đầu, đặc biệt là giáo dục mầm non. Các văn bản, chính sách của nhà nƣớc đƣa ra nhằm xây dựng và củng cố hơn nữa công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên công tác quản lý các trƣờng mầm non ngoài công lập còn đang là bài toán khó đối với ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục quận Thanh Xuân nói riêng.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay, mạng lƣới các cơ sở GDMN NCL ngày càng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi đi học mầm non. Cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, chất lƣợng giáo dục đƣợc cải thiện một bƣớc đáng kể.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các cơ sở GDMN NCL đã đƣợc triển khai và tổ chức thực hiện khá bài bản từ cấp Quận đến phƣờng và các cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động của các cơ sở GDMN NCL. Điều này đã có tác động tích cực đến chất lƣợng giáo dục và đến nhận thức, tạo đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non và nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên đang công tác tại các cơ sở GDMN NCL.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của loại hình giáo dục mầm non NCL vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế nhƣ: Trình độ của đội ngũ quản lý, giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL chƣa đồng đều. Sự yêu mến và gắn bó với công việc

95

của đội ngũ giáo viên trẻ không cao, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không nhiều... Bên cạnh đó sự phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở GDMN NCL còn thiếu cụ thể, rõ ràng. Công tác thông tin, tuyên truyền đến ngƣời dân về công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở GDMN NCL đƣợc thực hiện chƣa hiệu quả.

Thêm vào đó, việc đăng tin, bài ồ ạt, thiếu kiểm soát, với mục đích gây tò mò, giật gân, câu khách của một số báo chí nhất là báo mạng về các vụ việc bạo hành trẻ em tại các cơ sở trông trẻ đã tạo nên tâm lý hoang mang, lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho con theo học tại các cơ sở GDMN NCL, đòi hỏi cần có sự định hƣớng, kiểm soát các nguồn thông tin tránh gây dƣ luận xấu trong xã hội.

Khuyến nghị

- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành các văn bản, hƣớng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cụ thể về quản lý loại hình giáo dục mầm non NCL. Không đƣa ra khung học phí mà để cở sở GDMN NCL tự thỏa thuận với phụ huynh nhƣng cần công khai.

- Đối với Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội: Tham mƣu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các Quận/Huyện tăng cƣờng quản lý các cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nƣớc. Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non cho cấp Quận/Huyện.

- Đối với UBND quận Thanh Xuân: có văn bản chỉ đạo UBND các phƣờng tăng cƣờng quản lý cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nƣớc; Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có cơ chế khuyến khích xã hội hoá GDMN đặc biệt là với khu vực ngoài công lập; Quản lý và quy hoạch tốt việc triển khai quỹ đất xây dựng trên địa bàn quận, tập trung đầu tƣ cho các dự án xây dựng trƣờng học, nhất là cấp học

96

mầm non để góp phần cải thiện hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất giáo dục nói chung và hệ thống cơ sở vật chất giáo dục mầm non nói riêng.

- Đối với Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân: có biện pháp chỉ đạo quản lý phù hợp, hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở GDMN NCL, khuyến khích các cơ sở GDMN NCL tham gia phong trào của ngành. Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận. Kịp thời hoàn thành việc thành lập nghiệp đoàn mầm non ngoài công lập tại 9/11 phƣờng còn lại trên địa bàn quận.

- Đối với UBND các phường trên địa bàn quận: Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn phƣờng. Duy trì chế độ kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, hệ thống chính trị các Khu dân cƣ để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

- Đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận: tùy điều kiện thực tế của loại hình cơ sở GDMN NCL của mình để áp dụng các giải pháp quản lý cơ sở GDMN NCL phù hợp. Nâng cao tiêu chuẩn khi tuyển chọn giáo viên, nhân viên, đặc biệt chú trọng tiêu chí gắn bó với công việc, yêu nghề, mến trẻ. Quan tâm, chăm lo đời sống và lợi ích chính đáng của ngƣời lao động.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bilton, T. Bonnett, K,1993, Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H.

2. Elkin, Howard S, and Gerald Handel, 1984, The child and Society: The Process of Socialization (4th ed.), New York: Random House.

3. Ericson, Erik, 1964, Childhood and Society (rev. ed). New York: Norton.

4. Freud, Sigmund, 1962, Civilization and Its Content. New York: Norton.

5. Koller, Marvin R, and Oscar W.Ritchie, 1978. Sociology of Childhood. Englewood Cliffs. NJ: Prentice-Hall.

6. Piaget, Jean, and Barbel Inhelder, 1969. Psychology of the Child. New York: Basic Books.

7. Popenoe, D, 1986, Sociology, sixth edition, Englewood Cliffs. NJ: Prentice-Hall.

8. Rose, Peter I, ed, 1979, Socialization and the Life Cycle. New York: St. Martins Press.

9. Ts. Nguyễn Thị Thu Hà, Đề cương bài giảng xã hội học giáo dục.

10.Nguyễn Ánh Tuyết(chủ biên,) Giáo dục học, 1998, NXB Giáo dục Hà Nội.

11.PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Giáo trình XHH dân số.

12.Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam - Đề cương bài giảng xã hội học giáo dục - TS. Nguyễn Thị Thu Hà.

13. Hoàng Bá Thịnh, 2008, Giáo trình XHH về giới, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

98

14.Hội thảo về “chính sách giáo dục mầm non” do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức ngày 11/10/2011.

15. Khuất Thu Hồng, 1991, Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Trong Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, chủ biên Rita Lijestrom và Tƣơng Lai, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Lê Ngọc Hùng, 2007, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

17. Lê Ngọc Hùng, 2008, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

18. Lê Ngọc Văn và đồng sự, 2002, Báo cáo tình hình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em.

19. Lê Thị Phƣơng Mai, 1998, Báo cáo bạo lực gia đình, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam.

20. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh, 2007, Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị, NXB KHXH Hà Nội.

21. Luật bình đẳng Giới 2007, Tr 6.

22. Luật phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam, Luật số 02/2007/QH12, đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007.

23.Nghiên cứu các hình thức chăm sóc giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul - Luận án tiến sĩ xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010 của Lee Kye Sun.

24. Nguyễn Minh Thắng, 1992, “Những yếu tố quyết định đến mức sinh và chương trình dân số ở Việt Nam”. Tạp chí XHH số 3/1992.

99

25. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên), 2000, Xã hội học, NXB Thế giới

26. Phạm Tất Dong, 2002 – 2006, “ nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số”.

27. Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng, 2006, Xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

28. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh, 2011, Phương pháp nghiên cứu xã hội

học, NXB Đại học Quốc Gia.

29. Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ngày 9/1/2003 về Dân số.

30.Phương pháp nghiên cứu xã hội học - Phạm Văn Quyết- TS. Nguyễn Qúy Thanh)

31. Tạp chí DS&PT, số 6/2005, Website Tổng cục DS-KHHGĐ)

32. Tạp chí Xã hội học số 4 năm 2001

33. Thanh Lê dịch, 2004, Những khái niệm cơ bản của xã hội học, NXB Trẻ

34. Thông tấn xã VN, ngày 20/9/2005.

35.Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Tổng cục thống kê.

36. Tổng hợp các báo cáo Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam. 1997. Trong Báo cáo

phân tích tình hình sức khỏe phụ nữ Việt Nam, trung tâm tƣ liệu của Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Xã Hội.

37. Từ điển xã hội học - Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorff, ngƣời dịch: Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bảo – NXB Thế giới – 2002.

100

39.UBND Hà Nội và lãnh đạo các Sở đã trả lời chất vấn đại biểu HĐND về những vấn đề bức xúc của thủ đô- 14/7/2011.

40. Vũ Dũng, (2000), Tâm lí học xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

41. Vũ Mạnh Lợi, 1991; Phí Văn Ba,1992; Goodkind, 1994, 1995, 1996; Haughton, 1996, 1999; Johansson, 1998; Belanger, 2001.

42. Vũ Quang Hà (2001 – 2002), Các lý thuyết xã hội học (tập 1, 2), NXB Đại học quốc gia Hà Nội

43.Trích Lời đại biểu Nguyễn Thị Thùy – cuộc họp hội đồng nhân dân các cấp 14.7.2011 (http://www.mamnon.com). 44.htpp://www.mammon.edu.vn. 45.http://vi.wikipedia.org/wiki/tăngdânsố 46.http://vi.wikipedia.org/wiki/chamsoctreem 47.http://www.tin247.com/truong_mam_non_cong_lap_moi_giao_vien_chiu_trach_ nhiem_bao_nhieu_chau-11-21237738.html

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mần non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)