2. 1.3 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khối trƣờng đại học công lập
3.2. Phƣơng hƣớng xây dựng những nội dung cơ bản của pháp luật về cổ phần
hóa các cơ sở đào tạo công lập
Vấn đề xây dựng pháp luật về chương trình CPH các cơ sở đào tạo công lập mà trực tiếp trong luận văn muốn hướng đến là các trường ĐHCL là một nội dung lớn, đòi hỏi quá trình nghiên cứu và xây dựng lâu dài và phải tuân theo những quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy định pháp luật đã được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Theo đó, pháp luật về chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành công ty cổ phần có các nội dung cơ bản sau: Về đối tƣợng và điều kiện để thực hiện cổ phần hóa
Theo dự kiếnđối tượng được tiến hành CPH được quy định chung chung là: “Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau: Lĩnh vực đào tạo; Lĩnh vực văn hóa thể thao; Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế.” Với những điều kiện để thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phầntheo hướng: “1. Phải đảm bảo có nguồn thu, tự bù đắp các nhu cầu chi trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước không phải cấp bù. 2. Có phương án sắp xếp lại chuyển thành công ty cổ phần, tự nguyện thực hiện cổ phần hóa và có sự thống nhất giữa lãnh đạo đơn vị với tổ chức công đoàn, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Khi xây dựng pháp luật về CPH các trường ĐHCL, cần có sự cụ thể hơn nữa trong việc xác định các đối tượng nào sẽ được tiến hành CPH. Bởi như đã phân tích ở phần trước do vai trò không thể phủ nhận và chuyển giao của các trường ĐHCL trong hệ thống GDĐH, nên khi quyết định CPH một số các trường ĐHCL, trước tiên cần có sự rà soát quy hoạch lại phạm vi các trường ĐHCL hoạt động trong những lĩnh vực nào thì nhà nước cần nắm giữ trực tiếp. Để đảm bảo thực hiện được những mục tiêu tầm quốc gia về GDĐH, nhà nước chỉ có thể CPH những trường ĐHCL không hoạt động trong những khu vực, lĩnh vực và nội dung cần ưu tiên như những trường ĐHCL ở các vùng miền sâu, xa, những trường ĐH hoạt động trong những lĩnh vực nghiên cứu …Để có thể liệt kê ra những đối tượng cụ thể cần có một nghiên cứu chuyên sâu
95
hơn về GDĐH của các nhà nghiên cứu về GDĐH cũng như những nhà hoạch định chính sách trong từng thời kỳ cụ thể. Bởi GDĐH có mối quan hệ chặt chẽ và sâu sắc tới tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô của quốc gia. Đồng thời cần có một lộ trình cụ thể về thời gian, đối tượng sẽ được tiến hành CPH nhằm tạo cho các trường ĐHCL thuộc diện CPH có thời gian xắp xếp, chuẩn bị phương án trong tổ chức hoạt động của mình.
Về xử lý tài chính trƣớc khi chuyển sang công ty cổ phần
Các trường ĐHCL, trong bối cảnh hiện nay đang tiến hành tăng cường tự chủ theo các quy định theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015; và các quy định về đầu tư cho giáo dục, tài chính trong trường đại học được quy định chung tại Luật Giáo dục 2010 sđbs, Điều lệ trường đại học 2010 (Điều 50-52), đồng thời phải tuân theo các quy định pháp luật về công tác hạch toán, kế toán và kiểm toán theo các quy định của pháp luật hiện hành. Tài chính trong các trường ĐHCL bao gồm
-Nguồn ngân sách nhà nước cấp, gồm : Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác); Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí khác (nếu có)
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm : Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật; Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với
96
lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị; Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có); Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
- Nguồn thu khác: Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu, quà tặng. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Khi xây dựng pháp luật về CPH, đòi hỏi cần có sự quy định cụ thể hơn về: Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính, xử lý tài chính ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Các quy định tại các Điều 6, Điều 7 của Dự thảo quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo Bộ Tài chính đã quy định phương hướng xử lý các vấn đề tài chính trước khi tổ chức xác định giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu, cũng như nguyên tắc xử lý tài chính, tài sản khi thực hiện CPH. Mặt khác, để có thể tiến hành CPH đối với các trường ĐHCL, một yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo tự chủ được về tài chính. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề tự chủ tài chính tại các trường còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trước khi dự tính chuyển đổi theo hướng CPH, nhiệm vụ trước mắt là cần xây dựng một môi trường thuận lợi để các trường có thể thực sự tự chủ về tài chính trong hoạt động của mình.
Vấn đề xác định giá trị của cơ sở đào tạo công lập, trực tiếp đề cập đến trong luận văn này - các trường ĐHCL là một nội dung quan trọng khi xây dựng pháp luật về CPH trường ĐHCL cần đề cập đến. Các tài sản của các trường đại học công lập có thể kể đến như:tài sản là bằng phát minh, sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học, quyền sử dụng đất …của các đơn vị đào tạo công lập sẽ phải có sự thống nhất với các quy định hiện hành liên quan. Ví dụ như tài sản là quyền sử dụng đất của các trường ĐHCL sẽ phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định 13/2006/NĐ-CP về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Tài sản trong các cơ sở công lập được dùng để đưa vào cổ phần hóa đã được dự kiến xác định trong Điều 10 Dự thảo quy chế thí điểm về việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp có thu thành công ty cổ phần bao gồm: Tài sản được đầu tư xây dựng,
97
mua sắm từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập được phép sử dụng theo quy định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm và tiếp nhận từ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho của các Chính phủ, tổ chức Phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn vốn huy động, sau khi đã trả hết nợ vốn huy động; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn lãi được chia trong các hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định; Tài sản được tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Tài sản đã xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật được chuyển giao cho đơn vị để quản lý sử dụng; Tài sản khác tại đơn vị mà theo quy định của pháp luật thuộc tài sản của nhà nước.
Đồng thời, từ kinh nghiệm quá trình CPH DNNN cho thấy, việc định giá tài sản các trường ĐHCL cần có một nguyên tắc định giá thống nhất và hợp lý. Do các trường ĐHCL là các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công – dịch vụ GDĐH, do vậy, những giá trị của một trường ĐHCL bên cạnh những tài sản hữu hình có thể xác định như: Tài sản do đơn vị sự nghiệp công lập có thu đang quản lý, sử dụng như:tài sản là bằng phát minh, sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học, quyền sử dụng đất…, các trường ĐH còn có những giá trị vô hình khó xác định giá trị như uy tín trong lĩnh vực giáo dục, hay giá trị tiềm năng của những lĩnh vực mà các trường đang thực hiện đào tạo hoặc các công trình nghiên cứu … Bởi một trường ĐH nếu chuyên đào tạo những ngành có tính thời thượng như công nghệ thông tin hay quản trị kinh doanh… sẽ dễ dàng thu hút được đầu tư từ phía các cổ đông tiềm năng hơn. Một điểm khó khăn trong định giá tài sản đối với các trường ĐHCL so với các DNNN là: Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh tế- thương mại cho nên về nguyên tắc, việc định giá sẽ phải tuân theo nguyên tắc giá thị trường, trong đó nhà nước- người bán cũng là người định giá. Người mua là cán bộ công nhân viên đồng ý chấp nhận. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các tổ chức chuyên nghiệp để nâng cao tính
98
minh bạch trong định giá. Đối với các trường ĐHCL, hoạt động trong một môi trường không hoàn toàn theo cơ chế thị trường, việc chọn lựa nguyên tắc theo hướng thị trường hay không sẽ là một vấn đề cần được nghiên cứu và thống nhất trước khi tiến hành xây dựng pháp luật CPH với trường ĐHCL.
Bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền bán cổ phần
Một nội dung khác cần xác định trong việc xây dựng pháp luật về CPH các trường ĐHCL là vấn đề bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền bán cổ phần. Trong dự thảo đã xây dựng các nội dung này theo hướng: Vấn đề tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu; Việc quản lý và sử dụng số tiền để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập có thu sau khi chuyển sang công ty cổ phần; Việc xử lý vi phạm, khiếu nại tố cáo trong quá trình cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập có thu được thực hiện như đối với công ty 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, có nghĩa là nếu tiến hành thực hiện trên thực tế, việc CPH các trường đại học công lập sẽ tiến hành theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 109/2007/NĐ-CP đang có hiệu lực thi hành. Theo đó vấn đề xử lý số lượng cổ phần không bán hết: Nghị định mới quy định không phụ thuộc vào khối lượng cổ phần chưa bán hết chiếm bao nhiêu vốn điều lệ của công ty cổ phần hóa. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa được thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để thực hiện thủ tục chuyển DNNN thành công ty cổ phần; tăng cường ưu đãi và chủ động của DNNN trong việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược trong việc quy định giá bán cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai, hoặc không thấp hơn giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa được phê duyệt trong trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước khi đấu giá;quy định tối đa 3 cổ đông chiến lược cho những DN cổ phần hóa…
Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.
99
• Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, nếu khối lượng cổ phần bán ra dưới 10tỷ đồng. Trường hợp không có tổ chức tài chính trung gian nhận bán đấu giá cổ phần thì ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trực tiếp đấu giá cổ phần tại doanh nghiệp. • Đấu giá tại sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán nếu khối lượng cổ phần bán ra từ 10 tỷ đồng trở lên. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng, có nhu cầu thực hiện bán đấu giá tại sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán thì cơ quan quyết định cổ phần hóa quyết định.
Việc quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa cần được xây dựng theo hướng Số tiền thu từ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập có thu được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Phần còn lại được xử lý theo hướng dùng để nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong trường hợp cổ phần hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thực hiện cổ phần hóa thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp tiền thu từ cổ phần hóa tại doanh nghiệp không đủ giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư thì được bổ sung từ:Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thực hiện cổ phần hóa thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ:
- Tiền thu từ cổ phần hóa để lại đơn vị cổ phần hóa phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, nếu thiếu được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Số tiền còn lại (nếu có) để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ. Phần còn lại xử lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
100