Chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành Công ty Cổ phần tại Việt Nam (Trang 29)

5. Kết cấu luận văn

1.3.Chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, xu hướng đa dạng hóa các hình thức sở hữu thể hiện ngày càng rõ nét – do tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất quy định. Ở những nước này, vào thời điểm đầu tiên của sự phát triển chủ yếu tồn tại hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân chiếm ưu thế và sở hữu nhà nước. Đến nay, ngoài hình thức sở hữu tư nhân thuần túy, còn có hình thức sở hữu hỗn hợp cổ phần hóa và cũng xuất hiện hình thức sở hữu rất mới – sở hữu tập thể – ESOP. Chẳng hạn, sở hữu tập thể đã xuất hiện ở một loạt nước tư bản phát triển như: Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản… Ở Mỹ có trên 500 doanh nghiệp lớn và vừa do các tập thể cổ đông tự quản. Xu hướng chung ở các nước này không phải là phát triển sở hữu tư nhân thuần túy mà là sự phát triển đa dạng hóa các hình thức sở hữu như sở hữu hỗn hợp, sở hữu tập thể. Các hình thức sở hữu này có quan hệ chặt chẽ với hình thức cổ phần mà cổ đông hết sức đa dạng, từ nhà nước, chính quyền các địa phương, các nhà doanh nghiệp đến các cá nhân trong xã hội.

Sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước để đảm bảo kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, nhà nước ta. Trong sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN thì cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn, một giải pháp quan trọng tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN ở Việt Nam.

Thực tiễn hơn 10 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa ở Việt Nam đã khẳng định rằng, cổ phần hóa là quá trình đa dạng chủ sở hữu đối với DNNN nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD) từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ pháp lý và phân phối sản phẩm, tạo động lực mới phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế. Chủ trương CPH DNNN được Đảng ta bắt đầu nêu ra trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa VII (tháng 11/1991). Từ đó đến nay chủ trương cổ phần hóa DNNN tiếp tục được khẳng định, phát triển và ngày càng rõ, cụ thể hơn trong các văn kiện đại hội VIII, IX, các nghị quyết Trung ương 3 (khóa

24

IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Đó là một quá trình vừa làm, vừa tìm tòi, không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức về mục tiêu, đối tượng, phạm vi cổ phần hóa, đối tượng được mua cổ phần, phương thức thực hiện và giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa DNNN [8].

Các văn kiện của Đảng đã xác định cổ phần hóa DNNN là để cơ cấu lại DNNN, giảm mạnh các DNNN kém hiệu quả, doanh nghiệp ở các lĩnh vực không nhất thiết phải có DNNN tập trung vốn vào lĩnh vực then chốt, đảm bảo kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo ra loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó vốn cổ phần nhà nước giữ vai trò chi phối và có sở hữu của người lao động tại doanh nghiệp, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, đồng thời huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, mua cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa IX) đã khẳng định “Đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN…” [9]

Thực tiễn hoạt động của DNNN Việt Nam hàng chục năm qua hoạt động còn kém hiệu quả, mặc dầu các doanh nghiệp này đã được Nhà nước đầu tư một khối lượng vốn khá lớn từ ngân sách, được Nhà nước giao phó quyền chủ đạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đội ngũ cán bộ có đào tạo, cán bộ quản lý có trình độ được tập trung chủ yếu trong các DNNN. Tuy với nhiều thế mạnh cũng như sự ưu ái của Nhà nước như vậy, song DNNN vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai trò nòng cốt, chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế, đồng vốn chi trên chưa thực sự có hiệu quả, dẫn đến thua lỗ của hầu hết DNNN, gây thất thoát tài sản của quốc gia. Những vụ tham nhũng lớn trong những năm qua đã và đang xử lý, phần lớn đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến DNNN. Chính vì vậy vấn đề sắp xếp đổi mới DNNN để loại hình doanh nghiệp này trở thành lực lượng chủ yếu của nền kinh tế ngày càng trở nên cấp bách khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Một trong những giải pháp đổi mới

25

DNNN là hiệu quả, thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ chức và hoạt động của DNNN là cổ phần hóa. Cổ phần hóa sẽ thải loại những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, phát huy sức mạnh trí tuệ của các cổ đông tham gia vào việc quản lý, từ đó sử dụng hợp lý hơn, hiệu quả hơn nguồn lực của doanh nghiệp cổ phần hóa. Như vậy cổ phần hóa sẽ tác động rất lớn đến kinh tế, chính trị và xã hội như:

- Giảm số lượng DNNN thuần tuý (tức là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước), sẽ giảm bớt được một khoản bổ sung vốn từ ngân sách cho những doanh nghiệp này, để dành đầu tư vào những nhu cầu phát triển khác.

- Thông qua CPH, nhà nước thu được một phần giá trị tài sản mà trước đây nhà nước giao cho các doanh nghiệp quản lý, nhưng sử dụng kém hiệu quả, khoản tiền này sẽ được đầu tư trở lại để phát triển doanh nghiệp.

- Làm giảm đầu mối các DNNN, từ đó làm giảm nhu cầu hỗ trợ và ưu đãi tín dụng của Nhà nước. Đặc biệt sẽ là giảm áp lực vay vốn lên các ngân hàng thương mại quốc doanh và quỹ tín dụng nhà nước.

- Cổ phần hóa gắn liền với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty cổ phần với cơ chế lưu chuyển cổ phần thông qua thị trường chứng khoán sẽ tạo ra quá trình luân chuyển vốn từ nơi không có hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao. Toàn bộ nguồn lực xã hội nằm trong các công ty cổ phần sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn.

- Cổ phần hóa DNNN sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham nhũng khá phổ biến trong các DNNN và cơ quan quản lý chúng. Sự bao cấp của Nhà nước đối với nhiều doanh nghiệp, cơ chế “xin”, “cho” sẽ là nguồn gốc nảy sinh hiện tượng lãng phí, tham nhũng.

Như vậy CPH sẽ tạo ra sự giám sát chặt chẽ của các chủ sở hữu (cổ đông) đối với giám đốc và cán bộ quản lý DNNN cổ phần hóa.

- Cổ phần hóa nhằm chuyển đổi một phần sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút được nguồn vốn dồi dào trong dân cư, nguồn vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư công nghệ, phát triển doanh nghiệp, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

26

- Cổ phần hóa DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau khi CPH có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giúp cho người lao động trong công ty cổ phần thực sự làm chủ doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả doanh nghiệp.

- Cổ phần hóa sẽ góp phần phát triển thị trường chứng khoán, vốn được huy động ngày càng nhiều thông qua việc phát hành cổ phiếu (phát hành lần đầu và phát hành bổ sung) từ đó giúp các doanh nghiệp cổ phần hóa có điều kiện để cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề cho người lao động, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên CPH cũng nảy sinh những vấn đề khác như: công bằng xã hội, lợi ích người lao động, trợ cấp thất nghiệp, vấn đề việc làm … cần phải được xử lý một cách hài hoà, vì thế cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau: [10]

- Đảm bảo cho người lao động có một số lượng cổ phần nhất định (cho hoặc bán với giá ưu đãi) và coi họ là cổ đông sáng lập.

- Phải có chính sách xã hội thích hợp cho người lao động mà lợi ích của họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi CPH.

- Đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động trong các doanh nghiệp, cổ phần theo mức độ sở hữu vốn của họ.

- Đảm bảo cho người lao động được tiếp cận cơ hội, tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, nếu họ có nhu cầu.

- Giải quyết thoả đáng quyền lợi cho người lao động không thể bố trí được việc làm, sau khi đã thực hiện các giải pháp tối ưu.

- Tạo cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người lao động tiếp tục được làm việc tạo công ty cổ phần.

Ngoài ra CPH còn có tác động lớn trong việc bảo lãnh, phát hành cổ phiếu, giao dịch chứng khoán, thị trường chứng khoán giúp xác định chính xác giá trị doanh nghiệp, giảm các tổn thất về tài sản, từ đó giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Cổ phần hóa DNNN đã được thực hiện khá lâu ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Song với Việt Nam CPH đồng nhất với quá trình cải cách khu vực

27

kinh tế Nhà nước, đó là sự chuyển hóa DNNN thành công ty cổ phần mà trong đó cổ đông sáng lập là Nhà nước. Sau khi công ty cổ phần được thành lập, công ty có thể phát hành cổ phiếu mới và bán cổ phần cũ cho các thành phần kinh tế khác.

Về mặt pháp lý CPH DNNN là quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ DNNN sang công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là một DNNN sau khi đã hoàn tất quy trình CPH thì doanh nghiệp đó sẽ chuyển sang loại hình công ty cổ phần, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty (nay là luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác về doanh nghiệp). Khi đã chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp đó phải hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật về công ty cổ phần. Như vậy toàn bộ vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, từ bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến quy chế pháp lý và thành lập, giải thể, phá sản phải chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, đặc biệt là những quy định về công ty cổ phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hình thức, cổ phần hóa là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị tài sản của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước, hoặc cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp mình bằng hình thức đấu giá công khai, hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty cổ phần.

Về mặt bản chất CPH chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành Công ty Cổ phần tại Việt Nam (Trang 29)