2. 1.3 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khối trƣờng đại học công lập
2.3.4. Đánh giá quá trình CPH trong thời gian qua:
Quá trình CPH ở Việt Nam đã trải qua một thời gian thực hiện khá dài, gần 20 năm. Để có một cái nhìn đánh giá toàn diện và chính xác cần một nghiên cứu cụ thể cũng như trên một phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Trong khuân khổ luận văn này, người viết chỉ đưa ra những nhận định chủ quan và sơ lược nhất về những mặt tích cực cũng như hạn chế vướng mắc của quá trình CPH DNNN tới hiệu quả hoạt động của bản thân các DNNN sau chuyển đổi; cũng như những đóng góp của nó một cách khái quát nhất tới nền kinh tế, nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Luận văn là tới việc tìm hiểu về chủ trương CPH các trường ĐHCL.
Về mặt tích cực:
Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN: từ năm 2001 đến 2011, cả nước đã CPH 3.388 doanh nghiệp (DN) và bộ phận DN; trong đó, 57,8% DN thuộc địa
75
phương, 31,8% DN thuộc Bộ, 10,4% DN thuộc các tập đoàn, tổng công ty (TCT) 91. Những năm 2001-2005 chủ yếu cổ phần hóa DN quy mô nhỏ và vừa, từ năm 2006 mới cổ phần hóa DN quy mô lớn. Đến nay, có 83 DN, trong đó có 16 TCT, ngân hàng thương mại nhà nước có vốn nhà nước trên 100 tỷ đồng hoàn thành cổ phần hóa. Như vậy, từ chỗ năm 2001, cả nước có 5.655 DNNN, hoạt động ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế thì đến năm 2010 chỉ còn gần 1.500 DN và đến tháng 10/2011 còn 1.309 DN, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo các cân đối vĩ mô, công ích, an ninh, quốc phòng. Trong số DN thực hiện CPH có 1.217 DNNN giữ cổ phần chi phối, 1.558 DNNN giữ cổ phần ở mức thấp, 613 DN bán toàn bộ vốn Nhà nước. Đồng thời đã triển khai thí điểm cổ phần hóa vườn cây, trồng rừng gắn với cơ sở chế biến ở 34 đơn vị, chủ yếu trong lĩnh vực trồng, chế biến cao su, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi. Cổ phần hóa đã góp phần đổi mới tư duy, nhận thức về sở hữu, về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về vai trò nòng cốt của DNNN trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với DN. Bên cạnh đó, hình thành các DN có nhiều sở hữu, bao gồm Nhà nước (bình quân nắm giữ 57% vốn điều lệ), người lao động trong DN (bình quân nắm giữ 14%) và cổ đông khác (bình quân nắm giữ 29%).
Việc cổ phần hóa cũng xác lập quyền làm chủ DN của người lao động - cổ đông thông qua việc tạo điều kiện cho người lao động sở hữu cổ phần bằng cơ chế bán cổ phần ưu đãi. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát của các cổ đông bên ngoài, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, người lao động trong DN đã tạo sự đổi mới thực sự trong quản lý, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Đáng chú ý, một số DN quy mô hớn đã thu hút được các cổ đông nước ngoài với các cam kết về đầu tư vốn, tái cơ cấu và đổi mới quản trị DN.
Nguồn thu từ quá trình CPH đã được Nhà nước sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của các DN và đầu tư thêm nhiều dự án trọng điểm quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua cổ phần hóa các DN trong giai đoạn này, Bộ Tài chính cho biết đã huy động được hơn 47 nghìn tỷ đồng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tính đến 31/8/2011, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN đã thu được hơn 55
76
nghìn tỷ đồng; trong đó, thu từ bán phần vốn Nhà nước đạt gần 36 nghìn tỷ đồng và hơn 12 nghìn tỷ đồng thu từ cổ tức phần vốn Nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa.
Hầu hết DNNN sau khi cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả hơn với các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, vốn điều lệ đều tăng trưởng. Qua tổng hợp số liệu của 2.442 doanh nghiệp có thời gian hoạt động sau cổ phần hóa từ 01 năm trở lên cho thấy: doanh thu bình quân tăng 1,9 lần; lợi nhuận bình quân tăng 3,2 lần; nộp ngân sách nhà nước bình quân tăng 2,5 lần; vốn điều lệ tăng 1,56 lần so với thời điểm đăng ký kinh doanh lần đầu. Nhiều các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN. Cùng với phương thức quản lý, quản trị tại DN đã được tái cấu trúc qua quá trình CPH, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán đã nâng cao tính công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các DN, tạo niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, thị trường chứng khoán phát triển đã làm tăng khả năng huy động vốn, mở rộng thị trường, giúp các DN tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Cổ phần hóa đã giúp các DN tự cơ cấu lại toàn bộ nguồn nhân lực của mình thông qua phương án sắp xếp lao động để sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả hơn; đồng thời vẫn duy trì và đảm bảo ổn định an sinh xã hội. Đặc biệt, sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, hoạt động của các tổ chức đoàn thể vẫn bảo đảm như khi còn là DNNN. Tổ chức công đoàn về cơ bản vẫn thực hiện chức năng tham gia quản lý và bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động trong DN. Tổ chức đoàn thanh niên cũng tiếp tục được duy trì.[22]
Những vấn đề hạn chế:
Mặc dù vậy, trong 20 năm tiến hành, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình triển khai cũng như trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH. Những nội dung đó đã được nghiên cứu và đề cập đến trong nhiều bài báo cũng như công trình nghiên cứu học thuật. Về tổng thể có thể chỉ ra một số điểm còn chưa được như kỳ vọng trong việc triển khai CPH DNNN như:
Tiến độ CPH đã bắt đầu chậm lại đặc biệt trong 2 năm gần đây: Giai đoạn 2007-2011, theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN số doanh nghiệp được CPH chỉ đạt khoảng 25% kế hoạch; nhiều doanh nghiệp quy mô lớn không bán
77
được cổ phần, chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng tài chính, có khả năng quản trị tham gia mua cổ phần. Đặc biệt năm 2011 chỉ CPH được 6 DNNN. Nguyên nhân được chỉ ra là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: kinh tế toàn cầu và khu vực trong thời gian vừa qua có nhiều biến động bất thường; thị trường chứng khoán giảm sút; chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất vay vốn cao khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm nên việc bán cổ phần gặp khó khăn; phần lớn doanh nghiệp CPH trong thời gian này có quy mô vừa hoặc lớn còn nhiều tồn tại về tài chính… ; nguyên nhân chủ quan như việc lạm dụng mệnh lệnh hành chính của công ty mẹ vào công ty con gây mất lòng tin của nhà đầu tư; quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa được bảo đảm… cũng góp phần vào làm đình đốn tiến trình CPH; Một nguyên nhân nữa là thị trường hiện nay chưa hồi phục, cầu không lớn nên doanh nghiệp đưa ra bán rất hạn chế; Mặc khác sự chỉ đạo của các bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trên thực tế chưa quyết liệt dẫn tới quá trình CPH bị chậm không đạt được tiến độ như kế hoạch..Đồng thời hệ thống văn bản pháp luật quy định các vấn đề về CPH còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn trong việc thực hiện CPH
Việc cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong các lĩnh vực. Công tác cổ phần hóa mới chỉ tập trung ở các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng, còn số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa trong các lĩnh vực khác vẫn ít. Trên thực tế, vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn hay một số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng lại đang hoạt động trên những địa bàn không thật sự cần thiết hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có tính độc quyền đã được đề ra nhưng tiến độ thực hiện rất chậm. Do vậy, CPH chưa thực sự đem lại những tác động tích cực và toàn diện cho nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình CPH, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn rất nhiều vấn đề gây thất thoát một nguồn lớn tài chính cho nhà nước, đặc biệt đến từ vấn đề định giá DNNN khi CPH.Theo kết luận của Thanh tra Chính Phủ công bố năm 2009 sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN cho thấy đã có nhiều sai phạm trong quá trình CPH biểu hiện cụ thể và trực tiếp qua số lượng lớn tài sản bị thất thoát phải thu hồi: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…, [23] Sự thất thoát theo các nghiên cứu chuyên đề về CPH cho thấy đến từ
78
khâu định giá tài sản DNNN được CPH, đặc biệt trong định giá số lượng đất đai, khoáng sản, địa lợi của doanh nghiệp.Tài sản giá trị nhất của nhiều DNNN là đất thì ở nhiều doanh nghiệp đã CPH, tài sản này bị thất thoát ở mọi dạng thức: doanh nghiệp không tính hoặc tính thiếu giá trị đất, chỉ làm thủ tục thuê một phần diện tích đang sử dụng (thực chất là chiếm dụng đất, trốn thuế), sử dụng lãng phí, tuỳ tiện cho thuê, mượn, v.v. thậm chí còn chuyển nhượng trái phép cho cá nhân. Mặt khác, với các tài sản là hiện vật, theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”.khi gần hoàn thành quá trình CPH, giá trị tài sản nhà nước lại bị thất thoát theo một dạng khác: chuyển nhượng, bán cổ phần ưu đãi sai đối tượng (không đủ điều kiện), sai quy định (quyết toán tăng, khống để hưởng chế độ ưu đãi khi mua cổ phiếu)… Ở hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước trước đây, nay là doanh nghiệp cổ phần, đều diễn ra thực tế này. Chẳng hạn, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyển nhượng 3.000.000 cổ phần ưu đãi sai với giá trị 15,6 tỉ đồng; Vinaconex bán cổ phần ưu đãi sai cho bảy nhà đầu tư không đáng là “chiến lược” hơn 10.000.000 cổ phần, trị giá trên 53 tỉ đồng. Hoặc vấn đề quản lý và sử dụng các quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệptại các tập đoàn, tổng công ty cũng gây nhiều thất thoát tài chính cho nhà nước.Tính đến hết tháng 8/2011 theo Bộ Tài Chính Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, do Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý, thu được khoảng 55.000 tỉ đồng. Quỹ này ra đời từ năm 2000, trong khi CPH đã được tiến hành bắt đầu từ năm 1990. Số tiền thu được từ quá trình CPH DNNN là một nguồn lực lớn đủ sức kích cầu cho nền kinh tế, góp phần giải quyết an sinh xã hội, tháo gỡ nhiều món nợ trong khối quốc doanh, kể cả trang trải những khoản lỗ của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin hay Tổng công ty Hàng hải Vinalines. Thế nhưng việc sử dụng nguồn lực này thời gian qua chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Cho đến nay 50.000 tỉ đồng từ các quỹ của tập đoàn, tổng công ty đã được sử dụng hết để, theo báo cáo của những doanh nghiệp này, trợ cấp người lao động, đầu tư dự án, bổ sung vốn cho những doanh nghiệp nhà nước khác. Chẳng hạn Tập đoàn Điện lực EVN, theo Kiểm toán Nhà nước, đến cuối năm 2009 đã thu từ cổ phần hóa được 6.457 tỉ đồng, nhưng đã chuyển 5.700 tỉ đồng sang nguồn vốn đầu
79
tư xây dựng cơ bản. Tập đoàn Sông Đà, chỉ nguyên tiền thu từ bán bớt vốn nhà nước ở Công ty Sudico đã tới hàng ngàn tỉ đồng, đã sử dụng 340 tỉ đồng từ quỹ sắp xếp hỗ trợ cổ phần hóa không đúng mục đích. Hay như Tập đoàn Dầu khí đến tháng 7-2011 còn chưa thu hồi hết số tiền từ cổ phần hóa tại các đơn vị thành viên 1.922 tỉ đồng (gốc) và 185 tỉ đồng (lãi).[24]
Đối với các DNNN sau CPH, hoạt động như CTCP, hiệu quả hoạt động so với khi còn là DNNN dù có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa có sự thay đổi như kỳ vọng. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng phương thức, biện pháp và thói quen tổ chức, quản lý như trước của doanh nghiệp nhà nước vào điều hành để quản trị công ty mới. Mặt khác, bản thân người lao động chưa theo kịp và nhận thức đúng ý nghĩa, lợi ích của cổ phần hóa tại doanh nghiệp. Nhiều người đã bán cổ phần ưu đãi của mình để hưởng ngay khoản chênh lệch, hoặc bị bắt buộc trở thành cổ đông nên thiếu hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của mình về tổ chức, quản trị tại công ty cổ phần do đó chưa phát huy quyền làm chủ hoặc lạm quyền gây khó khăn cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Trong một khảo sát gần đây của nhóm tư vấn chính sách- Bộ Tài chính cho thấy Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ trong các doanh nghiêp dù đã giảm hơn so với thời điểm cổ phần hóa nhưng so với tổng số doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ 46%. Doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ dưới 50% vẫn giữ nguyên tỷ trọng là 39%. Việc nhà nước duy trì tỷ lệ cổ phần đa số vô hình chung đã tạo ra một số khó khăn trong việc điều hành của các DN CPH. Cụ thể, CPH vẫn chưa tạo ra được sự rạch ròi giữa quyền QLNN và quyền sở hữu vì nhà nước là người ban hành các quy định, vừa là cổ đông lớn. Khi sở hữu đa số cổ phần, những người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp có quyền phủ quyết các quyết định quản lý và đầu tư quan trọng. Điều này dễ dẫn đến trường hợp can thiệp một cách duy ý chí vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp.[25] Không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước sau khi cổ phần hóa có cổ phần chi phối vẫn hoạt động dựa trên lợi thế doanh nghiệp nhà nước, tính độc quyền còn cao, hơn nữa do mới thành lập nên khi đăng ký kinh doanh mới đã đăng ký tràn lan ngành nghề (trừ những ngành nghề luật pháp cấm), đầu tư vào những ngành trước mắt đem về lợi nhuận cao như: thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư bất động sản và chứng khoán mà ít đầu tư vào lĩnh vực chính của mình.
80
Tóm lại, có thể thấy quá trình CPH DNNN đang ở trong một giai đoạn khó khăn. Sự khó khăn đến từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trong giai đoạn khủng hoảng, cũng như từ những đối tượng cần CPH trong thời điểm này. Không khó để nhận thấy trong trong tổng số 1.309 DNNN chưa cổ phần hóa còn lại đến năm 2012, có đến 249 nông lâm trường, 149 DN an ninh quốc phòng, 63 công ty xổ số kiến thiết, 100 công ty môi trường đô thị, cấp thoát nước, 30 công ty thủy nông, 51 công ty duy tu bảo dưỡng an toàn đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy… là những khu vực DNNN không thật sự hấp dẫn đầu tư. Mặt khác, dù đã bước vào giai đoạn nước rút, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan tới việc điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong qua trình CPH vẫn còn đặt ra, Nghị định 59/2011/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần chỉ mới đáp ứng một số yêu cầu, trong khi thực tế phát sinh không ít vấn đề như việc xác định giá trị DN, xử lý tài chính, đất đai…đòi hỏi cần có sự hoàn thiện hơn nữa về cơ chế chính sách