Pháp luật về bộ máy tổ chức của trƣờng ĐHCL

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành Công ty Cổ phần tại Việt Nam (Trang 65)

2. 1.3 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khối trƣờng đại học công lập

2.2.4.Pháp luật về bộ máy tổ chức của trƣờng ĐHCL

Mô hình tổ chức của các trường ĐHCL gồm 3 cấp hành chính, ngoại trừ 2 trường đại học Quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. HCM) đóng vai trò đơn vị cấp 1, còn lại đơn vị cấp 1 của các trường là Bộ chủ quản.

Cấp 1: Các Bộ, Đại học Quốc gia là đơn vị cấp 1, là nơi lập kế hoạch chiến lược, ra các quyết định và ban hành các văn bản, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, là nơi thực hiện quản lý ở tầm vĩ mô, quyết định các kế hoạch về đào tạo và nghiên cứu khoa học, về nhân lực, về phân bổ tài chính, quản lý văn bằng; thực hiện những nhiệm vụ chung hoặc nhiệm vụ cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều trường. Đặc điểm hành chính : là cấp có con dấu (quốc huy) và tài khoản tại kho bạc nhà nước, là đầu mối NSNN và đầu mối về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác; có quyền tự chủ rất cao về nhân sự, đào tạo và tài chính.

Cấp 2: Đơn vị cấp 2 của các Bộ là các trường đại học trực thuộc. Đơn vị cấp 2 của Đại học Quốc gia gồm các đơn vị thành viên (các trường đại học, Viện nghiên cứu) và các đơn vị trực thuộc (các ban, khoa; trung tâm nghiên cứu, đào tạo; Trung tâm phục vụ, dịch vụ….). Đơn vị cấp 2 là nơi xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao, điều phối, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc phạm vi, chức năng của mình. Đặc điểm hành chính : Có con dấu và tài khoản tại ngân hàng, kho bạc.

Cấp 3: Đơn vị cấp 3 gồm các đơn vị trực thuộc cấp 2, gồm : các khoa, phòng chức năng, trung tâm và bộ phận phục vụ trực thuộc trường. Đơn vị cấp 3 là nơi thi

60

hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Đặc điểm hành chính : các đơn vị trực thuộc không có con dấu và tài khoản.

Được quy định tại từ Điều 38 tới Điều 57 Mục 4 Luật GD2010 sđbx:,: Quy định tại các điều từ Đ32 tới Đ48 Chương 8 Điều lệ trường Đại học 2010; và từ Điều 14 tới Điều 21 mục 1Chương II Luật GDĐH 2012. Theo đó, bộ máy tổ chức của trường ĐHCL gồm những bộ phận sau:

1)Hội đồng trường:trong thiết chế giáo dục đại học ở các nước tiên tiến trên thế giới, Hội đồng trường và Hội đồng quản trị là những thành phần quan trọng không thể thiếu, vì hoạt động của những thiết chế này vừa hỗ trợ, vừa ràng buộc lẫn nhau. Và tất cả đều vì chung một mục đích là phát triển nhà trường. Thực tế đã minh chứng một điều là chỉ có sự hoạt động lành mạnh trong những khuôn khổ pháp luật cho phép thì hệ thống giáo dục đại học mới phát huy tốt tác dụng như mục đích đề ra.Ở Việt Nam, những năm gần đây các danh từ “Hội đồng trường” hay “Hội đồng quản trị” trong các trường đại học đã được nhắc tới nhiều hơn, nhiều trường đại học đã thành lập ra những Hội đồng trường và các trường đại học ngoài công lập thì đều có Hội đồng quản trị. Tuy nhiên các hoạt động của những Hội đồng này thực sự chưa được như mong muốn, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Lý giải về điều này, nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng tựu chung, nguyên nhân chính là chưa có một cơ chế bắt buộc cũng như một khung pháp lý quy định cho tổ chức cũng như hoạt động của các Hội đồng này. Khắc phục hạn chế này, Luật GDĐH 2012 đã quy định Hội đồng trường là tổ chức bắt buộc trong bộ máy quản lý trường.

Về vai trò của Hội đồng trường, GS. Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, khẳng định: Hội đồng trường phải là cơ quan quyền lực cao nhất của trường đại học. Hội đồng trường được thành lập ở các cơ sở giáo dục đại học công lập, là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường, làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng trường là hội đồng quyền lực phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường; Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường; Quyết nghị về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học…

61

Thành viên hội đồng trường gồm Ban giám hiệu, bí thư đảng ủy, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đại diện một số khoa, đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học; một số nhà hoạt động giáo dục, khoa học, doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng trường do thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng. Điều lệ nhà trường sẽ qui định cụ thể thủ tục thành lập, số lượng và cơ cấu thành viên; nhiệm vụ và quyền của chủ tịch, thư ký; việc bổ nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng trường.

Theo kinh nghiệm của ĐH Wayne State (Tiểu bang Michigan- Mỹ), thành phần ngoài của HĐT có 8 người đều do người dân tiểu bang này bầu ra. Ở Thái Lan, ĐH Hoàng Tử vùng Songkla, ngoài những thành viên đương nhiên, thành phần ngoài của HĐT còn có những thành viên do Vua Thái Lan chỉ định gồm Chủ tịch HĐT, các thành viên khác là nhân sĩ, nhà khoa học, nhà giáo…Những thành viên này hoạt động không có lương (trừ công tác phí) để bảo đảm tính khách quan, công tâm với công việc.

Ở Việt Nam, các HĐT đang triển khai đều không phải cơ quan quản trị có quyền lực cao nhất trong nhà trường. Mà hoạt động của các HĐT chỉ thiên về tư vấn cho các hiệu trưởng, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của các hiệu trưởng. Sự trái ngược về vị thế, chức năng của HĐT đến mức, có những trường lẽ ra việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển phải là nhiệm vụ của hiệu trưởng, HĐT có trách nhiệm xem xét, phê duyệt thì Hiệu trưởng lại giao cho HĐT phải làm. Như vậy, HĐT rất khó có thể làm tròn bổn phận “quản trị”, có quyền lực cao nhất giúp các trường thực hiện tự chủ một cách công khai, minh bạch đúng luật định. Mặt khác, trong quy định về bộ máy tổ chức trường quy định phải có sự tham gia của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể.Trong cơ chế mới, Đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Nếu Đảng ủy có đại diện trong HĐT, nhưng chỉ là một thành viên, vậy ai lãnh đạo ai? Đã có tiếng nói kiến nghị- vậy thì Bí thư Đảng ủy nên kiêm luôn chủ tịch HĐT. Nhưng về bản chất, HĐT hoạt động theo nguyên tắc đa số, nếu Bí thư Đảng ủy trong HĐT lại bị “thiểu số” thì sao?...Do vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐT theo các nội dung pháp luật đã đề ra, cũng là đảm bảo tính tự chủ tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của các

62

trường ĐHCL, vẫn cần có các văn bản pháp lý hướng dẫn giải thích thi hành Luật GDĐH 2012 để tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động của HĐT.

2) Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc học viện, đại học (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) là người đại diện cho cơ sở giáo dục đại học trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng trường đại học là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường.

Hiệu trưởng trường đại học phải có các tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học; Có bằng tiến sĩ; Có sức khỏe tốt; độ tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng trường đại học công lập không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.

Trong xu hướng tăng cường quyền tự chủ cho các trường, đòi hỏi các tiêu chuẩn cũng như quyền hạn và trách nhiệm của các hiệu trưởng cũng cần được nâng cao. Hiệu trưởng các ĐH là người chịu trách nhiệm về những tuyên bố của mình trong các chương trình đào tạo, chịu trách nhiệm về “sản phẩm” giáo dục mà mình đưa ra trong tuyên bố sứ mạng. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, khả thi ràng buộc sự tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường (Hiệu trưởng, CT Hội đồng quản trị và tập thể lãnh đạo) với xã hội về hiệu quả sử dụng tài sản và chất lượng của những sản phẩm do trường tạo ra, thông qua việc: Xây dựng qui chế thực hiện các nội dung tự chủ với trách nhiệm đi kèm và khung pháp lý xử lý cụ thể; và xây dựng cơ chế kiểm soát và tự giám sát chặt chẽ trong các lĩnh vực tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

3) Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng thành lập; Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học và đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vu tư vấn với Hiệu trưởng. Hội đồng khoa học và đào tạo có số thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, gồm: Hiệu trưởng, một số Phó hiệu trưởng; Trưởng của một số khoa, viện lớn trong trường; trưởng một số phòng, đơn vị khác; đại diện giảng viên và cán bộ khoa học của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; đại

63

diện viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ, cán bộ khoa học có liên quan ở bên ngoài trường. Số lượng thành viên, tỷ lệ các thành phần và thủ tục lựa chọn các thành viên, việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo được xác định cụ thể trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của nhà trường. Hội đồng khoa học và đào tạo bầu Chủ tịch Hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số phiếu.. Hội đồng khoa học và đào tạo họp ít nhất 1 lần trong một học kỳ do Chủ tịch Hội đồng triệu tập; nội dung cuộc họp phải được thông báo trước cho tất cả các thành viên ít nhất 07 ngày; cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; kết luận của cuộc họp có hiệu lực khi có trên 50% số thành viên của Hội đồng khoa học và đào tạo biểu quyết tán thành; biên bản của cuộc họp phải được trình lên Hội đồng trường chậm nhất sau 10 ngày.

Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho Hội đồng trường và Hiệu trưởng về các vấn đề có liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, gắn nhà trường với doanh nghiệp, nhằm gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nhà trường đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Hội đồng tư vấn làm việc không hưởng lương.Hội đồng tư vấn bao gồm từ 7 đến 15 thành viên ở ngoài trường, là những người có đóng góp tích cực cho trường, đặc biệt là những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã

Ngoài ra, trong bộ máy tổ chức của trường ĐHCL còn bào gồm các bộ phận sau: - Các Khoa, Viện trực thuộc trường;

- Các bộ môn trực thuộc khoa, viện. Một số trường đại học chuyên ngành có thể có các bộ môn trực thuộc trường;

- Các phòng chức năng;

- Các tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; - Các đoàn thể và tổ chức xã hội. - Phân hiệu (nếu có);

64

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành Công ty Cổ phần tại Việt Nam (Trang 65)