Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên năm 2013 (Trang 74)

2. Thực trạng sử dụng thuốc

2.2. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú

năm 2013

* Ghi thông tin bệnh nhân trên đơn thuốc

Thông tin bệnh nhân dù không tác động trực tiếp đến việc sử dụng thuốc trong đơn, nhưng là một phần quan trọng khi cần thông tin đến bệnh nhân các thông tin về thuốc và điều trị sau kê đơn (ví dụ: hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị tại nhà, thông báo thu hồi thuốc khi có vấn đề về chất

lượng…). Bệnh viện sử dụng phần mềm quản lý dược trong khu vực phòng khám, các thông tin về bệnh nhân được điều dưỡng viện nhập trước vào phần mềm khi người bệnh đến khám, kết hợp kiểm soát lại của bác sỹ khám bệnh,

kê đơn, vì vậy giảm thiểu được những sai sót ở nội dung này. Các đơn thuốc ngoại trú chúng tôi khảo sát đều được in trên khổ giấy to bằng 2/3 khổ giấy

A4, 100% đơn có chữ rõ ràng, dễ đọc, có ghi họ tên bệnh nhân, chẩn đoán

bệnh, địa chỉ người bệnh và có đủ 04 chữ ký (bác sỹkê đơn, đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, người cấp phát thuốc và người bệnh). Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số lỗi trong kê đơn, tỷ lệđơn thuốc ghi đầy đủ họ tên, tuổi của bệnh nhân

là 92,7%; Do có 41/560 đơn thuốc ngoại trú (chiếm7,3%) là đơn thuốc trẻ em

dưới 72 tháng tuổi nhưng trong đơn không ghi kèm tên bố hoặc mẹ, không ghi tuổi hoặc đơn chỉ ghi số tuổi mà không ghi số tháng tuổi như quy định của quyết định số 04/2008/QĐ-BYT. Lỗi ghi sai trên do măc định của hệ thống phần mềm, khi bác sỹ kê đơn, tuổi bệnh nhân chỉ được khai năm sinh, nên những bệnh nhân sinh trong năm 2013 hệ thống phần mềm tựđộng tính là 0 tuổi và khi đơn thuốc này được in ra chỗ ghi tuổi bệnh nhân sẽ để trống. Có

08/41 đơn thuốc không ghi tuổi và 33/41 đơn ghi số tuổi đối với bệnh nhân

dưới 72 tháng tuổi. Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đăng Quang (là công ty chuyên phát triển và triển khai hệ

thống tin học quản lý tổng thể y tế HSOFT theo thời gian thực) xây dựng và

cài đặt cho Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên và đang trong giai đoạn thử

nghiệm nên những sai sót do hệ thống phần mềm cần được Công ty Hà Nội

cài đặt, khắc phục, xử lý lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bệnh viện vàđúng theo quy định của quyết định số04/2008/QĐ-BYT, Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên không tự chỉnh sửa được.

Đối với bệnh nhân Nhi (dưới 16 tuổi), phụ huynh sẽ ký nhận thuốc thay cho bệnh nhân và phải ghi rõ chữ “Bố” (hoặc “Mẹ”, “Ông”, “Bà”) trước khi ký và ghi rõ họtên, có 53/560 đơn thuốc của phòng khám Nhi đều có chữ ký của phụ huynh nhưng có 14/53 đơn không ghi rõ mối quan hệ với bệnh nhân là bố hay mẹ,… Lỗi này do thiếu sót hành chính của dược sỹ cấp phát thuốc ngoại trú.

* Số thuốc trung bình trong đơn

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một đơn thuốc có hiệu quả

chữa bệnh không nhất thiết phải nhiều loại thuốc[45]. Điều này có nghĩa là số

thuốc có trong đơn càng ít càng tốt để tránh tương tác thuốc[60]. Số lượng thuốc

được kê trong đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên nhiều nhất là 06 thuốc, thấp nhất là 01 thuốc. Số thuốc trung bình trong đơn là 2,4 ± 1,0

(thuốc), tương đương với bệnh viện 354 là 2,96 thuốc [34]. Kết quả cho thấy bệnh viện đã bước đầu kê đơn phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế

giới.

* Số đơn thuốc có kê vitamin, có kê kháng sinh, có kê thuốc tiêm

Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin và khoáng chất là 9,1%. Các vitamin và khoáng chất được kê ởđơn thuốc ngoại trú đều là thuốc nội, đa thành phần, dùng

đường uống và giá thành thấp. Việc kê ít vitamin và khoáng chất giúp bệnh nhân giảm bớt số lượng thuốc sử dụng trong đợt điều trị, hạn chế tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc và tiết kiệm chi phí điều trị.

Tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có kê kháng sinh là 25,9%, các thuốc kháng

sinh được kê đều dùng đường uống, đa số là thuốc đơn thành phần, thuận tiện cho bệnh nhân sử dụng.

Có 10,0% tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú kê thuốc dùng đường tiêm, các đơn này được chỉđịnh cho bệnh nhân có chẩn đoán đái tháo đường typ 1, insulin chỉ dùng đường tiêm.

Kết quả cho thấy, bệnh viện đã quan tâm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc ngoại trú để bệnh nhân không phải điều trị bằng nhiều loại thuốc, sử dụng

đa số thuốc sản xuất trong nước, thuốc gốc, thuốc đơn thành phần, dùng đường uống giúp bệnh nhân thuận tiện trong sử dụng, trung bình tiền thuốc là 81.459

đồng/đơn, con số này nằm trong giá trần đơn thuốc ngoại trú mà bỏa hiểm y tế

thanh toán, song vẫn đảm bảo được hiệu quả- chi phí trong quá trình điều trị, chất lượng y tế được cải thiện, bệnh viện sử dụng hợp lý nguồn tài chính.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên

năm 2013

Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013

gồm 22 nhóm thuốc với 226 hoạt chất/442 tên thuốc, 05 nhóm thuốc có giá trị

tiêu thụ nhiều tại bệnh viện là thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (chiếm 39,5%), nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (chiếm 15,7%), nhóm thuốc đường tiêu hoá (chiếm 10,0%), nhóm thuốc tim mạch (chiếm 8,9%) và nhóm thuốc tác dụng đối với máu chiếm 7,1% giá trị

tiêu thụ.

100% thuốc sử dụng tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên nằm trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế.

Tỷ lệ khoản thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ lớn: 85,1% số

khoản,82,7% giá trị tiêu thụ.

Thuốc mang tên gốc được bệnh viện ưu tiên sử dụng, chiếm 93,7% số

khoản thuốc, chiếm 93,6% tổng giá trị tiêu thụ.

Thuốc sản xuất trong nước chiếm 48,5% số khoản và 28,1% giá trị tiêu thụ. Thuốc nhập khẩu chiếm 51,5% số khoản thuốc, chiếm 71,9% giá tị tiêu thụ. Thuốc dùng đường tiêm chiếm 38,7% số khoản thuốc nhưng chiếm 73,6% giá trị tiêu thụ. Trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện chỉ có 0,7% thuốc gây nghiện và 2,0% thuốc hướng tâm thần.

Từ kết quả trên cho thấy tình hình tiêu thụ thuốc tại BVATN còn một số

tồn tại: tiền thuốc kháng sinh sử dụng cao nhất, chi phí thuốc dành nhiều cho thuốc nhập khẩu và thuốc tiêm.

2. Thực trạng sử dụng thuốc

Bệnh viện đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý dược trong bệnh viện trong thực hiện kê đơn thuốc ngoại trú, giao phát thuốc nội trú đảm bảo

thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, giao phát đúng, đủ thuốc cho điều dưỡng viên, bệnh nhân, đồng thời tránh được rất nhiều sai sót.

2.1. Thc trng s dng kháng sinh trên các bnh nhân viêm phế qun phổi không xác định điều tr ni trú ti khoa Ni Tng hp- Bnh vin A phổi không xác định điều tr ni trú ti khoa Ni Tng hp- Bnh vin A tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

Số bệnh nhân trong mẫu nghiện cứu thuộc đối tượng cao tuổi, TB ± SD là 62,3 ± 16,1 (tuổi), có 53,8% bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện và 3,8% bệnh nhân có sử dụng thuốc trước khi nhập viện nhưng

không rõ có phải là thuốc kháng sinh hay không.

Có 38,7% bệnh nhân có mắc kèm ít nhất 1 bệnh. Có 99,1% bệnh nhân

được chỉđịnh dùng kháng sinh đường tiêm ngay sau khi vào điều trị nội trú. Thời gian trung bình sử dụng kháng sinh là 12,6 ± 3,8 (ngày).

Thời gian trung bình nằm viện là 13,2 ± 4,4 (ngày).

Bệnh nhân xuất viện chủ yếu là đỡ/giảm (chiếm 82,1%), có 17,9% là bệnh nhân khỏi.

2.2. Thc trạng kê đơn thuốc ngoi trú

Một số chỉ sốkê đơn thuốc ngoại trú:

Bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế có độ tuổi thấp nhất là 06 tháng tuổi, có cao nhất là 93 tuổi, độ tuổi trung bình là 51,4 ± 21,1 (tuổi).

100% đơn thuốc ghi đủ: giới tính bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, ngày kê

đơn, địa chỉ bệnh nhân. 100% tên thuốc ghi đúng theo quy định.

Có 92,7% ghi đủvà đúng tuổi của bệnh nhân.

Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 2,4 ± 1,0 (thuốc).

Có 9,1% đơn thuốc kê vitamin, 25,9% đơn thuốc có kê kháng sinh,

ĐỀ XUẤT

- Bệnh viện cân nhắc, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện với thuốc mang tên gốc, thuốc sản xuất trong nước, thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ

chủ yếu để tiết kiệm được kinh phí mua thuốc cho bệnh viện, tiết kiệm chi phí

điều trịđồng thời khuyến khích ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển. - Bệnh viện cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc tiêm để hạn chế

lạm dụng thuốc tiêm, hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện cũng như cho người bệnh.

- Khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn và quyết định dùng kháng sinh cần xác

định chủng vi khuẩn, để kịp thời đối chiếu phác đồ đang sử dụng, thay đổi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện”, Tạp chí Dược học số 419 , tr2-3.

2. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2007), Giáo trình Quản lý và kinh tế

dược, Trường đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2011), Giáo trình Pháp chế dược,

Trường đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung

ứng thuốc trong bệnh viện.

5. Bộ Y tế (2007), Giáo trình Dược lý học, Tập 2, Nhà xuất bản Y học.

6. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm

2005 về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V.

7. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT quy định về kê đơn thuốc

trong điều trị ngoại trú.

8. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT về việc ban hành danh

mục thuốc chữa bệnh chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

9. Bộ Y tế, Nhóm đối tác chung về y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan

ngành y tếnăm 2011.

10. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều

dưỡng vềchăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

11. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

12. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011 TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc

trong các cơ sở y tếcó giường bệnh.

13. Bộ Y tế (2011), Thông tư 31/2011/TT-BYT về việc ban hành danh mục

thuốc chữa bệnh chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo

14. Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn

đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

15. Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC.

16. Bộ Y tế (2012), Quyết định 4824/Q Đ-BYT về việc phê duyệt Đề án

"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".

17. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt

động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

18. Bộ y tế (2004), Hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về

việc chấn chỉnh công tác dược bệnh viện.

19. Bộ Y tế (2009),Báo cáo công tác Dược năm 2008.

20. Bộ Y tế (2010), Định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến

năm 2020.

21. Bộ Y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y tếnăm 2011.

22. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tếnăm 2012.

23. Bộ Y tế (2012), Báo cáo công tác y tếnăm 2012.

24. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tếnăm 2013.

25. Cục Quản lý dược (2013), Báo cáo kết quả công tác dược năm 2012 và định hướng, trọng tâm công tác năm 2013 trong lĩnh vực dược.

26. Bộ Y tế (2013), Đề án hợp nhất Chính sách Quốc gia về thuốc.

27. Cục Quản lý dược (2014), Báo cáo tổng kết năm 2013 và nhiệm vụ trọng

tâm năm 2014.

28. Sở Y tế Thanh Hóa (2013), Nâng cao công tác dược lâm sàng tại các

bệnh viện trong ngành.

29. Nguyễn Thị Song Hà (2011), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009”, Tạp chí Dược học 2/2011.

30. Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị Phương Lan (2011), “Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2008- 2010”, Tạp chí Dược học số 10/2011.

32. Nguyễn Trung Hà, Nguyễn Sơn Nam (2011), “Phân tích sử dụng một số

nhóm thuốc tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 2 năm 2008- 2009”, Tạp chí Dược học số 10/2011.

33. Vũ Bích Hạnh (2010), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Xanh pôn-Hà Nội giai đoạn 2006-2008, Luận văn thạc sỹ dược học.

34. Lê Ngọc Hiếu (2010), Khảo sát công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh

viên 354 giai đoạn 2007- 2009, Luận văn thạc sỹdược học.

35. Lương Thị Thanh Huyền (2012), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Luận văn thạc sỹ dược học.

36. Dương Ngọc Ngà (2012), Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại

bệnh viện C - tỉnh Thái Nguyên năm 2011, Luận văn thạc sỹdược học.

37. Cao Minh Quang (2011), “Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ

hội, thách thức và chiến lược phát triển năm 2011-2020, tầm nhìn năm

2020”, Tạp chí Dược học 8/2011.

38. Cao Minh Quang (2011), Hội thảo hợp tác giữa Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế

giới (WHO), Tổ chức phát triển công nghiệp (UNIDO) về đẩy mạnh sản

xuất Dược phẩm tại Việt Nam.

39. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011), Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục

thuốc bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2009, Khóa luận tốt nghiệp

dược sĩ – Trường Đại học Dược Hà Nội.

40. Lưu Đình Thắng (2013), Khảo sát sử dụng kháng sinh nhóm

Cephalosporin thế hệ III tại Bệnh viện A, Luận văn dược sĩ chuyên khoa

I- Trường Đại học Dược Hà Nội.

41. Huỳnh Hiền Trung, Nguyễn Thanh Bình (2009), “Phân tích tình hình sử

dụng thuốc tại khoa khám bệnh, bệnh viện Nhân Dân 115”, Tạp chí Dược

42. Huỳnh Hiền Trung và cộng sự (2011), “Áp dụng kê đơn điện tử, một giải pháp nâng cao chất lượng kê đơn thuốc tại bệnh viện Nhân Dân 115”, Tạp

chí Dược học 11/2011.

43. Huỳnh Hiền Trung và cộng sự (2012), “Hiệu quả của giải pháp kê đơn điện tử trong công tác quản lý sử dụng thuốc”, Tạp chí Dược học 11/2012.

44. Nguyễn Văn Yên và cộng sự (2011), “Thực trạng và tổ chức hoạt động

dược lâm sàng tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí

Dược học 2/2011.

45. Tổ chức Y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị- cẩm nang

hướng dẫn thực hành, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

46. Tổ chức Y tế thế giới (2003), Hướng dẫn điều tra sử dụng thuốc tại các

cơ sở khám chữa bệnh.

47. Trường đại học Y tế công cộng (2011), Quản lý dược bệnh viện, nhà xuất bản Y học.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

48. Krohn R. (2007), “The consumer-centric personal health record-it’s time”,

J. Health Inf Magag., 21(1), p.20-3.

49. Management Sciences for Health (2011), MDS-3: Managing Access to

Medicines and other Health Technologies, Arlington, VA: Management

Sciences for Health.

50. Moniz T.T và CS (2011), “Addition of electronic prescription transmission to computerrized prescriber order entry: Effect on dispensing errors in community pharmacies”, Am J Health-Syst Pharm. 68(2), p.158-63.

51.MSH (2011), “Managing Acces to Medicine and Other Health Techonologies”.

52. WHO (1996), Manual for the development end maintenace of drug

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên năm 2013 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)