Sử dụng kháng sinh trên các bệnh nhân viêm phế quản phổi không xác

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên năm 2013 (Trang 72)

Nguyên năm 2013.

Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi (60 tuổi trở lên) gặp trong mẫu nghiên cứu là

61,3%. Điều này phù hợp với bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đối tượng phục vụ chính là cán bộđã nghỉhưu.

Có 53,8% bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện và 3,8% bệnh nhân có sử dụng thuốc trước khi nhập viện nhưng không rõ có phải là thuốc kháng sinh hay không. Điều này cho thấy tình trạng lạm dụng kháng sinh, tự dùng thuốc điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ cao, khi thấy bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn thì bệnh nhân mới đến bệnh viện khám và

điều trị nội trú. Đây cũng là nguyên nhân kháng kháng sinh chiếm tỷ lệ cao ở

Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển. Chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không

đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉdùng đường tiêm [12]. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng kháng sinh đường tiêm. Có tới 99,1% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được bác sỹ chỉ định dùng kháng sinh đường tiêm ngay sau khi vào điều trị nội trú, tỷ lệ sử dụng kháng sinh đường tiêm cao làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến và tăng chi phí điều trị của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có thể sử dụng thuốc theo đường uống nhưng chỉ có 1/106 bệnh

nhân được dùng kháng sinh đường uống. Bệnh nhân không chỉ mắc một bệnh mà có bệnh mắc kèm, có 38,7% bệnh nhân mắc ít nhất 1 bệnh mắc kèm theo bệnh viêm phế quản không xác định, do bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi nên việc ngoài bệnh nghiên cứu còn có bệnh mắc kèm là hợp lý. Bệnh nhân có bệnh mắc kèm bệnh hệ tuần hoàn chiếm tỷ lệ cao cho thấy gánh nặng bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Việc có bệnh mắc kèm kéo theo việc sử dụng

nhiều thuốc trong đơn có thể tăng nguy cơ tương tác thuốc, tăng tần suất xảy ra tác dụng không mong muốn, đồng thời làm tăng chi phí thuốc điều trị.

Thời gian điều trị bệnh và thời gian sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng của bệnh. Theo nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, khuyến cáo thời gian khi sử dụng kháng sinh thông thường là 7- 10 (ngày) [5]. Thời gian trung bình sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu là 12,6 ± 3,8 (ngày), cho thấy có nhiều trường hợp bệnh nhân có thời gian sử

dụng kháng sinh nhiều hơn 10 ngày. Kết quảnày tương đương với nghiên cứu sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III tại BVATN năm 2012 là

13,4 ± 4,1 (ngày) [40]. Thời gian điều trị kéo dài làm tăng tổng chi phí của

đợt điều trịvà tác động đến điều trị chung của bệnh nhân.

Thời gian trung bình nằm viện là 13,2 ± 4,4 (ngày) nhiều hơn thời gian trung bình sử dụng kháng sinh, chứng tỏ đã có sự theo dõi chặt chẽ triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân để dừng kháng sinh khi đã đạt được hiệu quả

mong muốn. Thời gian trung bình nằm viện của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu cũng cao hơn số ngày điều trị trung bình của toàn bệnh viện năm 2013

(9,1 ngày).

Hiệu quả điều trị của bệnh viêm phế quản phổi không xác định được

đánh giá qua lâm sàng là 100% bệnh nhân được xuất viện, không có bệnh nhân nặng hơn hay chuyển tuyến trên hoặc tử vong. Kết quả cho thấy sự

thành công của phác đồ điều trị khi bệnh nhân xuất viện chủ yếu là đỡ/giảm (chiếm 82,1%), chỉ có 17,9% là bệnh nhân khỏi khi xuất viện.

Có 8 thuốc tương ứng với 6 hoạt chất được sử dụng điều trị bệnh viêm phế quản phổi không xác định cho 106 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

đều là những hoạt chất có phổ kháng khuẩn rộng, tuy nhiên các thuốc lại khác nhau về tác dụng riêng lên một số vi khuẩn. Vì vậy các bác sỹ nên sử

dụng kháng sinh một cách thận trọng và hạn chế để ngăn ngừa xu hướng kháng thuốc của các vi khuẩn đối với kháng sinh. Việc kháng sinh được sử

dụng phổ biến do các bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi họ kê đơn

kháng sinh điều trị theo kiểu bao vây vì bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước khi vào điều trị nội trú. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kháng

sinh đồ. Khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn thì việc chỉ định xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ là cần thiết. Đây là một xét nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5 ngày). 100% hồ sơ bệnh án trong mẫu nghiên cứu không được chỉ định làm xét nghiệm vi sinh hay kháng sinh đồ, điều này phản ánh thực trạng bác sỹ thường điều trị theo kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp thông qua các triệu chứng lâm sàng. Việc kê đơn kháng sinh không dựa vào kháng sinh đồ

có thể tạo thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị. Bệnh viện cần vận động, khuyến khích bác sỹ điều trị chỉ định làm xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ, xác định chủng vi khuẩn gây bệnh nhằm góp phần sử dụng kháng sinh hợp lý, hiệu quả và có thể giảm được thời gian nằm viện cũng như thời gian sử dụng kháng sinh của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên năm 2013 (Trang 72)