Thái Nguyên năm 2013.
Chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 560 đơn thuốc ngoại trú thu được kết quả như sau:
3.2.2.1. Ghi thông tin trong đơn thuốc ngoại trú
Kết quảđánh giá các thông tin trên được thể hiện ở bảng 3.34.
Bảng 3.34. Ghi thông tin bệnh nhân trong đơn thuốc ngoại trú
STT Chỉ tiêu Sốlượng
đơn thuốc
Tỷ lệ (%)
1 Ghi đầy đủ họ tên, tuổi bệnh nhân 519 92,7
2 Ghi đầy đủ giới tính bệnh nhân 560 100
3 Ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh, ngày kê đơn 560 100
4 Địa chỉ người bệnh chính xác số nhà,
đường phố hoặc thôn, xã 560 100
5 Đầy đủ 04 chữ ký 560 100
Nhờ có ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện nên đơn thuốc tại BVATN đã hạn chếđược rất nhiều lỗi như các thông tin trong đơn thuốc khó
đọc, không ghi ngày tháng kê đơn,… Các đơn thuốc ngoại trú chúng tôi khảo sát đều được in trên khổ giấy to bằng 2/3 khổ giấy A4 chữ rõ ràng, dễđọc, có ghi họ tên bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, địa chỉngười bệnh và có đủ 04 chữ ký. Tuy nhiên, theo quy chế ghi đơn thuốc ngoại trú số 04/2008/QĐ-BYT,
đơn thuốc ngoại trú tại BVATN vẫn tồn tại một số lỗi trong kê đơn, kết quả
Đơn thuốc ghi đầy đủ họ tên, tuổi của bệnh nhân là 41 đơn, chiếm 92,7%; Có 08/41 đơn thuốc không ghi tuổi và 33/41 đơn ghi số tuổi đối với bệnh nhân dưới 72 tháng tuổi.
Đối với bệnh nhân Nhi (dưới 16 tuổi), có 14/53 đơn không ghi rõ mối quan hệ với bệnh nhân là bố hay mẹ,… Lỗi này do thiếu sót hành chính của
dược sỹ cấp phát thuốc ngoại trú.
3.2.2.2. Số lượng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú.
Bảng 3.35. Số thuốc trung bình/đơn Số lượng đơn Số lượng thuốc
thấp nhất Số lượng thuốc nhiều nhất TB ± SD (thuốc) 560 1 6 2,4 ± 1,0
Số lượng thuốc trung bình trong một đơn là 2,4 ± 1,0 (thuốc).Sốlượng thuốc được kê trong đơn nhiều nhất là 06 thuốc, thấp nhất là 01 thuốc.
Bảng 3.36. Sốlượng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú
SL thuốc trong đơn Số lượng đơn Tỷ lệ (%)
1 104 18,6 2 216 38,6 3 162 28,9 4 61 10,9 5 13 2,3 6 4 0,7 Tổng số 560 100
Sốđơn thuốc kê 2 loại thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (38,6%). Sốđơn thuốc kê 3 loại thuốc chiếm 28,9%.
Có 4 đơn thuốc kê 6 loại thuốc gồm 2 đơn có chẩn đoán viêm da cơ địa dị ứng, bệnh nhân phải dùng cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da và 2 đơn có
chẩn đoán tiểu đường mắc kèm cao huyết áp vô căn.
Tỷ lệ số lượng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú được mô hình hóa ở
hình 3.2.
Hình 3.2. Tỷ lệ số lượng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú
3.2.2.3. Ghi tên thuốc trong đơn ngoại trú
Khoa Dược chịu trách nhiệm nhập tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn vị
tính, giá thuốc nên 100% đơn thuốc được khảo sát đều viết tên thuốc theo tên chung Quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên biệt dược có ghi tên chung Quốc tế trong ngoặc đơn và ghi đúng, đầy đủ nồng độ, hàm lượng, sốlượng mỗi thuốc trong đơn theo quy định của quyết định số04/2008/QĐ-BYT.
3.2.2.4. Sốđơn thuốc có kê vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm
Bảng 3.37. Sốđơn có kê vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm
Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%) = n/560 Vitamin Có 51 9,1 Không 509 90,9 Kháng sinh Có 145 25,9 Không 415 74,1 Thuốc tiêm Có 56 10 Không 504 90
Tỷ lệđơn không kê vitamin chiếm tỷ lệ lớn (90,9%), có 9,1% đơn thuốc
có kê vitamin. Điều này cho thấy các bác sỹ đã có sự cân nhắc lựa chọn và chỉ sử dụng vitamin khi cần thiết để giảm chi phí.
Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là 25,9% và đều là kháng sinh đường uống. Tỷ lệ đơn thuốc không kê kháng sinh là 74,1%.
Số đơn thuốc không được kê thuốc tiêm chiếm tỷ lệ lớn (90%), có 10% số đơn thuốc kê thuốc tiêm, là những đơn thuốc kê insulin cho bệnh nhân có chẩn đoán bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, không có kháng sinh đường
tiêm trong 560 đơn thuốc ngoại trú được khảo sát.
3.2.2.5. Bình quân tiền thuốc điều trị trong một đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.38. Trung bình tiền thuốc trong một đơn thuốc
(Đơn vị: Đồng) Sốlượng đơn Tổng tiền thuốc
thấp nhất
Tổng tiền thuốc
cao nhất Trung bình
560 1 960 494 724 81 459
Đơn có tổng tiền thuốc thấp nhất là 1.960 (đồng), đơn có tổng tiền thuốc cao nhất là 494.724 (đồng). Trung bình tiền thuốc là 81.459 (đồng). Những đơn thuốc có tổng tiền thuốc cao thường là những đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường các thuốc được kê trong đơn dùng trong thời gian 1 tháng/ đợt điều trị.
Chương 4
BÀN LUẬN