Phân tích các chỉ số sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 69)

3.4.3.1. TSLN trên doanh thu

Bng 3.25. TSLN trên doanh thu giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận trước thuế 1.225 2.432 2.929 3.379 3.883 Tổng doanh thu trong kỳ 109.579 198.207 232.672 272.289 314.532 TSLN/ doanh thu (%) 1,12 1,18 1,26 1,24 1,23

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Công ty giai đoạn 2008-2012 có xu hướng biến động. Tỷ suất lợi nhuận nâng từ 1,12% năm 2008 lên cao nhất năm 2010 đạt 1,26%. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Công ty đang dần tốt hơn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, năm 2011 và 2012 tỷ suất này có giảm xuống nhưng không đáng kể 0,02-0,03%.

3.4.3.2. TSLN trên tài sản ngắn hạn

Bng 3.26. TSLN trên tài sn ngn hạn giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 882 2.007 2.196 2.788 2.912 Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 24.266 35.958 73.130 83.357 95.669 Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 35.958 73.130 83.357 95.669 93.240 TSLN/tài sản ngắn hạn (%) 2,93 3,68 2,81 3,11 3,08

Trong giai đoạn 2008-2012 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn là dao động. Năm 2008 là 2,93%, tăng vọt lên điểm cao nhất là 3,68% năm 2009. Năm 2009 cũng là thời điểm tài sản ngắn hạn tăng đột biến nhất, gấp năm 2008 2,03 lần. Nhưng cũng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty có kết quả nhất trong cả giai đoạn. Năm 2010 tỷ suất này giảm còn 2,81% nhưng lại có xu hướng tăng trở lại vào năm 2011 và 2012 lần lượt là 3,11 và 3,08. Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này còn khá biến động.

3.4.3.4. TSLN trên tài sản cố định

Bng 3.27. TSLN trên tài sn cố định giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 882 2.007 2.196 2.788 2.912 Tài sản cố định đầu kỳ 3.995 5.328 9.345 15.079 30.279 Tài sản cố định cuối kỳ 5.328 9.345 15.079 30.279 41.570 TSLN/tài sản cố định (%) 18,92 27,36 17,98 12,29 8,11

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định giai đoạn 2008-2012 cho thấy một sự biến động. Năm 2009 là năm có tỷ suất cao nhất với 27,36% sau khi tăng từ 18,92% năm 2008. Tuy nhiên các năm sau đó lại chứng kiến 1 xu hướng giảm mạnh từ 27,36% năm 2009 xuống 8,11% năm 2012. Do tài sản cố định đưa vào trong giai đoạn này là những tài sản có khấu hao lâu dài và cần có thời gian để được chấp nhận trên thị trường cũng như để phát huy tiềm năng. Nên mặc dù đầu tư lớn về tài sản cố định trong giai đoạn này nhưng lợi nhuận thu được dù tăng về quy mô vẫn chưa thể đáp ứng được.

3.4.3.4. TSLN trên tài sản (ROA)

Bng 3.28. TSLN trên tài sản giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 882 2.007 2.196 2.788 2.912

Giá trị tài sản đầu kỳ 35.128 48.847 90.492 99.513 127.622

Giá trị tài sản cuối kỳ 48.847 90.492 99.513 127.622 135.470

TSLN/tài sản (%) 2,10 2,88 2,31 2,45 2,21

Giai đoạn 2008-2012 có sự biến động thất thường về tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Chỉ với 2,10% năm 2008, con số này tăng lên cao nhất vào 2009 với 2,88% nhưng lại giảm xuống còn 2,31% năm 2010. Sự biến động tiếp tục được thể hiện qua 2011 và 2012 mặc dù mức dao động nhỏ hơn với khoảng 0,1%. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của lợi nhuận. Từ ngoại cảnh như bối cảnh kinh tế khó khăn đến nội tại Công ty đang có sự đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng quy mô. Đó cũng là những lý do gây ra sự biến động trên.

3.4.3.5. TSLN trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bng 3.29. TSLN trên vn ch s hữu giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 882 2.007 2.196 2.788 2.912 Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 6.203 7.086 8.750 15.073 45.397 Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 7.086 8.750 15.073 45.397 47.792 TSLN/VCSH (%) 13,27 25,35 18,43 9,22 6,25

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty tăng trong hai năm đầu nhưng lại giảm mạnh trong ba năm 2010, 2011 và 2012. Năm 2009 đạt tỷ suất cao nhất là do tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là thấp nhất chỉ chiếm xấp xỉ 10% tổng nguồn vốn. Các năm sau đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể nhằm tăng khả năng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, lợi nhuận sinh ra chưa đáp ứng đủ với nguồn vốn góp thêm hàng năm nên tỷ suất này có xu hướng giảm vào các năm sau đó.

3.4.3.6. TSLN ròng (ROS)

Bng 3.30. TSLN ròng giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 882 2.007 2.196 2.788 2.912 Doanh thu thuần từ hoạt động

kinh doanh 109.579 198.207 232.672 272.289 314.532

TSLN/ròng (%) 0,80 1,01 0,94 1,02 0,92

Tỷ suất lợi nhuận ròng của Công ty có sự biến động nhẹ trong giai đoạn 2008-2012 và quang mức 1%. Chỉ số này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Như vậy, hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty tương đối ổn định trong giai đoạn đầy biến động của thị trường giai đoạn 2008-2012.

3.4.4. Ch số đánh giá khả năng trả n

3.4.4.1. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Bng 3.31. T l n trên tng tài sản giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nợ phải trả 41.761 81.741 84.439 82.562 87.678 Tổng tài sản 48.847 90.492 99.513 127.622 135.470 Tỷ lệ nợ/ tài sản 0,85 0,90 0,85 0,64 0,65

Hệ số này cho biết trong 1 đồng tài sản của công ty thì năm 2008 mất 0,85 đồng, năm 2009 mất 0,90 đồng, năm 2010 mất 0,85 đồng để trả nợ. Năm 2011 và 2012 hệ số này giảm khá tốt ở mức 0,64. Đối với ngân hàng luôn muốn chỉ số này biến động trong khoảng 0-1, do đó tỷ số nợ trên tổng tài sản của 3 năm đầu mặc dù rất cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Năm 2011 và 2012 cũng được cải thiện rõ ràng. Điều đó chứng tỏ rằng với mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều cho nên không ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của khách hàng.

3.4.4.2. Tỷ lệ VCSH trên tài sản

Bng 3.32. T l VCSH trên tài sản giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản 48.847 90.492 99.513 127.622 135.470 Vốn chủ sở hữu 7.086 8.750 15.073 45.060 47.792 Tỷ lệ tài sản/ VCSH 6,89 10,34 6,6 2,83 2,83

Do vốn chủ sở hữu luôn được bù đắp trong những năm cuối giai đoạn 2008-2012 nên tỷ lệ tài sản/ VCSH đã giảm đáng kể, tuy rằng vẫn còn cao giữ ở mức 2,83 trong năm 2011 và 2012. Như vậy Công ty đang dần lấy lại mức độ độc lập về tài chính.

Bng 3.33. T l n phi trả trên VCSH giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nợ phải trả 41.761 81.741 84.439 82.562 87.678 Vốn chủ sở hữu 7.086 8.750 15.073 45.060 47.792 Tỷ lệ nợ phải trả/ VCSH 5,89 9,34 5,60 1,83 1,83

Ngoài việc đánh giá tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản việc đánh giá tỷ lệ nợ phải trả trên VCSH cũng là cách để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của Công ty. Năm 2008, 2009, 2010 do nợ phải trả của Công ty cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu nên tỷ lệ này rất cao. Công ty đã liên tục tăng vốn chủ sỡ hữu năm 2011 và 2012 tỷ lệ này giảm một cách đáng kể và giúp Công ty lấy lại mức độ độc lập về tài chính.

Chương 4. BÀN LUẬN

Giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động. Đặc biệt là sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã chứng kiến và trải qua những diễn biến phức tạp trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu mà Việt Nam cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng sâu sắc. Một số nét nổi bật kinh tế Việt Nam 5 năm qua như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,3% năm 2008 xuống còn 5,2% năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,9%/năm là mức thấp nhất trong thập kỷ qua.

- Lạm phát ở Việt Nam gần như vượt qua mức 20% vào năm 2008, hạ nhiệt năm 2009 với 6,5% nhưng sau đó lại bật cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010-2011.

- Thị trường tài chính trong nước biến động khó lường: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 là năm khó khăn lớn nhất sau hơn 12 năm phát triển; Tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng gấp 25% từ 16.500 vào 2008 lên 20.600 vào năm 2012, lãi suất lên cao kỷ lục đến 21% vào năm 2008 và giảm còn 13% năm 2012. Việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp rất khó khăn tuy được hỗ trợ của chính phủ từ năm 2009, và các doanh nghiệp đã phải trải qua nhiều thử thách do tác động của hậu khủng hoảng và các chính sách kiểm soát, điều chỉnh vĩ mô liên tục của nhà nước.

- Bên cạnh những khó khăn vẫn có những thuận lợi cơ bản: An sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo, mức sống người dân được năng cao về vật chất lẫn tinh thần, việc quan tâm chăm sóc sức khoe tốt hơn. Mặt khác, Chính phủ và Bộ Y tế cũng có nhiều chính sách khuyến khích sử dụng thuốc nội trong bệnh viện và Bảo hiểm Y tế.[33]

Riêng ngành Dược: doanh thu tiêu thụ toàn thị trường của ngành dược tăng 71% từ 1,4 tỷ USD năm 2008 lên 2,4 tỷ USD năm 2012, tiêu thụ thuốc bình quân đầu người 16,45 USD/người năm 2008 lên 27,5 USD/ người năm 2012. Sản xuất dược phẩm trong nước gặp rất nhiều khó khăn do tuân thủ nhiều quy định mới, những bất cập hiện tại của ngành như: quy định để đăng ký thuốc, chính sách Bảo hiểm Y tế, các quy định về đấu thầu thuốc theo thông tư 01, nguyên liệu phụ thuộc 90% từ nguồn nhập khẩu với giá cả biến động liên tục, và sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt…[19]

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Kết cu ngun vn

Trước sự biến động và cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 2008-2012 thì các công ty Dược lớn trong nước đều chuẩn bị cho mình nguồn vốn vững chắc để tiếp tục phát triển và đứng vững. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm với 64,6% năm 2008 lên đến 71,6% năm 2012. Điều này thể hiện cấu trúc tài chính mạnh và bền vững của Dược Hậu Giang [8]. Cũng như vậy, nhận định trước được những khó khăn do cuộc khủng hoảng mang tới, Imexpharm đã chủ động xây dựng cơ chế tài chính tự chủ động qua những lần phát hàng tăng vốn thành công và tích lũy từ nguồn lợi nhuận với 86,5% / tổng nguồn vốn năm 2008 và 82,9% năm 2012. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này lại cũng đặt ra áp lực lớn cho Imexpharm trong việc phải sử dụng vốn hiệu quả cao và làm gia tăng ROE nhanh chóng cho cổ đông [9].

Đối với Tập đoàn Y tế AMV, tổng nguồn vốn của Công ty tăng về số tương đối 277,3% trong giai đoạn 2008-2012 (tương ứng với tăng từ 48.847 triệu đồng năm 2008 lên 135.470 triệu đồng năm 2012). Nguồn tài trợ qua 5 năm có xu hướng tăng thể hiện qua lượng vốn chủ sở hữu tăng về số tương đối là 574,4%, chiếm 35,28% tỷ trọng tổng nguồn vốn năm 2012(với số tuyệt

đối là 47.792 triệu đồng năm 2012) do sự góp vốn của các cổ đông trong công ty và vốn khác của chủ sở hữu. Bên cạnh đó giá trị nợ phải trả có xu hướng không đổi từ năm 2009-2012 sau khi tăng gấp đôi vào năm 2008 nhưng có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn từ 85,5% năm 2008 xuống còn 64,7% năm 2012. Như vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận Công ty đã sử dụng đòn bẩy nợ tức là chiếm dụng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên, sự giảm của tỷ lệ nợ/ tài sản và tỷ lệ nợ/VCSH cho thấy Công ty đang dần lấy lại tự chủ trong kinh doanh để ngày càng tạo niềm tin cho đối tác trên thị trường kinh doanh.

4.1.2. Kết cu tài sn

Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn thay đổi từ 73,6% năm 2008 tăng lên 83,8% năm 2010 sau đó giảm còn 68,8% năm 2012 do tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng, các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động trong 3 năm đầu và có dấu hiệu giảm trong 2 năm còn lại. Chứng tỏ Công ty có lượng vốn tồn đọng trong khâu thanh toán và hàng hóa dự trữ vẫn còn nhiều, Công ty cần đưa lượng vốn này vào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ trọng tài sản cố định trong giai đoạn 2008-2012 có xu hướng tăng và dần chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản dài hạn với chỉ 26,4% năm 2008 sau khi biến động giảm xuống 16,2% năm 2010 thì lại tăng mạnh trở lại ở mức 31,2% năm 2012. Trong bảng 3.12 cho thấy mặc dù 2010 tỷ lệ đầu tư cho tài sản cố định vẫn tăng mạnh từ 10,32% năm 2009 lên chiếm 15,15% / tổng tài sản nhưng lại giảm mạnh các khoản đầu tư tài chính dài hạn xuống còn 606 triệu đồng (chỉ chiếm 0,61%/ tổng tài sản) giảm mạnh so với năm 2009 với các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 7.206 triệu đồng (chiếm 7,96%/ tổng tài sản). Năm 2011, tài sản cố định tăng mạnh với 23,73%/ tổng tài sản trong 25,04%/ tổng tài sản của tài sản dài hạn. Mặc dù chi phí xây dựng dở dang

còn lớn chiếm 16,93%/ tổng tài sản. Năm 2012, sau khi hoàn thành hết các công trình dở dang năm 2011 và tiếp tục triển khai các công trình khác thì chi phí xây dựng dở dang giảm xuống còn 4,96%/ tổng tài sản trong 30,68% / tổng tài sản của tài sản cố định. Đây là biểu hiện của sự chú trọng đầu tư tài sản cố định để kinh doanh nhằm thu được lợi ích trong dài hạn. Bên cạnh đó việc đầu tư tài chính ra bên ngoài giảm và không có đầu tư tài chính dài hạn năm 2012.

Bên cạnh đó, một số công ty dược khác như Imexpharm so với năm 2008 thì tổng tài sản năm 2012 bằng 151,6% trung bình mỗi năm của nhiệm kỳ tổng tài sản tăng trưởng 10,3%. Trong đó, tài sản dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, lấy năm 2008 làm mốc thì tài sản dài hạn năm 2012 bằng 319%, như vậy trung bình mỗi năm tăng 43,8%, chủ yếu là do tài sản cố định tăng (trong khi đó tài sản dài hạn của Tập đoàn Y tế AMV trong giai đoạn này tăng 227,7%) [9]. Trong cơ cấu tài sản của DHG, tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 74%/ tổng tài sản trong giai đoan 2008-2012 do công nợ được kiểm soát và giá trị hàng tồn kho giảm đã làm giảm tỷ trọng hai khoản này so với tổng tài sản trong giai đoạn 2012. Và, đầu tư cho tài sản cố định giảm làm giảm tỷ trọng khoản này và dẫn đến giảm tỷ trọng tài sản dài hạn trong giai đoạn này luôn ở mức 26% [8]. Trong khi đó, Tập đoàn Y tế AMV cũng đã tăng tài sản cố định từ 26,4% năm 2008 lên 31,2% năm 2012 do có đầu tư vào tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)