Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn (CT2)
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiến ứng trước về tài sản lưu động để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục.
Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định 1 phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán
nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, Doanh nghiệp phải dùng 1 phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = HTK và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn (CT3)
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.