Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 83)

Phương pháp mô tả hồi cứu là phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích xu hướng hồi cứu.

Thiết kế nghiên cứu mô tả là loại nghiên cứu dựa trên việc quan sát các sự vật hiện tượng sau đó mô tả lại nhu cầu, tình trạng đã quan sát được, kèm theo đó là đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa yếu tố nguyên nhân và kết quả liên quan đến tình trạng đó. Đặc điểm đặc trưng để phân biệt của loại thiết kế nghiên cứu mô tả là mối quan tâm hàng đầu của nó chỉ nhằm mục đích mô tả, và hình thành các giả thuyết về mối quan hệ nhân quả hơn là để kiểm tra giả

thuyết hay chứng minh mối quan hệ nhân quả. Trong nghiên cứu mô tả đòi hỏi phải thu thập, phân tích và diễn giải các số liệu hoặc các sự kiện đã hoặc đang xảy ra. Đề tài đã mô tả tình hình hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008-2012 thông qua các dữ liệu thu thập được. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008-2012 để có những nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này cũng như đưa ra các đề xuất kiến nghị cho Công ty trong năm tiếp theo.

Nghiên cứu phân tích xu hướng thường được sử dụng để đánh giá chiều hướng phát triển các chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội. Phân tích nghiên cứu phân tích xu hướng hồi cứu sẽ có lợi cho việc đưa ra chứng minh hoặc chống lại các giả thuyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường thiếu dữ liệu về các cá thể; nó chỉ nghiên cứu theo nhóm. Bởi vậy nó không có khả năng kiểm soát được các yếu tố gây nhiễu. Vì vậy trong quá trình tiếp xúc nếu có yếu tố tác nhân đang được quan tâm và tác nhân ngoại lai không thuộc phạm vi nghiên cứu (gây nhiễu) vô tình có chiều hướng phát triển của nó đồng thời với chiều hướng phát triển kết quả, các phân tích xu hướng hồi cứu không có khả năng để phân biệt yếu tố nào là có thể là nguyên nhân đúng gây ra kết quả đó. Cụ thể: dữ liệu còn thiếu như bảng kê hàng hóa mua vào có hóa đơn, bảng kê hàng hóa mua vào không có hóa đơn bán hàng, bảng phân tích bán hàng. Bên cạnh đó phương pháp cũng không đưa ra được các nguyên nhân khách quan để dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty [2], [30].

4.3. Hạn chế

Phương pháp phân tích mô tả hồi cứu bị hạn chế việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Không phân tích được các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh của Công ty ảnh hưởng đến kết quả hoạt động

kinh doanh. Bên cạnh yếu tố bản thân Công ty mà đề tài phân tích thì còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Đó là nhu cầu của khách hàng, sản phẩm thay thế, môi trường cạnh tranh trong ngành và các yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị và điều kiện xã hội.

Trong phương pháp xử lý số liệu chưa so sánh được giữa số liệu của Công ty với số liệu trung bình ngành, của các Công ty khác trong cùng ngành hàng đểđánh giá tình hình cạnh tranh tài chính của Công ty.

KẾT LUẬN

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008-2012 cho thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: Công ty sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Các chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản cố định, tổng tài sản tăng lên chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng thời gian luân chuyển hàng tồn kho và luân chuyển vốn lưu động giảm cho thấy Công ty đang đi đúng hướng, giải quyết được ứ đọng hàng tăng được nguồn vốn dữ trữ cho nhu cầu kinh doanh. Về khả năng thanh toán thì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp đều lớn hơn 1 nhưng thấp hơn mức cho phép là 2. Khả năng thanh toán nhanh trung bình 0,56. Khả năng thanh toán tức thời xấp xỉ 0,2.

Các chỉ số khả năng sinh lợi ROA, ROE, ROS của Tập đoàn Y tế AMV đều ở mức khá thấp với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản chỉ xấp xỉ 3%, tỷ suất lợi nhuận ròng chỉ đạt 1%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh đáng kể từ 13,27% xuống 6,25% trong 5 năm do vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể một phần do các ngân hàng thắt chặt vay vốn, Công ty muốn tăng cường mức độ tự chủ về tài chính bên cạnh đó lại có sự đầu tư lớn vào tài sản cố định mà chưa kịp phát huy hết hiệu quả.

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

 Công ty cần phải gia tăng đòn bẩy tài chính.

 Công ty cần cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán đặc biệt là thanh toán bằng tiền mặt, thông qua quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu.

 Công ty phát huy nhanh chóng tiềm năng của những tài sản cố định mới được xây dựng và lắp đặt tránh hao phí và đạt hiệu quả kinh tế ổn định và lâu dài.

 Mặc dù đầu từ vốn chủ sỡ hữu lớn nhưng chưa phát huy được hết, cần có biện pháp khắc phục và phát huy hợp lý với nguồn vốn bỏ ra.

 Công ty cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả để phát huy các ngành hàng hơn nữa đặc biệt là dược phẩm và thực phẩm chức năng để mang lại lợi nhuận kinh doanh.

TÀI LIU THAM KHO TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn quản trị kinh doanh (2001), Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

2. Bộ Y Tế (2007), Dịch tễ Dược học, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.

3. Bộ Y Tế (2010), Niên giám thống kê y tế 2009, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

4. Bộ Y Tế (2011), "Hội nghị báo cáo tổng kết hoạt động Y tế năm 2011,

định hướng phát triển 2012", tạp chí thông tin y dược, số 12

5. Bộ Y Tế, Báo cáo tổng kết công tác y tế 2012, nhiệm vụ và các giải pháp

thực hiện năm 2013. 2013.

6. Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB, Báo cáo Ngành Dược -2010. 2010. p. 18. 7. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, báo cáo phân tích tài chính năm

2012. 2013.

8. Công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang, báo cáo thường niên 2012. 2013. 9. Công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang, Báo cáo thường niên năm

2011. 2012.

10. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo Trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

12. Cục quản lý Dược Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008. 2009: Hà Nội.

13. Cục Quản lý Dược Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2009. 2010: Hà Nội.

14. Cục quản lý Dược Việt Nam (2010), "Phân tích ngành Dược 2001-2010", 15. Cục Quản lý Dược Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Dược Việt Nam

2011. 2012: Hà Nội.

16. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (2003), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

18. Tuấn Dương (2012), "Phân tích tình hình tài chính ngành Dược Phẩm",

(Tạp chí kinh tế 2012)

19. Tuấn Dương (2013), "phân tích tình hình tài chính ngành Dược", Tạp chí kinh tế

20. Nguyễn Minh Hải (2005), "Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

Dược và vật tư y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 1997- 2003", Luận văn thạc sỹ Dược học

21. Nguyễn Thị Thái Hằng (2009), Nhu cầu và cung ứng thuốc, Trường Đại Học Dược Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Dược -Giáo trình sau đại học, Trường ĐH Dược Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế Dược, Nhà xuất bản Y học, Bộ Y tế.

24. Phùng Hưng (2012), "tình hình nhập khẩu dược phẩm từ một số nước trên

thế giới năm 2011", tạp chí thương mại

25. Phùng Hưng (2013), "tình hình nhập khẩu dược phẩm năm 2012", tạp chí thương mại

26. Le Mai (2011), "Thị trường nhập khẩu dược phẩm giai đoạn 2006-2010",

tạp chị thương mại

27. Thái Khắc Minh, Trần Anh Dũng (2012), "Thực trạng và phương hướng phát triển của thị trường vaccine", Tạp chí dược học, 434

28. Trần Minh (2011), "Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần

dược phẩm trung ương Vidipa 2006-2010", Luận văn dược sỹ chuyên khoa cấp I, (Trường Đại Học Dược Hà Nội)

29. Bùi Xuân Phong (2010), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.

30. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

31. Cao Minh Quang (2010), "Tổng quan về đầu tư trong lĩnh vực dược- thực

32. Cao Minh Quang (2011), "Tổng quan về công nghiệp Dược Việt Nam: cơ

hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2030", tạp chí dược học, 424

33. Hoàng Thu Quỳnh (2013), "Một số nét nổi bật kinh tế Việt Nam trong 5

năm qua", tạp chí thương mại

34. Tập Đoàn Y Tế AMV, Báo cáo hoạt động của ngành hàng sinh phẩm

chẩn đoán của tập đoàn Y tế AMV năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

2009,2010,2011,2012,2013.

35. Tập Đoàn Y Tế AMV, Báo cáo tổng kết vaccine của tập đoàn Y tế AMV

năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. 2009,2010,2011,2012,2013.

36. Tập Đoàn Y Tế AMV (2012), "Company Profile", lịch sử hình thành phát triển AMV Group

37. Nguyễn Thị Hồng Thanh (2010), "Phân tích chính sách phân phối Vắc xin của công ty cổ phần y tế Đức Minh giai đoạn 2005-2009", Luận văn thạc sỹ Dược học, (Trường Đại Học Dược Hà Nội)

38. Trung tâm phân tích ACBS , báo cáo phân tích các công ty ngành Dược. 2013. 39. Trung tâm Thông tin Công nghệ và Thương mại- Bộ Công Thương (2009),

"Thị trường Dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục là miếng bánh béo bở cho

các công ty nước ngoài ?", Thông tin Thương mại chuyên ngành "Dược

phẩm và trang thiết bị", 36, p. 17-18.

40. Lê Minh Tưởng (2001), "Phân tích hoạt động kinh doanh của xí nghiệp

Dược phẩm 120 - Bộ Quốc phòng giai đoạn 1995-2000", Luận văn thạc sỹ Dược học, (Trường Đại học Dược Hà Nội)

TIẾNG ANH

41. IMS Health Market Prognosis IMS (3/2011), "Total unaudited and audited Global Pharmaceutical Market 2003 – 2011"

42. IMS Health Market Prognosis IMS (3/2011), "Total unaudited and audited Global Pharmaceutical Market by region"

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)