Tƣơng quan giữa NT-proBNP với kết quả cận lâm sàng, huyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ NT proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện bạch mai (Trang 54)

Bảng 3.19 cho thấy không có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với nồng độ Hemoglobin máu . Triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng của thiếu máu có liên quan đến tăng nồng độ NT-proBNP huyết tương. Cơ chế này chưa được giải thích. Tuy nhiên, điều này có thể là do thiếu máu mô của tế bào cơ tim [38].Mặc dù vậy nhưng kết quả của chúng tôi không thấy mối tương quan giữa NT-

46

proBNP với Hemoglobin, nghiên cứu của Võ Văn Văn cũng cho kết quả tương tự [18] . Điều này có thể được giải thích do sự khác nhau trong điều trị và đáp ứng điều trị với erythropoietin của các bệnh nhân .

Kết quả bảng 3.19 cũng cho thấy không có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ NT- proBNP và albumin ( r = -0,043 , p = 0,75 ) . Theo nghiên cứu của Imed Helal, Raja Belhadj cùng cộng sự trên 32 bệnh nhân đang lọc máu chu kì và 32 tình nguyện viên khỏe mạnh thì nồng độ NT-proBNP huyết tương tương quan nghịch với nồng độ albumin máu với p = 0.01 , r = -0,44[34] .

Chúng tôi thấy có mối tương quan tuyến tính thuận mứa độ vừa giữa nồng độ NT- proBNP với nồng độ creatinin huyết thanh ( r = 0,640 , p < 0,001).Creatinin máu tăng cao ở cả hai giai đoạn suy thận IV, V và tương xứng với từng mức độ suy thận mạn. Đồng thời có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ creatinin máu trung bình ở hai nhóm bệnh nhân suy thận giai đoạn IV và V với p < 0,001. Creatinin máu trung bình ở các bệnh nhân trong nghiên cứu là 869.85 ± 343.93µmol/l (bảng 3.6). Kết quả ở bảng 3.19 và biểu đồ 3.4 cho thấy có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa nồng độ NT-proBNP và creatinin máu (r = 0,640; p<0,001). Điều này chứng tỏ khi NT- proBNP huyết tương tăng thì creatinin máu cũng tăng và ngược lại. Đồng thời chúng tôi cũng thấy mối tương quan tuyến tính nghịch mứa độ vừa giữa nồng độ NT-proBNP với mức lọc cầu thận với r = - 0,457 , p < 0,001( bảng 3.19, biểu đồ 3.3).Lena Jafri và cộng sự trong nghiên cứu “B-type natriuretic peptide vernus amino terminal pro B-

type natriuretic peptide selecting the optimal heart failure marker in patient with impaired kidney function” được hoàn thành năm 2013 cũng chỉ ra tương quan đáng kể

giữa mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ NT-proBNP huyết tương [39].

Bảng 3.19 và biểu đồ 3.2 cũng cho thấy có mối tương quan tuyến tính nghịch mứa độ vừa giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu EF trên siêu âm với r = - 0,530 , p < 0,001. Điều này cũng phù hợp với kết quả ở bảng 3.14 và 3.15 khi so sánh có sự khác biệt về nồng độ NT-proBNP giữa nhóm suy tim và không suy tim, giữa các nhóm có phân suất tống máu EF khác nhau . Nghiên cứu của Tạ Mạnh Cường trên 106 bệnh nhân suy tim thì nồng độ NT-proBNP huyết tương tương quan tuyến tính nghịch mức

47

độ vừa với phân suất tống máu EF trên siêu âm tim ( r = -0,04, p < 0,001) . Jung Eun Lee, So Yeon Choi trong nghiên cứu “N-terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide

Levels Predict Left Ventricular Systolic Function in Patients with Chronic Kidney Disease” có kết quả cho thấy nồng độ NT-proBNP tương quan với chức năng tâm thu

thất trái và giai đoạn suy thận. Mức độ NT-proBNP trung bình tăng dần với mức LV EF trung bình giảm dần trong tiến triển giai đoạn suy thận (p <0,001). Nồng độ NT- proBNP trung bình cũng tăng từ giai đoạn suy thận giai đoạn III đến V trong mỗi nhóm LV EF ( p <0,001). Đáng chú ý là giai đoạn suy thận V bệnh nhân có chức năng tâm thu bình thường LV có nồng độ NT-proBNP tương tự như trong giai đoạn suy thận III bệnh nhân LV EF dưới 40% (8859 [1,672-21,831] pg / ml so với 8026 [2605 - 17.994] pg / ml [36]

48

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu sự tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP huyết tương ở 63 bệnh nhân suy thận mạn có mức lọc cầu thận nhỏ hơn 30 ml/phút/1,73m2, chúng tôi có kết luận như sau:

1. Kết quả về nồng độ NT-proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn IV và V

- Nồng độ trung bình trong nhóm nghiên cứu là 2634,9 ± 1740,4 pmol/L, giá trị cao nhất là 4138 pmol/L và thấp nhất là 24 pmol/L

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ NT-proBNP giữa hai giới, nhóm tuổi, các nhóm nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương giữa nhóm suy tim và không suy tim, giữa các nhóm có phân suất tống máu khác nhau với p < 0,001

2. Tƣơng quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng .

- Không có mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với tuổi, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương , nồng độ hemoglobin máu và albumin máu.

- Có mối tương quan tuyến tính thuận mức độ khá chặt chẽ giữa nồng độ NT- proBNP với nồng độ creatinin huyết thanh ( r = 0,640 , p < 0,001)

- Có mối tương quan tuyến tính nghịch mức độ vừa giữa nồng độ NT-proBNP với mức lọc cầu thận với r = - 0,457 , p < 0,001

- Có mối tương quan tuyến tính nghịch mức độ khá chặt chẽ giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu EF trên siêu âm tim với r = - 0,530 , p < 0,001

Chúng ta có thể tóm tắt rằng nồng độ NT-proBNP càng tăng thì nguy cơ về các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân suy thận mạn càng lớn và NT-proBNP là một dấu ấn sinh học góp phần dự đoán biến cố tim mạch trên bệnh nhân suy thận mạn.

49

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến nhƣ sau :

- Thực hiện đề tài nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn, thời gian nghiên cứu dài hơn kết hợp theo dõi chặt chẽ diễn biến lâm sàng để đánh giá chính xác giá trị chẩn đoán suy tim cũng như tiên lượng tử vong của NT- proBNP bệnh nhân suy thận mạn nói chung và suy thận mạn có mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút/m2 nói riêng.

- Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu chẩn đoán suy tim bằng NT-proBNP trên nhiều đối tượng bệnh lý khác nhau ở người Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1 Hoàng Bùi Bảo, Huỳnh Văn Minh (2010), “Nghiên cứu tình trạng suy tim và nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng ở bệnh nhân đang lọc máu chu kì ”,Tạp chí y

học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, (số 1), trang 597-602

2 Bộ Y tế (2006), Bài Giảng Bệnh học, NXB Y học , HàNội, tr.143-145

3 Phạm Văn Bùi (2008), „Các rối loạn và bệnh tim mạch trong bệnh thận”, Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr.404 – 445

4 Tạ Mạnh Cƣờng, Phạm Thắng, Phan Thanh Nhung (2010) ,“Nghiên cứu sự lien quan giữa nồng độ B-type Natriuretic Peptide huyết tƣơng với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim mạn tính”, Tạp chí Y họcViệt Nam, số 2, tr. 36-42.

5 Đinh Thị Kim Dung (2004), “Suy thận mạn tính”, Bệnh thận nội khoa, nhà xuất bản Y học, tr. 284 - 304.

6 Mai Thị Hiền (2006), “ Nghiên cứu rối loạn Lipoprotein huyết thanh ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú”, Luận án thạc sỹ y học, chuyên ngành bệnh học nội khoa, Trƣờng ĐH Y HàNội.

7 Học viện Quân Y, Bộ môn Nội điều trị (2002), Bệnh học Tim – Thận – Khớp Nội

tiết , NXB Quân Đội Nhân Dân.

8 Hội tim mạch Việt Nam (2011), Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam về chẩn

đoán và điều trị suy tim cập nhật 2011 , NXB Y học, Tp Hồ Chí Minh .

9 Võ Thanh Hùng ,Hoàng Bùi Bảo (2011) , “Nồng độ N-Terminal pro B – type Natriuretic peptid huyết tƣơng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối”,

Tạpchí Y học thực hành , Bộ Y tế , số 769, tr . 495 – 501.

10 Đỗ Doãn Lợi và cộng sự (2004) , “Biến chứng tim trong suy thận mạn giai đoạn III”, Tạp chí tim mạch học, số 37, tr.500 – 511

11 Nguyễn Tấn Sơn (2011), “ Nghiên cứu nồng độ N-Terminal pro B – type Natriuretic peptid huyết tƣơng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc màng bụng liên tục” , Luận án chuyên khoa cấp II, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế .

12 Nguyễn Văn Tân, Lê Đức Thắng,“Các biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lớn tuổi chƣa lọc máu chu kỳ” ,Tạp chí Y Học Thành phố. Hồ Chí Minh ,Tập 14 ( Số 1)

13 Hoàng Viết Thắng, Nguyễn Ngô Thanh Phƣơng (2009), “Bệnh lý tim mạch trong bệnh thận mạn” ,Tạp chí Nội khoa, Tổng hội Y dược học Việt Nam, số 03, tr.922 – 926.

14 Nguyễn Thị Thịnh, Trần Văn Chất (1997), “Tình hình bệnh thận tiết niệu điều trị nội trú tại khoa Thận – Tiết niệu Bệnh Viện Bạch Mai từ 1991 – 1995”, Công trình nghiên cứu khoa học 1995 – 1996, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 181 – 186. 15 Đỗ Gia Tuyển (2007), “Suy thận mạn”, Bệnh học nội khoa tập I, trƣờng ĐH Y

Hà Nội, NXB Y học, tr. 428 - 446.

16 Đỗ Gia Tuyển (2012),” Bệnh thận mạn và suy thận giai đoạn cuối, điều trị bảo tồn và thay thế thận suy” , Bệnh học nội khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.412 – 425

17 Võ Văn Văn, Hoàng Bùi Bảo , Huỳnh Văn Minh ( 2009) , “ Nghiên cứu tƣơng quan giữa nồng độ N-Terminal pro B – type Natriuretic peptid huyết tƣơng và chỉ số khối cơ thất trái ở bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ “, Tạp chí Nội khoa, Tổng

hội y học Việt Nam, số 03, tr. 937 – 942

18 Võ Văn Văn, Hoàng Bùi Bảo , Huỳnh Văn Minh ( 2009) , “ Nghiên cứu tƣơng quan giữa nồng độ N-Terminal pro B – type Natriuretic peptid huyết tƣơng trƣớc và sau lọc máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối “, Tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế ,số 658, tr. 534 – 538

19 Vũ Hoàng Vũ (2008), “ Giá trị của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim”, Luận văn thạc sỹ y khoa, Trƣờng Đạihọc Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh,

- -

- TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20. Anwaruddin S, Lloyd-Jones DM, Baggish A, Chen A, Krauser D, Tung R, Chae C, Januzzi JL Jr. “Renal function, congestive heart failure, and amino-terminal pro-brain natriuretic peptide measurement: results from the ProBNP Investigation

of Dyspnea in the Emergency Department (PRIDE) Study”, J Am

CollCardiol. 2006;14:91–97

21. Araujo JP, Azevedo A, Lourenco P et al (2006),“Intra-individual variation of amino-terminal pro-B-type natriuretic peptide levels in patients with stable heart failure”, Am J Cardiol 98, pp.1248-1250.

22. Baggish AL, Kimmenade R and Januzzi JL (2008), "The Differential Diagnosis of an Elevated Amino-Terminal Pro–B-Type Natriuretic Peptide Level", Am J Cardiol, 101[suppl], pp.43A–48A.

23. Chadban SJ , Briganti EM, et al (2003), “Prevalence of kidney damage in Australian adults: The AusDiab kidney study”, J Am SocNephrol 14, pp.131-138 24. Choi SY, Kim JA, Lee JE, Do YS, Jang EH, Bae HJ, Kim JI, Do JH, Choi SC,

Kim DJ, Huh W, Oh HY, Park SW, Jeon E, Ki CS, Kim YG (2006),“Plasma levels of N-terminal pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) and left ventricular function in patients with chronic renal failure”, Korean J

Nephrol, 2006;25:413–421.

25. Coresh J , Selvin E, et al (2007), “Prevalence of kidney damage in the United States” , JAMA, 298, pp. 2038 – 2047

26. Curtis BM, Parfrey PS (2005),“Congestive heart failure in chronic kidney disease: disease-specific mechanisms of systolic and diastolic heart failure and management”, CardiolClin, 14(3), pp. 275–284

27. Das SR, Drazner MH, Dries DL, et al (2005), "Impact of body mass and body composition on circulating levels of natriuretic peptides: results from the Dallas Heart Study", Circulation, 112, pp.2163–2168.

28. De Lemos JA and Hildebrandt P (2008), "Amino-Terminal Pro–B-Type Natriuretic Peptides: Testing in General Populations", Am J Cardiol 101,

pp.16A–20A.

29. DeFilippi C, van Kimmenade RR, Pinto YM (2008),“Amino-terminal pro-B- type natriuretic peptide testing in renal disease”, Am J Cardiol,101, pp.82–88 30. DeFilippi CR, Fink JC, Nass CM, Chen H, Christenson R(2005),“N-terminal pro-

B-type natriuretic peptide for predicting coronary disease and left ventricular hypertrophy in asymptomatic CKD not requiring dialysis”,Am J Kidney Dis 46, pp.35–44.

31. Dhar S, Pressman GS, Subramanian S, Kaul S, Gollamudi S, Bloom EJ, Figueredo VM (2009) , “ Natriuretic peptides and heart failure in the patient with chronic kidney disease: a review of current evidence”, .Postgrad Med J14, pp.299–302

32. Foley RN, ParfreyPS , et al (1998), “Epidemiology of cardiovascular disease in chronic renal disease”, J Am SocNephrol Vol.9 ,No.12 , pp.16-23.

33. FrancescoLocatelli, Kai-UweEckardt, Iain C.

Macdougall, DimitriosTsakiris, Naomi Clyne, Hans-Ulrich Burger, Armin Scherhag, Tilman B. Drüeke ( 2010), Value of N-terminal brain natriuretic peptide as a prognostic marker in patients with CKD: results from the CREATE study, Current Medical Research and Opinion, Vol. 26, No. 11 : Pages 2543-

2552

34. Helal I, Belhadj R, Mohseni A, Bazdeh L, Drissa H, Elyounsi F, Abdallah TB, Abdelmoula J, Kheder A (2010), “Clinical significance of N-terminal Pro-B- type natriuretic peptide (NT-proBNP) in hemodialysis patients”, Saudi J Kidney Dis Transpl., Vol.21, No.2, pp. 262-268.

35. Horii M, Matsumoto T, Uemura S, Sugawara Y, Takitsume A, Ueda

T, Nakagawa H, Nishida T, Soeda T, Okayama S, Somekawa S, Ishigami K, Takeda Y,Kawata H, Kawakami R, Saito Y ( 2013), “Prognostic value of B- type natriuretic peptide and its amino-terminal proBNP fragment for cardiovascular events with stratification by renal function”.J Cardiol.Vol.61, No.6, pp.410-416.

36. Jung Eun Lee, So Yeon Choi, Wooseong Huh, Seong Woo Park*, DaeJoong

Kim, Ha Young Oh, and Yoon-Goo Kim ( 2009), “N-terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide Levels Predict Left Ventricular Systolic Function in

68.

37. Katharina-Susanne Spanaus, Florian Kronenberg, et al (2007), “B-Type Natriuretic Peptide Concentrations Predict the Progression of Nondiabetic Chronic Kidney Disease: The Mild-to-Moderate Kidney Disease Study”, Clinical

Chemistry 53, No.7

38. Kimmenade R, Januzzi JL, Bakker JA, et al (2009), "Renal Clearance of B- Type Natriuretic Peptide and Amino Terminal Pro-B-Type Natriuretic Peptide", J Am CollCardiol, 53(10), pp.884–890.

39 Lena Jafri, et al (2013), “B-type natriuretic peptide vernus amino terminal pro B- type natriuretic peptide selecting the optimal heart failure marker in patient with impaired kidney function” ,BMC nephrology , 14, pp.117 – 126.

40. Ludka O, Spinar J, Tomandl J, Konecny T(2013) , “Comparison of NT-proBNP

levels in hemodialysis versus peritoneal dialysis patients”, Biomed Pap Med

FacUnivPalacky Olomouc Czech Repub, 157(4), pp.325-330

41. Martinez-Rumayor A, Richards AM, Burnett JC, et al (2008), "Biology of the Natriuretic Peptides", Am J Cardiol, 101[suppl], pp.3A–8A.

42. McCullough PA, Kuncheria J, MathurVS(2003),“Diagnostic and therapeutic utility of B-type natriuretic peptide in patients with renal insufficiency and decompensated heart failure”, Rev Cardiovasc14(Suppl 7), pp. 3 – 12.

43. Mishra RK, Li Y, Ricardo AC, Yang W, Keane M, Cuevas M, Christenson R, deFilippi C, Chen J, He J, Kallem RR, Raj DS, Schelling JR, Wright J, Go AS, Shlipak MG(2013). “Association of N-terminal pro-B-type natriuretic peptide with left ventricular structure and function in chronic kidney disease (from the Chronic Renal Insufficiency Cohort [CRIC])”, Am J Cardiol 111(3). pp. 432–438 44. National Academy of Clinical Biochemistry and IFCC Committee for

Standardization of Markers of Cardiac Damage Laboratory Medicine practice guidline : Analytical Issues for Biomarkers of Heart Failure (2007) , pp. 46 - 49 45. National Kidney Foundation (2002), “K/DOQI clinical practice guidelines for

Kidney Dis 39, pp.1–266.

46. Spanaus KS, Kronenberg F, Ritz E, Schlapbach R, Fliser D, Hersberger M, Kollerits B, König P, von Eckardstein A; et al(2007), “B-type natriuretic peptide concentrations predict the progression of nondiabetic chronic kidney disease: the Mild-to-Moderate Kidney Disease Study”,ClinChem, Vol.53(7): pp.1264-1272.

47. Susanne B. Nicholas( 2011) , “Cardiac Biomarkers and Prediction of ESRD”,

American Journal of Kidney Diseases, Vol 58, Issue 5, pp. 689–691.

48. Svensson M, Gorst-Rasmussen A, Schmidt EB, Jorgensen KA, Christensen JH(2009), “NT-pro-BNP is an independent predictor of mortality in patients with end-stage renal disease”, ClinNephrol. 71(4), pp.380-386.

49. Takase H, Dohi Y (2014), “Kidney function crucially affects B-type natriuretic peptide (BNP), N-terminal proBNP and their relationship”, Eur J Clin

Invest. 44(3), pp.303-308.

50. Taylor CJ, Roalfe AK, Iles R, Hobbs FD (2014), “The potential role of NT-

proBNP in screening for and predicting prognosis in heart failure: a survival

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ NT proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện bạch mai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)