Tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ NT proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện bạch mai (Trang 49)

Tăng huyết áp cũng là triệu chứng lâm sàng thường gặp trên lâm sàng của bệnh nhân suy thận mạn tính, tăng huyết áp góp phần làm gia tăng một trong những biến chứng nặng nề ở bệnh nhân suy thận mạn là biến chứng tim mạch, dầy thất trái mà hậu quả là suy tim toàn bộ. Theo nghiên cứu của Đỗ Doãn Lợi [10] thì những biến đổi của thất trái có liên quan trực tiếp tới tăng huyết áp.

Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân cho thấy có 30/63 bệnh nhân (47,6%) tăng huyết áp (bảng 3.4). Kết quả này cũng khá phù hợp với một số nghiên cứu trong và ngoài nước như nghiên cứu của Đinh Thi Kim Dung [5], Đỗ Gia Tuyển [16] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nghiêm Trung Dũng (88,6%) [3] và Mai Thị Hiền (80,85%) [6], do đối tượng nghiên cứu của hai tác giả là những bệnh nhân suy thận mạn có MLCT < 10ml/ph còn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi rộng hơn là những bênh nhân suy thận mạn có MLCT < 30ml/ph nên triệu chứng tăng huyết áp gặp ít hơn. Trong nhóm tăng huyết áp, trị số huyết áp trung bình là 113.86±12.22 và trị số huyết áp chung là 159.32±21.93/91.74±9.70 (bảng 3.4). So với tác giả Hoàng Viết Thắng, Nguyễn Ngô Thanh Phương [13] trị số huyết áp chung là 144±17.68/87.84±7.74 và huyết áp trung bình là 106.69±9.95; kết quả này có thấp hơn có thể do chúng tôi nghiên cứu những bệnh nhân có mức lọc cầu thận nhỏ hơn 30 ml/phút/1,73m2 trong đó có nhiều bệnh nhân chưa điều trị thay thế và phát hiện lần đầu, còn tác giả nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận mạn

Có sự khác biệt về trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và mức độ tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác. Điều này có thể được giải thích do nguyên nhân gây tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn chủ yếu là ứ trệ muối nước, nếu được lọc đầy đủ, duy trì được trọng lượng khô thì việc kiểm soát huyết áp sẽ tốt mà không phải dùng thuốc hạ áp [45]. Ngược lại nếu huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ là nguyên nhân của phì đại thất trái , suy tim sau này ở bệnh nhân suy thận mạn [5], [7], [13], [16], [45]. Thực tế việc kiểm soát huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn IV, V rất khó khăn, thông thường bệnh nhân chỉ được đo huyết áp khi nhập viện và trước khi làm các thủ thuật lớn. Nhiều nghiên

41

cứu cho thấy việc đo huyết áp 24h sẽ giúp đánh giá tình trạng tăng huyết áp được chính xác hơn [13], [26]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ NT proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện bạch mai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)