Tạ Mạnh Cường và cộng sự (2010) nghiên cứu 106 bệnh nhân suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia cho kết quả như sau [4] :
- Nồng độ NT-proBNP trung bình ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên cao hơn so với những bệnh nhân dưới 60 tuổi ( 566,67 ± 618,5 so với 480,5± 753,2 pmol/L nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.
- Nồng độ NT-proBNP huyết tương tuyến tính thuận với giai đoạn lâm sàng ABCD theo quy ước của Hội tim mạch Hoa Kỳ ( American Heart Association – ACC ) với r = 0,57 , p < 0,001 ; mức độ suy tim theo NYHA (r = 0,58 , p < 0,001) và tương quan nghịch biến với phân số tống máu EF với r = -0,4, p < 0,001
Hoàng Bùi Bảo , Huỳnh Văn Minh ( 2010) nghiên cứu 33 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo cho kết quả [1] : - Nồng độ NT-ProBNP huyết tương trước khi lọc máu ở bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ là rất cao 10964±12504 pg/mL, khác biệt rõ so với nhóm chứng (59,86 ± 47,29 pg/mL; p<0,0001).
- Nồng độ NT-proBNP tăng dần theo mức độ suy tim. Có tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ NT-Pro BNP huyết tương và mức độ suy tim trên lâm sàng (r = + 0,641).
Nguyễn Tấn Sơn (2011) nghiên cứu 60 bệnh nhân STM giai đoạn cuối đang điều trị lọc màng bụng ngoại trú liên tục có kết quả như sau [11]:
- Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là rất cao so với nhóm chứng ( 16597,4 ± 13565,8 so với 174,96 ± 132,91 pg/ml , p < 0,001) - Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với
mức độ suy tim trên lâm sàng (r = 0,847)
Võ Văn Văn (2009) nghiên cứu trên 30 bệnh nhân STM giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo chu kì có kết quả như sau [17] :
- Nồng độ NT-proBNP huyết tương trước lọc máu là rất cao so với nhóm chứng (10964 ± 12504 pg/ml so với 59,86 ± 47,29 pg/ml , p < 0,0001) . Nồng độ NT-
20
proBNP sau lọc máu là 13421 ± 2761 pg/ml, không khác biệt so với trước lọc máu (p > 0,05)
- Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ suy tim trên lâm sàng.
21
CHƢƠNG 2 :ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU